Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 20:26

Kiểm soát hàng bán online qua chuyển phát nhanh: Khó do đâu?

Hiện tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại đối với các hàng thương mại điện tử qua đường chuyển phát nhanh khó kiểm soát và thiếu cơ chế phối hợp.

Đó là nhận định của các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với hàng hóa kinh doanh trên môi trường số, thương mại điện tử được vận chuyển theo hình thức chuyển phát nhanh do các quy định của pháp luật và thiếu cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng.

Hàng bán online được vận chuyển qua đường bưu điện, hàng mở tờ khai đi thẳng hiện chưa có chế tài xử lý đối với các sàn giao dịch thương mại điện tử. (Ảnh minh họa)

Ông Nguyễn Cảnh Thắng, Trưởng Phòng Phòng chống buôn lậu và xử lý vi phạm (Cục Hải quan Quảng Ninh) chia sẻ: “Hiện nay một giao dịch trên zalo, Facebook, trên sàn thương mại điện tử… cũng được vận chuyển qua cửa khẩu, qua bưu điện, hàng hóa mở tờ khai được đi thẳng… trong khi chế tài xử lý đối với các sàn giao dịch thương mại điện tử chưa có”.

Đánh giá qua thực tiễn đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn tỉnh của Cục Hải quan Quảng Ninh cho thấy, công tác này đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc, như: Các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên thương mại điện tử thường không có cửa hàng cụ thể mà đặt hàng, lấy hàng ở nơi khác sau đó sử dụng dịch vụ cung ứng của các đơn vị vận chuyển, chuyển phát nhanh, thu tiền hộ và trên bao bì đơn hàng không thể hiện địa chỉ của người bán nên công tác phát hiện, xử lý chưa triệt để.

Một số công ty cung ứng dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh còn ký hợp đồng đại lý ủy quyền khiến các lực lượng chức năng khó kiểm soát nguồn gốc hàng hóa. (Ảnh Thu Hường)

Bên cạnh đó, một cá nhân có thể lập nhiều tài khoản mạng xã hội để kinh doanh trong khi lập các tài khoản mạng xã hội không cần định danh cá nhân để xác thực nên khi phát hiện các vụ việc vi phạm có liên quan trên thương mại điện tử hoặc nền tảng số, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý trong việc truy xuất, truy thu thuế, xử lý đối tượng vi phạm.

Một số công ty cung ứng dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh, ngoài việc thực hiện dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh theo quy định còn ký hợp đồng đại lý ủy quyền cho một số tổ chức, cá nhân khác (không có chức năng bưu chính, chuyển phát) để thực hiện dịch vụ bưu chính, vận chuyển hàng hóa.

Ngoài ra, một số đại lý ủy quyền vận chuyển đã lợi dụng việc ủy quyền của các công ty có chức năng kinh doanh dịch vụ bưu chính để vận chuyển hàng hóa có nguồn gốc nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ. Khi xảy ra vi phạm pháp luật trong vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp, hàng cấm thì chỉ xử lý được các đại lý ủy quyền, không xử lý được các công ty, doanh nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ bưu chính đã ủy quyền.

Hiện không xử lý được các công ty, doanh nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ bưu chính đã ủy quyền. (Ảnh minh họa)

Ông Nguyễn Đình Hưng - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh cho hay: Việc truy xuất, lưu trữ các giao dịch thương mại điện tử, hàng hóa giao dịch còn gặp nhiều khó khăn. Bởi trên các website bán hàng hoặc qua các mạng xã hội, các chủ shop thường không ghi địa chỉ cụ thể, chỉ có điện thoại để giao dịch. Hơn nữa, vì là không gian, địa chỉ ảo trên mạng cho nên người bán hàng dễ dàng gỡ bỏ thông tin nhằm xóa dấu vết, gây cản trở việc thu thập chứng cứ, chứng minh vi phạm...

Cũng có một số chủ shop còn thuê các căn hộ chung cư cao cấp có lực lượng bảo vệ từ xa để vừa sinh hoạt, vừa làm điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa; gây khó khăn cho công tác tiếp cận, trinh sát của lực lượng chức năng.

Tinh vi hơn, để tránh bị phát hiện, xử phạt, nhiều đối tượng đã livestream bán hàng tại các kho hàng bên kia biên giới hoặc quảng cáo, bán sản phẩm ở những thành phố lớn, nhưng hàng hóa thường tập kết ở những nơi xa xôi, hẻo lánh.

Tuy nhiên do vướng mắc theo quy định pháp luật về bưu chính, viễn thông việc kiểm tra hàng hóa của doanh nghiệp bưu chính là không bắt buộc nên việc xử lý gặp khó khăn nếu không có sự phối hợp chặt chẽ của đơn vị chuyển phát nhanh và các đơn vị sở hữu nền tảng số” - ông Nguyễn Đình Hưng nhấn mạnh.

Cùng với đó, các lực lượng chức năng đấu tranh, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại trên không gian mạng còn nhiều lúng túng, chưa theo kịp được tốc độ phát triển "chóng mặt" của loại tội phạm này. Thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi, khó phát hiện…

Đồng quan điểm trên, Thượng tá Tẩy Văn Thái - Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu Hoàng Mô (Quảng Ninh) nhận định: Các đối tượng không chỉ thường xuyên thay đổi phương thức hoạt động, không theo quy luật và không cố định thời gian địa điểm, cách thức tiến hành nên rất khó khăn cho công tác chống buôn lậu của lực lượng chức năng…

Theo Thượng tá Tẩy Văn Thái, hoạt động thương mại điện tử ngày càng phát triển nên việc xác minh, truy tìm cũng gặp không ít thách thức do các đối tượng ngày càng am hiểu pháp luật và có trình độ công nghệ thông tin, sử dụng cùng lúc nhiều tài khoản trên mạng xã hội, nhiều số điện thoại không chính chủ, rất khó cho công tác truy vết và xử lý.

Đại biểu Tạ Văn Hạ chia sẻ thông tin với báo chí bên lề hành lang Quốc hội sáng ngày 3/6. (Ảnh: Thu Hường)

Để giải quyết vấn đề trên không hề dễ bởi theo đại biểu Tạ Văn Hạ - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam do liên quan đến vấn đề công nghệ, không thể chỉ cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm về giao dịch thương mại mà còn liên quan đến an ninh mạng, tội phạm công nghệ cao, nên đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ. Nhất là trong điều kiện hiện nay nhiều máy chủ đặt ở nước ngoài nên việc can thiệp nhanh, kịp thời gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, theo đại biểu Tạ Văn Hạ, trước hết chúng ta phải nói đến nhận thức, hiểu biết nhiều và sâu về giao dịch điện tử của một số người dân hạn chế, nên chưa có kỹ năng ứng phó. Do vậy, cần nâng cao tinh thần cảnh giác của người dân, để giúp họ nhận biết, nâng cao kỹ năng kiến thức về vấn đề này.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' với sàn thương mại điện tử Temu, Shein

Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’