Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Kinh tế ban đêm “mỏ vàng” của Quảng Ninh. Bài 1: Xu hướng phát triển tất yếu

Kinh tế ban đêm đang dần trở thành một trong những động lực tăng trưởng kinh tế mới, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, tăng thu nhập và đóng góp vào ngân sách.
Để kinh tế ban đêm không phải là “đi nhậu đêm” Bộ Công Thương triển khai thực hiện Nghị quyết về Phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm Tỉnh Cà Mau ban hành đề án phát triển kinh tế đêm đến năm 2025

Động lực bứt phá cho nền kinh tế

Trên thế giới, kinh tế ban đêm từ lâu đã được coi là chiến lược phát triển kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia, điển hình như tại Australia nền kinh tế ban đêm hiện là động lực chính của quá trình tăng trưởng, tạo ra hơn 1,1 triệu việc làm và đóng góp 134 tỷ USD, chiếm 4% GDP (năm 2018).

Còn riêng ở Mỹ, việc phát triển những “thành phố không bao giờ ngủ” đã trở thành một trong những chiến lược phát triển kinh tế mũi nhọn. Ở khu vực châu Á, kinh tế ban đêm đặc biệt phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore… Trong đó Trung Quốc là một điển hình. Theo tính toán, đến cuối năm 2020, quy mô thị trường kinh tế đêm tại Trung Quốc ước đạt 2.400 tỷ USD, chủ yếu dựa vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của dịch vụ mua sắm, giải trí trực tuyến, nội dung số.

Đầu năm 2019, Bắc Kinh so với các thành phố ở phía Nam và phía Đông của Trung Quốc là nơi có ít địa điểm mua sắm, giải trí vào ban đêm vì đa phần dừng hoạt động sau 22 giờ. Nhưng chỉ sau một thời gian, Bắc Kinh đã đi đầu trong việc “thắp sáng” kinh tế đêm, nhờ vào nhiều biện pháp như tối ưu hóa các dịch vụ giao thông công cộng, quảng bá các nhà hàng đêm, ủng hộ việc kéo dài thời gian kinh doanh.

Kinh tế ban đêm “mỏ vàng” của Quảng Ninh. Bài 1: Xu hướng phát triển tất yếu
Quảng Ninh là điểm đến du lịch hàng đầu của Việt Nam

Kinh tế ban đêm không chỉ tạo sự bứt phá cho kinh tế mà còn là cú huých rất lớn cho sự phát triển của thị trường như: Âm nhạc, tổ chức sự kiện, lễ hội đường phố và các loại hình giải trí, truyền thông khác; giúp các quốc gia trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch.

So với thế giới, kinh tế ban đêm tại Việt Nam phát triển muộn hơn nhưng đã nhanh chóng tạo được sức hút mới trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tại một số tỉnh thành phố, hoạt động kinh tế ban đêm đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa, đời sống của một bộ phận người dân và hình thành những địa điểm khó thể bỏ qua của khách du lịch.

Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương từng đánh giá, du lịch Việt Nam thu hút lượng khách lớn nhưng số tiền chi tiêu của du khách còn rất thấp so với nhiều nước. Vì vậy muốn phát triển du lịch thì những trung tâm du lịch cần phát huy kinh tế ban đêm. Một số nơi như Đà Nẵng, Phú Quốc, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh nên thí điểm kinh tế ban đêm. Từ đó sẽ thấy kinh tế ban đêm đem lại lợi ích gì, có thách thức gì để tìm cách quản lý tốt hơn, cũng như có chính sách hỗ trợ cụ thể.

Nhận thấy sự cần thiết và tầm quan trọng của kinh tế đêm, ngày 27/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam” với mục tiêu khai thác tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm, tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân, đồng thời hạn chế những rủi ro, tác động tiêu cực đối với công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch - ông Nguyễn Trùng Khánh cho hay, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm bởi sở hữu nền chính trị ổn định, giàu bản sắc văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực đặc sắc, giới trẻ đông, thời tiết ban đêm tương đối dễ chịu và hoạt động du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt đã thu hút mạnh mẽ lượng khách du lịch quốc tế.

Vì thế, theo ông Nguyễn Trùng Khánh, Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam đã tạo một hành lang pháp lý cơ bản để các địa phương triển khai các hoạt động kinh tế ban đêm, góp phần tạo thêm nhiều sản phẩm dịch vụ phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế. Đề án kỳ vọng mang lại thêm nhiều nguồn thu cho ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế của các địa phương; giảm tỷ lệ thất nghiệp, gia tăng cơ hội việc làm và thu nhập cho cư dân, thu hút khách du lịch, quảng bá bản sắc văn hóa địa phương”- ông Khánh nhấn mạnh.

Kinh tế ban đêm “mỏ vàng” của Quảng Ninh. Bài 1: Xu hướng phát triển tất yếu
Quảng Ninh hội tụ nhiều tiềm năng để "thắp sáng" kinh tế ban đêm

Lợi thế "thắp sáng" kinh tế ban đêm của Quảng Ninh

Theo chứng minh từ một số quốc gia, kinh tế ban đêm rất phù hợp với các trung tâm du lịch, nơi có lượng du khách đông, đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có múi giờ khác nhau như tại Quảng Ninh.

Là một trong các trọng điểm du lịch Viêt Nam, giai đoạn từ 2016-2020, tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 53 triệu lượt. Tổng thu từ lĩnh vực du lịch đạt 101.302 tỷ đồng, nộp ngân sách 11.617 tỷ đồng. Trong đó, các thị trường khách quốc tế trọng điểm lưu trú tại Quảng Ninh tăng mạnh so với năm 2015: Trung Quốc tăng 80%, Mỹ tăng 25%, Anh tăng 36%, Tây Ban Nha tăng 40%... Thời gian lưu trú trung bình của du khách đạt 2,74 ngày.

Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 39,3% năm 2015 lên 41,2% năm 2020. Tính riêng 10 tháng năm 2022, tổng khách du lịch đạt gần 10 triệu lượt, tăng gấp 3,55 lần; doanh thu du lịch tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2021. Sau đại dịch Covid-19, Quảng Ninh đang phấn đấu đón 11,5 triệu lượt khách trong năm 2022.

Kinh tế ban đêm “mỏ vàng” của Quảng Ninh. Bài 1: Xu hướng phát triển tất yếu
Quảng Ninh đang phấn đấu đón 11,5 triệu lượt khách trong năm 2022

Những năm gần đây, hệ thống hạ tầng được đầu tư đồng bộ, chất lượng các dịch vụ không ngừng được nâng cao cùng với các cơ chế chính sách cải thiện đầu tư kinh doanh hiệu quả hiện đại, nhờ đó, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn, có thương hiệu cung cấp dịch vụ sản phẩm du lịch, nghỉ dưỡng trên địa bàn. Toàn tỉnh có 1 khu du lịch quốc gia; 5 khu du lịch cấp tỉnh; 91 điểm du lịch đã được công nhận.

Cơ sở hạ tầng du lịch với hệ thống giao thông đồng bộ, tạo chuỗi liên kết đường bộ - đường không - đường thủy hiện đại, mang đẳng cấp quốc tế, như: Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn; Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long - cảng tàu biển chuyên biệt phục vụ du lịch duy nhất của Việt Nam ở thời điểm hiện nay…. Hiện Quảng Ninh có trên 2.000 cơ sở lưu trú du lịch trên bờ và tàu thủy lưu trú với tổng số khoảng 36.000 phòng nghỉ.

Với các lợi thế kể trên, để phát triển, khai thác, phát huy các lợi thế của kinh tế ban đêm, ngay sau khi đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo thành lập Tổ công tác để xây dựng Đề án phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn tỉnh một cách bài bản.

Theo nội dung Đề án, tỉnh Quảng Ninh triển khai thí điểm mô hình phát triển kinh tế ban đêm được lựa chọn tại một số khu vực không gần khu dân cư, đảm bảo riêng biệt, tạo thành tổ hợp giải trí ban đêm khép kín, như Khu du lịch quốc tế Tuần Châu, Khu du lịch danh thắng Yên Tử.

Cụ thể, Đề án được xây dựng dựa trên 4 lĩnh vực gồm: Văn hóa, vui chơi, giải trí (các hoạt động văn hóa - nghệ thuật, nhà hát, âm nhạc, chương trình giải trí, lễ hội, sự kiện...); dịch vụ ăn uống (nhà hàng, khu ẩm thực, quán bar...); dịch vụ mua sắm (các chợ, khu mua sắm...); dịch vụ du lịch (tham quan các điểm du lịch, di tích văn hóa, công trình kiến trúc...). Thời gian diễn ra từ 6 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau đối với các khu vực được áp dụng thí điểm, sau đó sẽ đẩy nhanh hướng tới nền kinh tế 24 giờ đối với các thành phố, đô thị có tiềm năng...

Kinh tế ban đêm “mỏ vàng” của Quảng Ninh. Bài 1: Xu hướng phát triển tất yếu
Quảng Ninh đang quyết tâm phát triển kinh tế ban đêm

Ông Phạm Ngọc Thủy, Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh cho biết, trên địa bàn Quảng Ninh đã diễn ra các hoạt động dịch vụ du lịch về đêm, có điều do chưa được quy hoạch bài bản, tổng thể nên tính chuyên nghiệp trong hoạt động này chưa cao, chưa phát huy được các tiềm năng, lợi thế về kinh tế đêm. “Chính vì vậy, việc thí điểm mô hình phát triển kinh tế ban đêm, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch dịch vụ tại Quảng Ninh là rất cần thiết", ông Thủy khẳng định.

Lãnh đạo ngành du lịch Quảng Ninh nhấn mạnh, việc triển khai thí điểm kinh tế ban đêm trên địa bàn là phù hợp với nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tạo thêm động lực mới để phát triển kinh tế - xã hội; là một trong những đòn bẩy quan trọng vừa phục vụ mục tiêu trước mắt là khắc phục những hạn chế về kinh tế địa phương, vừa mang tính chiến lược lâu dài trong phát triển du lịch, dịch vụ nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.

Phát triển kinh tế ban đêm tại Quảng Ninh, nhất là tại các trung tâm du lịch lớn như TP. Hạ Long sẽ là xu thế tất yếu; đồng thời kỳ vọng sẽ đảm bảo mục tiêu đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại vào năm 2030.
Tiến Dũng - Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thông tin vỡ đê tại Thái Bình là hoàn toàn sai sự thật

Thông tin vỡ đê tại Thái Bình là hoàn toàn sai sự thật

Ngày 10/9, trên các nền tảng mạng xã hội đã đăng tải, lan truyền nhiều thông tin không đúng sự thật về tình hình tại một số tuyến đê bao tại Thái Bình.
Bắc Ninh đảm bảo cấp điện ổn định cho các khu công nghiệp sau bão

Bắc Ninh đảm bảo cấp điện ổn định cho các khu công nghiệp sau bão

Đến ngày 10/9, Công ty Điện lực Bắc Ninh đã hoàn thành khắc phục sự cố, đảm bảo cấp điện cho các khu công nghiệp kịp thời, ổn định sản xuất kinh doanh.
Bình Thuận: Cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1

Bình Thuận: Cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1

Ngày 10/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Hồng Hải chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tiến độ công tác triển khai thực hiện dự án Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1.
Bình Thuận: Sẽ cưỡng chế công trình trái phép tại dốc Hoàng Hôn

Bình Thuận: Sẽ cưỡng chế công trình trái phép tại dốc Hoàng Hôn

Ngày 10/9, liên quan đến các công trình du lịch tại dốc Hoàng Hôn, UBND TP. Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) đang củng cố hồ sơ cưỡng chế các công trình trái phép.
Ninh Bình: Nước lũ dâng cao, gần 700 hộ dân phải dùng thuyền để đi lại

Ninh Bình: Nước lũ dâng cao, gần 700 hộ dân phải dùng thuyền để đi lại

Do nước lũ dâng cao, hơn 680 hộ dân xã Gia Thịnh (Ninh Bình) bị chia cắt, có nơi ngập sâu chừng 2m, các hộ dân chủ yếu sử dụng thuyền để đi lại.

Tin cùng chuyên mục

Đồng Nai ủng hộ 5 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3

Đồng Nai ủng hộ 5 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3

Tỉnh Đồng Nai quyết định ủng hộ các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) số tiền 5 tỷ đồng. Số tiền này được trích từ Quỹ cứu trợ xã hội của tỉnh.
Bình Dương: Tập trung thu hút dự án có công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường

Bình Dương: Tập trung thu hút dự án có công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường

Tỉnh Bình Dương sẽ tập trung thu hút những dự án công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường trong hội nghị xúc tiến đầu tư và thu hút đầu năm 2024 sắp tới.
Quảng Ninh: Khách Tây và người dân xuyên đêm khắc phục hậu quả mưa bão số 3

Quảng Ninh: Khách Tây và người dân xuyên đêm khắc phục hậu quả mưa bão số 3

Rất nhiều khách du lịch và người dân đã thức xuyên đêm đồng hành cùng lực lượng chức năng Quảng Ninh khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 (bão Yagi).
Sập nhà điều hành thủy điện Đông Nam Á - Nậm Lúc (huyện Bắc Hà, Lào Cai): 5 người nghi mất tích

Sập nhà điều hành thủy điện Đông Nam Á - Nậm Lúc (huyện Bắc Hà, Lào Cai): 5 người nghi mất tích

Nguyên nhân ban đầu được xác định là do sạt lở lớn từ trên sườn núi khiến lượng lớn đất đá tràn xuống nhà điều hành của Nhà máy hủy điện Đông Nam Á - Nậm Lúc gây sập.
Quảng Ninh khuyến cáo người dân không nên tích trữ xăng dầu

Quảng Ninh khuyến cáo người dân không nên tích trữ xăng dầu

Trước thông tin người dân mua tích trữ xăng dầu do lo sợ không đủ nguồn cung, Sở Công Thương Quảng Ninh đã ra khuyến cáo chỉ nên mua đủ để bảo đảm an toàn.
Tiền Giang: Sắp có thêm 2 khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động

Tiền Giang: Sắp có thêm 2 khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động

Sở Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn tất thủ tục thành lập Khu công nghiệp Tân Phước 1, đưa Cụm công nghiệp Gia Thuận 2 hoạt động cuối năm nay.
Lũ trên các sông trên địa bàn tỉnh Hải Dương đang lên nhanh

Lũ trên các sông trên địa bàn tỉnh Hải Dương đang lên nhanh

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hải Dương, lũ trên các sông trên địa bàn tỉnh Hải Dương đang lên nhanh, cảnh báo nguy cơ ngập lụt.
Điện lực Thái Nguyên dồn lực khắc phục sự cố lưới điện sau bão số 3

Điện lực Thái Nguyên dồn lực khắc phục sự cố lưới điện sau bão số 3

Công ty Điện lực Thái Nguyên (PC Thái Nguyên) đang nỗ lực triển khai công tác khắc phục, nhanh chóng cấp điện trở lại phục vụ người dân.
Hải Dương báo động 1 trên hệ thống sông Luộc, tăng cường tuần tra canh gác đê điều

Hải Dương báo động 1 trên hệ thống sông Luộc, tăng cường tuần tra canh gác đê điều

Chiều 10/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Hải Dương đã có công điện về việc phát lệnh báo động số 1 trên hệ thống sông Luộc.
Bắc Kạn: 3 nhà máy thủy điện dừng hoạt động do mưa lũ

Bắc Kạn: 3 nhà máy thủy điện dừng hoạt động do mưa lũ

Theo thông tin mới nhất từ Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn, do ảnh hưởng của mưa lũ, 3/5 nhà máy thủy điện tại địa phương phải ngừng hoạt động.
Bắc Kạn: Đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người dân vùng lũ

Bắc Kạn: Đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người dân vùng lũ

Thời điểm hiện tại, các nhà phân phối, chợ truyền thống, siêu thị trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cơ bản đáp ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân, đặc biệt vùng lũ
Đà Nẵng kêu gọi người dân ủng hộ miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

Đà Nẵng kêu gọi người dân ủng hộ miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Đà Nẵng kêu gọi toàn thể nhân dân thành phố chung tay ủng hộ cứu trợ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Tình hình khắc phục sự cố, cấp điện cho người dân thành phố Hải Phòng ngày 10/9

Tình hình khắc phục sự cố, cấp điện cho người dân thành phố Hải Phòng ngày 10/9

Tính đến ngày 10/9, ngành điện thành phố Hải Phòng đã khắc phục xong sự cố tại đường dây 110kV Đồng Hòa - Đồ Sơn và nhiều công trình khác để cấp điện trở lại.
Điện lực Hải Phòng

Điện lực Hải Phòng 'dồn lực' khắc phục nhanh các sự cố, cấp điện trở lại cho nhân dân

Trước hậu quả nặng nề do bão số 3 gây ra, Điện lực Hải Phòng đang nỗ lực triển khai công tác khắc phục, nhanh chóng cấp điện trở lại phục vụ người dân.
Thanh Hóa: Danh sách các điểm sụt lún, sạt lở đường người dân cần chú ý

Thanh Hóa: Danh sách các điểm sụt lún, sạt lở đường người dân cần chú ý

Sau siêu bão Yagi, hàng loạt tuyến đường thuộc tỉnh Thanh Hóa đã bị sạt lở, sụt lún nghiêm trọng; người dân cần hết sức chú ý khi di chuyển qua các khu vực này.
Tỉnh Quảng Nam quyết xóa tàu cá

Tỉnh Quảng Nam quyết xóa tàu cá '3 không'

Chạy đua với thời gian đến ngày 30/9/2024 hoàn thành xóa tất cả tàu cá '3 không', tỉnh Quảng Nam đến từng nhà ngư dân để hướng dẫn đăng ký, cấp phép tàu cá.
Lào Cai: 19 người chết, 11 người mất tích, 21 người bị thương do mưa lũ

Lào Cai: 19 người chết, 11 người mất tích, 21 người bị thương do mưa lũ

Do chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi), tại Lào Cai mưa lũ, sạt lở đất đã làm 19 người chết; 11 người mất tích; 21 người bị thương.
Vĩnh Phúc có thêm Phó Bí thư Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2020-2025

Vĩnh Phúc có thêm Phó Bí thư Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2020-2025

Ông Bùi Huy Vĩnh được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2020-2025.
Cần Thơ: Điều chỉnh nguồn vốn đầu tư công năm 2024

Cần Thơ: Điều chỉnh nguồn vốn đầu tư công năm 2024

UBND TP. Cần Thơ có quyết định điều chỉnh, giao chi tiết Kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách trung ương.
Thanh Hóa: Cảnh báo lũ trên thượng nguồn sông Mã, sông Bưởi

Thanh Hóa: Cảnh báo lũ trên thượng nguồn sông Mã, sông Bưởi

Từ chiều nay (10/9), mực nước lũ trên thượng nguồn sông Mã, sông Bưởi dâng cao; nguy cơ rất cao xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất khu vực miền núi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động