Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi

Sáng 13/2, huyện Thanh Trì (Hà Nội) Kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi và lễ động thổ, tu bổ tôn tạo di tích địa điểm Chiến thắng Ngọc Hồi.
Linh thiêng Lễ hội Gò Đống Đa Khai mạc Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Ngày 13/2, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thanh Trì long trọng tổ chức lễ Kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi, mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789) và lễ động thổ, tu bổ, tôn tạo di tích địa điểm Chiến thắng Ngọc Hồi. Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong dự buổi lễ.

Trình bày diễn văn tại lễ Kỷ niệm, Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Tiến Cường cho biết: Mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789), nghĩa quân Tây Sơn, dưới sự lãnh đạo của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ, đã lập lên một kỳ tích vẻ vang, phá tan tuyến phòng thủ của quân Thanh và cùng cánh quân phía Tây Nam mở toang cửa tiến vào kinh thành Thăng Long, xóa bỏ ách đô hộ của quân xâm lược nhà Thanh và chế độ phong kiến cuối thế kỷ XVIII, thống nhất giang sơn, giành nền độc lập, đem lại cuộc sống yên bình cho dân tộc.

Kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi
Biểu diễn tại lễ kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi, mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789)

Nổi bật trong chiến công chung đó là trận hành quân thần tốc đại phá đồn Ngọc Hồi, cứ điểm phòng ngự quan trọng bậc nhất trong hệ thống phòng thủ của Tôn Sĩ Nghị và quân Thanh.

Đồn Ngọc Hồi của quân Thanh (nay là xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì) được xây dựng khoảng tháng Chạp năm Mậu Thân (1788) trên cánh đồng phía Nam, cách kinh thành Thăng Long 14km, có vị trí trọng yếu: khống chế con đường Thiên lý, ngăn chặn cuộc tiến công của quân Tây Sơn từ Tam Điệp ra, bảo vệ cửa ngõ phía Nam thành Thăng Long.

Tại đồn Ngọc Hồi, quân địch cho đắp lũy đất cao, phía ngoài bố trí một bãi chướng ngại vật khá phức tạp và nguy hiểm, chúng cắm chông sắt, làm cạm bẫy và đặc biệt là đặt hệ thống địa lôi. Sức phòng thủ mạnh và kiên cố của đồn lũy này là kết hợp chặt chẽ giữa chướng ngại vật, chiến lũy với lực lượng rất mạnh và hỏa lực lớn. Đồn có trên dưới 3 vạn quân tinh nhuệ (lấy từ đạo quân chủ lực của Tôn Sĩ Nghị) thành phần bao gồm kỵ binh và tượng binh, quân lính được huấn luyện và trang bị tốt.

Kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi
Các đại biểu tham dự buổi lễ dâng hương tại tượng đài kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi

Với khí thế tấn công thần tốc, đánh tiêu diệt nhanh bằng sức mạnh áp đảo, đêm mùng 4, rạng sáng ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu, đội quân Tây Sơn tấn công đồn Ngọc Hồi dưới sự đốc chiến trực tiếp của vua Quang Trung. Bộ binh, kỵ binh và tượng binh của ta ào ạt xông vào đồn địch. Thế xung trận của quân Tây Sơn mạnh như triều dâng bão cuốn, chính quân địch đã phải thừa nhận: “Quân giặc (tức quân Tây Sơn) hợp lại đông như kiến cỏ, thế lên ào ạt như nước thủy triều dâng lên”.

Trước sự tấn công vũ bão của quân Tây Sơn, quân Thanh không chống cự nổi phải bỏ chạy tán loạn, số tàn quân sống sót bị dồn về đầm Mực, cánh đồng thuộc xã Vĩnh Quỳnh, gần Ngọc Hồi ngày nay. Mô tả trận đánh này, tác phẩm Hoàng Lê Nhất thống chí chép: “Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết… Thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại”.

Kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi
Lễ Kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi diễn ra ngày 13/2

Chiến thắng Ngọc Hồi đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân Thanh xâm lược, mở toang cửa ngõ phía Nam Thăng Long cùng các cánh quân khác… ào ạt tiến vào Thăng Long khiến Tôn Sĩ Nghị phải chui vào ống đồng tháo chạy về nước. Tướng Sầm Nghi Đống phải tự tử. Quang Trung dẫn đầu đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long trong niềm hân hoan vui sướng của toàn thể nhân dân. Chiến thắng Ngọc Hồi có ý nghĩa quyết định trong việc giải phóng Thăng Long.

“Trong 235 năm qua, chiến thắng lịch sử Ngọc Hồi - Đống Đa mùa Xuân năm Kỷ Dậu mãi mãi là niềm tự hào của mỗi người dân đất Việt và của mỗi người dân Thủ đô văn hiến. Bởi đó là sự kết tinh sức mạnh của khối đại đoàn kết, truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, là chiến thắng của đạo lý chính nghĩa thắng phi nghĩa, là chiến thắng của trí tuệ dân tộc, của nghĩa quân Tây Sơn, đứng đầu là anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ”, Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Tiến Cường nhấn mạnh.

Phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần đồng hành, quyết tâm chính trị cao, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Trì đã chủ động, sáng tạo, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt nhiều kết quả nổi bật: Huyện đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thư XXIV đề ra theo tiến độ và kế hoạch: 18/18 chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, trong đó, có 9/18 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Đồng thời, hoàn thành đạt và vượt mức 20/20 chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2023 thành phố giao.

Huyện đã hoàn thành xây dựng Nông thôn mới nâng cao 15/15 xã, về đích trước 2 năm và vượt chỉ tiêu so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV đề ra và vượt chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021-2025; đồng thời, đến nay, có 15/15 xã đã được Đoàn kiểm tra thẩm định đủ điều kiện báo cáo thành phố công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023; là huyện đầu tiên có 2 xã: Yên Mỹ, Đại Áng đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện, vượt chỉ tiêu thành phố giao giao giai đoạn 2021-2025. Thực hiện Đề án đầu tư xây dựng huyện thành quận, đến nay, Thanh Trì đã đạt 30/34 tiêu chuẩn thành lập quận.

Kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội - Nguyễn Văn Phong cùng các đại biểu làm lễ khởi công dự án

Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu đã thực hiện nghi thức động thổ tu bổ, tôn tạo di tích địa điểm chiến thắng Ngọc Hồi.

Di tích địa điểm chiến thắng Ngọc Hồi, mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789), xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì được xây dựng năm 1989, được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Thành phố năm 2019.

Với tổng mức đầu tư 48.436 triệu đồng, dự án có quy mô đầu tư xây dựng đồng bộ, tổng thể di tích, gồm: Tu bổ, tôn tạo cổng phụ, đài tưởng niệm; nhà lục giác, nhà khách. Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp: Khu vực khán đài và xây mới: Nhà trưng bày, nhà tưởng niệm bằng đá; cổng chính, nhà bảo vệ; tôn tạo, nâng cấp sân vườn tổng thể, hạ tầng kỹ thuật đảm bảo khớp nối công trình mới và cũ đồng bộ theo tiêu chuẩn và một số hạng mục khác… trong khuôn viên khoảng 7.000m2. Thời gian hoàn thành công trình vào năm 2025.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thái Nguyên tăng tốc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Thái Nguyên tăng tốc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Vượt qua khó khăn, thách thức, 8 tháng năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục ghi nhận những kết quả tích cực ở một số lĩnh vực.
Khánh Hoà: Đầu tư đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong

Khánh Hoà: Đầu tư đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong

Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hoà đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (giai đoạn 2).
Quảng Nam: Doanh nghiệp

Quảng Nam: Doanh nghiệp 'ôm vốn' đợi mặt bằng để mở rộng kinh doanh

Một doanh nghiệp FDI Hàn Quốc mong muốn mở rộng đầu tư tại tỉnh Quảng Nam nhưng hiện chưa có mặt bằng để đầu tư.
Quảng Ninh tập trung mọi nguồn lực khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3

Quảng Ninh tập trung mọi nguồn lực khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3

Sau những thiệt hại nghiêm trọng do cơn bão số 3, tỉnh Quảng Ninh đang tập trung mọi nguồn lực để khôi phục nhanh chóng các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hà Nam nối lại nhịp sản xuất tại các khu công nghiệp sau siêu bão

Hà Nam nối lại nhịp sản xuất tại các khu công nghiệp sau siêu bão

Với việc triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời, các khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam không xảy ra ngập lụt nặng, hoạt động sản xuất được duy trì ổn định.

Tin cùng chuyên mục

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Thừa Thiên Huế: Sẵn sàng hàng hoá thiết yếu phòng, chống lụt bão năm 2024

Thừa Thiên Huế: Sẵn sàng hàng hoá thiết yếu phòng, chống lụt bão năm 2024

Các địa phương, sở, ngành liên quan tại Thừa Thiên Huế triển khai dự trữ hàng hoá thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống lụt bão năm 2024.
Vĩnh Phúc: Kỳ vọng sản phẩm OCOP vươn xa

Vĩnh Phúc: Kỳ vọng sản phẩm OCOP vươn xa

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025 được triển khai tại Vĩnh Phúc như một 'cú huých' để nông nghiệp chuyển đổi nhanh hơn, giá trị hơn.
Bình Dương: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mai điện tử

Bình Dương: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mai điện tử

Bình Dương triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ
Sóc Trăng: Người dân đồng thuận cao trong quy hoạch công nghiệp

Sóc Trăng: Người dân đồng thuận cao trong quy hoạch công nghiệp

Quy hoạch các cụm và khu công nghiệp trên địa bàn xã Long Đức, huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) nhận được sự đồng thuận cao từ phía người dân địa phương.
Hà Nam: Siêu thị có vốn đầu tư 309 tỷ đồng chính thức khai trương

Hà Nam: Siêu thị có vốn đầu tư 309 tỷ đồng chính thức khai trương

Sáng 14/9, GO! Hà Nam có tổng diện tích hơn 14.000 m2 và tổng vốn đầu tư 309 tỷ đồng đã chính thức khai trương trương đưa vào hoạt động tại thành phố Phủ Lý.
Bình Dương: Sắp có thêm khu công nghiệp đa ngành đi vào hoạt động

Bình Dương: Sắp có thêm khu công nghiệp đa ngành đi vào hoạt động

UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo các sở, ngành liên quan gấp rút hoàn tất các thủ tục đưa Khu công nghiệp Cây Trường tại huyện Bàu Bàng đi vào hoạt động.
Gia Lai: Cần hướng đến xây dựng chuỗi giá trị mía đường đủ mạnh

Gia Lai: Cần hướng đến xây dựng chuỗi giá trị mía đường đủ mạnh

Mía đường đang trở thành ngành hàng chủ lực của tỉnh Gia Lai. Trước áp lực cạnh tranh đòi hỏi địa phương phải xây dựng chuỗi giá trị mía đường đủ mạnh.
Hạ Long ‘hồi sinh’ sau bão số 3: Đảm bảo an toàn và hấp dẫn du khách

Hạ Long ‘hồi sinh’ sau bão số 3: Đảm bảo an toàn và hấp dẫn du khách

TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã khẩn trương triển khai nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau bão và chuẩn bị sẵn sàng để đón khách du lịch trở lại từ ngày 13/9.
Tiến độ triển khai thực hiện 3 vùng nông nghiệp công nghệ cao Đà Nẵng đến đâu?

Tiến độ triển khai thực hiện 3 vùng nông nghiệp công nghệ cao Đà Nẵng đến đâu?

Cả 3 vùng nông nghiệp công nghệ cao Đà Nẵng đều đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết nhưng đến nay phần “nằm trên giấy” vẫn nhiều hơn phần đã triển khai.
Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Với sự chủ động chuẩn bị từ sớm, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối lớn tại Sơn La đã dự trữ hàng hóa nhu yếu phẩm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Bà Rịa – Vũng Tàu: 8 tháng, thu hút đầu tư đạt trên 74.000 tỷ đồng

Bà Rịa – Vũng Tàu: 8 tháng, thu hút đầu tư đạt trên 74.000 tỷ đồng

Trong 8 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư trong và ngoài nước cấp mới, tăng thêm của Bà Rịa – Vũng Tàu là hơn 74.000 tỷ đồng, đạt 108,7% kế hoạch năm 2024.
Bạc Liêu: Mô hình luân canh tôm- lúa giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu

Bạc Liêu: Mô hình luân canh tôm- lúa giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu

Mô hình luân canh tôm - lúa cải tiến tại tỉnh Bạc Liêu giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm yếu tố “may rủi” và tăng năng suất, nâng cao thu nhập.
TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4IR) tại HEF 2024

TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4IR) tại HEF 2024

Lễ khánh thành và lễ ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4IR) tại TP. Hồ Chí Minh là một sự kiện quan trọng trong khuôn khổ của HEF 2024.
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Đồng Nai: Tích cực tìm hướng chuyển đổi mô hình khu công nghiệp xanh và thông minh

Đồng Nai: Tích cực tìm hướng chuyển đổi mô hình khu công nghiệp xanh và thông minh

Đồng Nai đã ký hợp tác với thành phố Kobe (Nhật Bản) nhằm trao đổi kinh nghiệm, phối hợp nghiên cứu chuyển đổi mô hình khu công nghiệp xanh và thông minh.
Bình Thuận: Cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1

Bình Thuận: Cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1

Ngày 10/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Hồng Hải chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tiến độ công tác triển khai thực hiện dự án Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1.
Bình Dương: Tập trung thu hút dự án có công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường

Bình Dương: Tập trung thu hút dự án có công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường

Tỉnh Bình Dương sẽ tập trung thu hút những dự án công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường trong hội nghị xúc tiến đầu tư và thu hút đầu năm 2024 sắp tới.
Tiền Giang: Sắp có thêm 2 khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động

Tiền Giang: Sắp có thêm 2 khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động

Sở Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn tất thủ tục thành lập Khu công nghiệp Tân Phước 1, đưa Cụm công nghiệp Gia Thuận 2 hoạt động cuối năm nay.
Tỉnh Quảng Nam quyết xóa tàu cá

Tỉnh Quảng Nam quyết xóa tàu cá '3 không'

Chạy đua với thời gian đến ngày 30/9/2024 hoàn thành xóa tất cả tàu cá '3 không', tỉnh Quảng Nam đến từng nhà ngư dân để hướng dẫn đăng ký, cấp phép tàu cá.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động