Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Khi vàng cũng bị từ chối!

Thông tin SJC tạm ngưng mua vàng miếng có seri một chữ khiến nhiều người không khỏi giật mình!
Bình ổn thị trường vàng: Bịt chỗ này phình chỗ khác Ngược chiều giá vàng: Chuyên gia đề xuất gì? Giá vàng hôm nay 2/8/2024: Vàng trong nước đồng loạt tăng, vàng thế giới giảm nhẹ Giá vàng chiều hôm nay 2/8/2024: Giá vàng thế giới sắp tiến tới mức cao kỷ lục

Thị trường vàng – giật mình vì bị từ chối

Thị trường vàng từ đầu năm đến tháng 6/2024 gần như điên loại. Người người, nhà nhà xếp hàng đi mua vàng. Hội chứng “đám đông” lại càng làm thị trường vàng tăng dựng đứng. Nhiều người muốn mua mà không được càng làm cho thị trường vàng “nóng rực”. Xếp hàng rồng rắn đi mua vàng. Những thông báo hết vàng miếng SJC, hay mỗi người chỉ được mua tối đa 5 chỉ, kèm theo đó phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số căn cước công dân dần trở lên quen thuộc. Nhiều người liên tưởng trở lại thời xếp mua hàng bằng tem phiếu.

Thị trường vàng
Thị trường vàng (ảnh minh họa)

Biến động tăng giá vàng xảy ra có những thời điểm liên tiếp nhau. Thậm chí, có những ngày giá vàng leo dốc một cách thẳng đứng, biên độ thay đổi giá rất lớn qua mỗi lần tăng. Có thời điểm tăng 02 triệu, rồi giảm sốc 03 triệu/lượng; iá mua - giá bán cách nhau 3-4 triệu đồng/lượng, trong ngày mức giá thay đổi đến 20 lần.

Trong “cơn sốt” của thị trường vàng những ngày đầu tháng 3/2024, khoảng cách giữa giá trong nước và thế giới có lúc lên gần 18 triệu đồng/lượng. Chênh lệch so với giá thế giới có thời điểm lên đến hơn 20 triệu đồng/lượng. Bất chấp giá vàng lên cao nhất lịch sử, ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh xảy ra cảnh nhiều người đội nắng, xếp hàng chen chúc chờ mua vàng.

Thị trường vàng "nóng", Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước vào cuộc. Tuy nhiên, chính sách đấu thầu gần như mang lại hiệu quả ngược khi giá vàng đấu thầu bán ra còn cao hơn cả giá vàng đang được bán trên thị trường. Một phép cộng đơn giản đó là giá đấu thầu và các khoản chi phí thì đương nhiên giá vàng sẽ tiếp tục tăng. Trong nước, giá vàng SJC đã có lúc đạt đỉnh vào 10/05/2024 ở mức 92,4 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất trong lịch sử của thị trường vàng Việt Nam.

Việc này chỉ hạ nhiệt khi Ngân hàng Nhà nước triển khai phương pháp bình ổn thị trường vàng bằng cách bán vàng miếng SJC trực tiếp tới người dân thông qua 4 ngân hàng thương mại nhà nước và Công ty SJC bán ra thị trường theo giá Ngân hàng Nhà nước quy định, các ngân hàng không kiếm lời trong nghiệp vụ ủy thác này.

Mục tiêu giảm chênh lệch giá vàng miếng và thế giới của Ngân hàng Nhà nước có vẻ như đã có kết quả sau hàng loạt động thái bán can thiệp của Ngân hàng Nhà nước. Dù vậy, việc mua vàng miếng SJC trên thị trường không dễ dàng.

Tuy nhiên, khoảng 1-2 ngày trở lại đây, thông tin các cửa hàng SJC thông báo tạm ngưng mua vàng miếng SJC loại có số seri một chữ, vàng móp méo. Lý do SJC dừng thu mua vì lượng tồn kho đã lên cao nhưng chưa biết khi nào mới được Ngân hàng Nhà nước cho phép gia công. Thông tin này khiến nhiều người giật mình, bởi họ không bao giờ nghĩ đến vàng cũng bị từ chối.

Với nhiều người dân, việc mua vàng đôi khi là để tích trữ phòng khó khăn và để bớt đi những tác động của lạm phát, của sự mất giá của đồng tiền. Có nhiều người cứ tích dần, tích dần. Mỗi tháng, nửa năm, hay một năm, họ mua vào một chút. Thông tin tạm ngưng mua vàng miếng SJC loại có số seri một chữ, vàng móp méo khiến họ băn khoăn bởi vàng nào chẳng là vàng, cũng là hàng hóa, sao lại từ chối mua? Rồi nhiều người đi tra tìm lại vàng miếng SJC loại có số seri một chữ là gì?

Một số người đặt ngược lại vấn để, với loại vàng SJC hiện vẫn đang mua bán bình thường, liệu có một ngày nào đó, cũng sẽ nhận được thông báo tương tự. Nhiều người không khỏi hoang mang.

Phía doanh nghiệp SJC cho hay, trước đây khi thu đủ khoảng 1.000 lượng, công ty sẽ xin Ngân hàng Nhà nước gia công rồi sau đó cho giao dịch trở lại thị trường. Nhưng hiện nay, lượng tồn kho đã vượt 1.000 lượng mà chưa được cấp quota dập vàng nên công ty phải tạm dừng thu mua các loại này. Lượng vàng miếng tồn kho trên cũng không được bán ra thị trường. Do đó, khi nào xử lý hết số tồn kho trên, công ty mới có thể thu mua vàng từ người dân như thường lệ.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân - Trưởng bộ môn Thị trường tài chính Trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh – cho hay, vàng miếng SJC một chữ là những mẫu vàng miếng được SJC dập theo khuôn cũ có số seri gồm một chữ trước dãy số trên vàng miếng và được sản xuất từ trước năm 1996. Về chất lượng, vàng miếng một chữ không khác biệt so với vàng miếng hai chữ hiện tại. Xét về nguyên tắc, SJC phát hành ra vàng miếng thì phải thu mua, vì vàng là do chính SJC dập và bán ra. Hoạt động này khiến nhiều người nắm giữ vàng thời điểm trước hoang mang.

Đây cũng không phải lần đầu loại vàng miếng SJC loại một chữ bị các đơn vị từ chối mua. Trước đó, giai đoạn 2015-2016, thị trường vàng đã từng xảy ra trường hợp này. Thời điểm đó, SJC từ chối mua vào với lý do tương tự.

Cần những giải pháp căn cơ hơn

Vàng miếng SJC 1 chữ cái là những mẫu sản phẩm do Công ty SJC sản xuất giai đoạn từ năm 1992 đến năm 1996. Theo Luật về chất lượng sản phẩm, Công ty SJC phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm này. Vàng SJC 1 chữ cái và vàng 2 chữ cái cũng đã được Ngân hàng Nhà nước và Công ty SJC khẳng định là có chất lượng như nhau.

Nghị định 24/2012 ra đời, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1623/QĐ-NHNN ngày 23/8/2012 về quản lý sản xuất vàng miếng. Quyết định nêu rõ, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn SJC không được tiếp tục sản xuất vàng miếng mà chỉ được gia công vàng miếng SJC 99,99% cho Ngân hàng Nhà nước theo chỉ đạo về hạn mức, thời điểm sản xuất. Nguồn vàng nguyên liệu để tổ chức sản xuất vàng miếng và dưới sự quản lý, giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước.

Từ một doanh nghiệp sản xuất vàng miếng trước đó, Công ty SJC trở thành đơn vị gia công vàng miếng cho Ngân hàng Nhà nước. Và vàng miếng SJC cũng từ đó trở thành thương hiệu vàng miếng quốc gia. Theo một số liệu thống kê sơ bộ trước đó, có khoảng vài chục triệu lượng vàng SJC do Công ty SJC sản xuất trước khi Nhà nước quản lý.

Trong bối cảnh chính sách như hiện nay, khi người dân bán loại vàng này công ty vẫn mua vào nhưng khi bán ra lại rất khó khăn. Lượng hàng tồn kho lớn, gây mất cân đối vốn và có khả năng dẫn đến nhiều rủi ro. Vì vậy, SJC đã tạm ngưng mua vào, chờ được cấp phép gia công thêm từ Ngân hàng Nhà nước.

Doanh nghiệp thì chờ quyết định từ Ngân hàng Nhà nước. Người dân thì "ngóng cổ" chờ doanh nghiệp. “Đồng tiền đi liền khúc ruột”. Tiền được quy ra vàng để tích trữ nhưng lúc cần lại không thể bán. Câu chuyện thị trường vàng và Nghị định 24 một lần nữa lại cho thấy những hạn chế, bất cập đòi hỏi cần có những chính sách căn cơ hơn trong quản lý mặt hàng “đi liền với khúc ruột” của người dân như hiện nay.

Về trước mắt, các chuyên gia cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần mở hạn mức cho gia công lại vàng một chữ, dập vàng miếng theo khuôn hiện tại. Khi đó, SJC mới có thể giảm hàng tồn và tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường. Về lâu dài, thủ tục cấp phép của nhà điều hành tiền tệ cần phải nhanh hơn, đơn giản hơn nhằm không làm gián đoạn việc thu mua vàng trên thị trường của các đơn vị.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá vàng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Giá vàng trong nước những ngày gần đây liên tục nhảy múa, tăng giảm liên tục chỉ trong ngày hoặc thậm chí vài giờ... kéo theo sự "quay cuồng" của người mua.
Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Để giảm thiểu tai nạn giao thông cho lứa tuổi học sinh, cần sự đồng hành, giáo dục từ gia đình, đặc biệt là sự giám sát và định hướng của phụ huynh.
Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Việc hàng Việt Nam phải liên tiếp “đối đầu” với hàng giá rẻ từ nước ngoài không phải câu chuyện mới. Hàng Việt đã chuẩn bị tâm thế ra sao cho việc này?
Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Trước xu thế phát triển ô tô điện, các cơ quan liên quan đang tích cực phối hợp để đồng bộ, mở rộng quy mô hệ thống trạm sạc.
Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Chưa hết năm 2024 nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam đã chắc chắn có một năm báo hỷ khi riêng kim ngạch 10 tháng của năm 2024 đã vượt kỷ lục của cả năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Đã đến lúc cần phải chấm dứt, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có liên quan khi để các dự án đội vốn, chậm tiến độ gây lãng phí, thất thoát nguồn ngân sách.
Từ vụ

Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0

Thời gian qua, nhiều kẻ xấu đội lốt hoạt động tâm linh, dùng chiêu trò mê tín dị đoan trên mạng xã hội với mục đích lừa đảo, trục lợi bất chính.
Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Lần đầu tiên một cá nhân trốn thuế nhiều tỷ đồng khi tham gia kinh doanh thương mại điện tử đã bị cơ quan công an tiến hành lập hồ sơ truy tố.
Kêu gọi từ thiện: Khi lòng tốt cần

Kêu gọi từ thiện: Khi lòng tốt cần 'đi đôi' với chấp hành quy định pháp luật

Những "lùm xùm", tranh cãi về hoạt động kêu gọi từ thiện trong thời gian qua chính là hồi chuông cảnh tình về sự tuân thủ các quy định pháp luật.
Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Quốc hội đang thảo luận dự án 1 luật sửa 4 luật, trong đó có Luật Quy hoạch nhằm bảo đảm sự đồng bộ thực thi, tránh chồng chéo dẫn đến lãng phí các nguồn lực.
Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc ban hành một luật, sửa đổi 4 luật sẽ góp phần tháo gỡ, vướng mắc trong phát triển các dự án điện lực hiện nay.
Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế vẫn xảy ra cục bộ ở một số bệnh viện khiến dư luận đặt câu hỏi: Có phải nguyên nhân chỉ từ công tác đấu thầu?
Quản lý thuế với sàn thương mại điện tử nước ngoài bán hàng vào Việt Nam: Cách nào?

Quản lý thuế với sàn thương mại điện tử nước ngoài bán hàng vào Việt Nam: Cách nào?

Dù bán hàng vào thị trường trong nước nhưng các sàn thương mại điện tử nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam khiến công tác quản lý thuế gặp khó.
Loạt dự án bỏ hoang ở Đà Nẵng: Đừng ôm

Loạt dự án bỏ hoang ở Đà Nẵng: Đừng ôm 'đất vàng' rồi lãng phí

Quy hoạch đô thị ven biển được Đà Nẵng triển khai mạnh mẽ, thế nhưng vẫn còn nhiều dự án ôm "đất vàng" đang gây lãng phí, làm chậm đi nhịp phát triển thành phố.
Temu và câu chuyện phản ứng nhanh nhạy của thương mại điện tử Việt Nam

Temu và câu chuyện phản ứng nhanh nhạy của thương mại điện tử Việt Nam

Được “chống lưng” mạnh mẽ về logicstics cộng với vũ khí giá rẻ, sàn thương mại điện tử Temu tưởng như có thể tạo nên một thế trận mới tại Việt Nam.
Thẩm mỹ chân mày phong thuỷ mọc lên như nấm sau mưa: Coi chừng

Thẩm mỹ chân mày phong thuỷ mọc lên như nấm sau mưa: Coi chừng 'tiền mất, tật mang'

Tại TP. Hồ Chí Minh, dịch vụ thẩm mỹ mang tên “Chân mày phong thuỷ” được mọc lên như nấm sau mưa, có biểu hiện vi phạm pháp luật, mê tín dị đoan.
Xử lý vi phạm giao thông lứa tuổi học sinh: Cần sự vào cuộc của cả xã hội

Xử lý vi phạm giao thông lứa tuổi học sinh: Cần sự vào cuộc của cả xã hội

​​​Vi phạm giao thông ở lứa tuổi học sinh trở thành vấn đề dư luận đặc biệt quan tâm. Muốn giải quyết triệt để tình trạng này, cần sự vào cuộc của toàn xã hội.
Bán thuốc qua kênh thương mại điện tử: Vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều

Bán thuốc qua kênh thương mại điện tử: Vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều

Bán thuốc qua kênh thương mại điện tử phù hợp với xu thế, tuy nhiên, việc xây dựng luật không chặt chẽ sẽ dẫn đến 'lợi bất cập hại'.
Một nửa sự thật và chuyện Laura Coffee

Một nửa sự thật và chuyện Laura Coffee

Những thông tin không đúng sự thật về thương hiệu Laura Coffee, khiến tôi nhớ lại bê bối nước mắm năm 2016, nhưng với quy mô nhỏ hơn.
Bi hài chuyện thị trường cau: Giá

Bi hài chuyện thị trường cau: Giá 'lên đỉnh' rồi bất ngờ 'quay xe'

Tưởng chừng các mặt hàng như móng trâu, lá điều tươi, giun đất, đỉa, ốc bươu vàng một dạo “hút hàng” từng là bài học đắt giá về thị trường, nhưng không.. .
Những suy ngẫm từ bức tâm thư "mong phụ huynh đừng bận tâm ngày 20/10"

Những suy ngẫm từ bức tâm thư "mong phụ huynh đừng bận tâm ngày 20/10"

Sự tôn trọng và tình cảm của phụ huynh, học trò đối với thầy cô đều có thể bày tỏ qua nhiều cách, không nhất thiết phải bằng món quà vật chất...
Xử lý hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ: Cần mạnh tay để không

Xử lý hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ: Cần mạnh tay để không 'nhờn luật'

Cơ quan chức năng cần có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa nhằm xử lý tình trạng hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ, tránh tình trạng ‘nhờn luật’.
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho ngành công nghiệp cơ khí chuyển mình

Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho ngành công nghiệp cơ khí chuyển mình

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam không chỉ tạo cú hích phát triển kinh tế - xã hội mà còn mở ra cơ hội để tiếp nhận, chuyển giao, làm chủ công nghệ...
Vụ quán cà phê vứt rác ra biển Mũi Né: Bảo vệ môi trường là vấn đề “sống còn” của du lịch

Vụ quán cà phê vứt rác ra biển Mũi Né: Bảo vệ môi trường là vấn đề “sống còn” của du lịch

Vụ quán cà phê vứt rác ra biển Mũi Né bị khách hàng tẩy chay cho thấy bảo vệ môi trường được dư luận hết sức quan tâm và là vấn đề 'sống còn' của du lịch.
Mua nhà ở xã hội theo hình thức ủy quyền: Cẩn thận ‘tiền mất tật mang’

Mua nhà ở xã hội theo hình thức ủy quyền: Cẩn thận ‘tiền mất tật mang’

Nhu cầu nhà ở xã hội hiện rất lớn nhưng nguồn cung ít, dẫn đến tình trạng nhiều người bất chấp rủi ro pháp lý, “lách luật” để mua theo hình thức ủy quyền.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động