Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 16:23

Khuyến công Lạng Sơn: Bám sát cơ sở để hỗ trợ

Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, tạo điểm sáng thu hút đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, bám sát các cơ sở, tăng khả năng tìm kiếm đối tượng thụ hưởng… là những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công Lạng Sơn.
Mô hình trình diễn kỹ thuật dây chuyền sản xuất dầu FO-R từ cao su phế thải do Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Phương Nam làm chủ đầu tư

Nhiều khó khăn

Theo đại diện Sở Công Thương Lạng Sơn, do đặc thù địa hình của tỉnh là đồi núi có độ dốc lớn nên quỹ đất tạo mặt bằng xây dựng nhà xưởng sản xuất không nhiều. Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) trên địa bàn tỉnh ít, hầu hết có quy mô nhỏ, năng lực tài chính có hạn, đã ảnh hưởng lớn đến việc tìm kiếm đối tượng thụ hưởng chương trình khuyến công. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến Lạng Sơn chưa xây dựng được kế hoạch khuyến công giai đoạn và các đề án khuyến công điểm, đề án có quy mô lớn để tạo điểm sáng kích thích đầu tư vào sản xuất CN-TTCN.

Nguồn ngân sách địa phương hàng năm bố trí cho thực hiện khuyến công chưa nhiều. Từ năm 2007 - 2015, bình quân mỗi năm chỉ được bố trí khoảng 700 triệu đồng, năm 2016 được cải thiện hơn, đạt 1,42 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với nhu cầu của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CN-TTCN. Kinh phí ít nên mức hỗ trợ cho mỗi đề án không cao, chưa hấp dẫn được doanh nghiệp tham gia. Vì không có kinh phí nên phần lớn cán bộ thực hiện công tác khuyến công ở địa bàn các huyện là kiêm nhiệm, dẫn đến công tác khảo sát đánh giá tại địa bàn chưa sát sao.

Thực trạng trên khiến khuyến công Lạng Sơn chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn. Đặc biệt, chưa khai thác hết nội dung hoạt động khuyến công được quy định tại Nghị định số 45/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó nội dung tư vấn, cung cấp thông tin, đào tạo nghề, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lao động hầu như chưa được triển khai hoặc triển khai đạt hiệu quả rất thấp.

Giải pháp sát sườn

Đại diện Sở Công Thương Lạng Sơn cho hay: Để khắc phục những khó khăn trên, đồng thời nâng cao hiệu quả chương trình khuyến công, thời gian qua, Lạng Sơn đã xây dựng nhiều giải pháp cụ thể. Trong đó, nội dung xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất được ưu tiên hàng đầu. Đồng thời tuyên truyền, nhân rộng các mô hình sản xuất sản phẩm mới, sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường và thực hiện sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.

Thực tế trong những năm vừa qua, Lạng Sơn đã thực hiện một số đề án thuộc các nội dung này đạt hiệu quả rất tốt. Riêng năm 2016, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh (trung tâm) đã thực hiện 10 đề án hỗ trợ lắp đặt máy móc thiết bị cho doanh nghiệp. Cụ thể, trung tâm hỗ trợ Công ty Cổ phần Non Nước lắp đặt và trình diễn thành công mô hình dây chuyền sản xuất vỏ hộp carton.

Trung tâm cũng hỗ trợ thực hiện thành công mô hình trình diễn kỹ thuật dây chuyền sản xuất dầu FO-R từ cao su phế thải do Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Phương Nam làm chủ đầu tư. Hiện nay, nhà máy đang trong quá trình hoàn thiện dây chuyền và vận hành sản xuất thử nghiệm.

Ngoài việc ưu tiên hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, trung tâm cũng sẽ tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác khuyến công do lực lượng này hay luân chuyển. Gắn công tác khuyến công với xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ tìm kiếm thị trường, mở rộng đầu ra cho sản phẩm công nghiệp nông thôn. Tăng cường bám sát cơ sở, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư sản xuất, từ đó có những biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Năm 2017, khuyến công Lạng Sơn đăng ký 1 đề án khuyến công quốc gia về xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật với kinh phí hỗ trợ 600 triệu đồng, đồng thời triển khai rà soát, đánh giá, lựa chọn đơn vị hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương để đạt hiệu quả cao nhất.
Hải Linh

Tin cùng chuyên mục

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam

Vinh danh 90 tác phẩm đạt giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024

Trà Vinh: 9 tháng nghiệm thu 6 đề án khuyến công