Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận nói gì về vụ chuyển đổi hơn 600ha rừng làm hồ thủy lợi Ka Pét?

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận tổ chức họp báo khi việc chuyển đổi hơn 600ha rừng để làm hồ thủy lợi Ka Pét trở thành tâm điểm của báo chí và dư luận.
Hà Tĩnh: Nắng nóng khô hạn kéo dài, hồ thủy lợi Kẻ Gỗ trơ đáy Bình Thuận: Khảo sát vùng rừng hơn 600ha dự kiến làm hồ thủy lợi Ka Pét

Tầm quan trọng làm hồ thủy lợi Ka Pét

Như Vuasanca đã thông tin, trước đó việc tỉnh Bình Thuận lên kế hoạch chuyển đổi hơn 600ha rừng để làm hồ thủy lợi Ka Pét (thuộc xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận), dư luận đặc biệt quan tâm việc xây dựng dự án hồ chứa nước Ka Pét sẽ gây ảnh hưởng đến hơn 600 ha rừng tại địa phương này? Đồng thời, tồn tại nhiều thông tin trái chiều liên quan dự án.

Chiều 7/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận tổ chức họp báo cung cấp thông tin liên quan dự án trên. Thông tin tại buổi họp báo, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Dương Văn An cho biết, hiện chỉ 20% đất nông nghiệp ở Bình Thuận, tương đương 57.000ha, được tưới nước chủ động.

Diện tích rất lớn chưa được tưới tập trung ở phía Nam như Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, La Gi. Khoảng 619ha rừng sẽ trở thành hồ thủy lợi, nhưng đổi lại sẽ cấp nước tưới trực tiếp cho hơn 7.760ha đất nông nghiệp - gấp 13 lần diện tích rừng bị mất, và nước sinh hoạt tới 120.000 dân huyện Hàm Thuận Nam, Thành phố Phan Thiết.

Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận nói gì về vụ chuyển đổi hơn 600ha rừng làm hồ thủy lợi Ka Pét?
Toàn cảnh buổi họp báo cung cấp thông tin liên quan dự án hồ thủy lợi Ka Pét.

Cũng theo Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, dự án hồ thủy lợi Ka Pét còn cấp nước cho các hồ ở hạ du, gián tiếp tưới nước cho hơn 6.200ha, cung cấp 2,63 triệu m3 nước mỗi năm cho Khu công nghiệp Hàm Kiệm II; phòng, chống lũ, lụt, cải tạo môi trường sinh thái cho một số vùng hạ du của tỉnh.

“Quá trình triển khai các thủ tục để thực hiện dự án đã nhận được các đóng góp và không có nhiều ý kiến phản đối dự án. Nhưng, hiện dư luận cả nước lại quan tâm rất nhiều đến dự án này, trong đó có người ủng hộ, người không ủng hộ… Bình Thuận tổ chức họp báo để thông tin đầy đủ về quá trình chuẩn bị hồ sơ dự án trình các cấp phê duyệt, cũng như quy mô, cách thức khai thác, bảo vệ rừng”, ông Dương Văn An cho biết thêm.

Phát biểu tại đây, đại diện Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận thông tin, dự án hồ chứa nước Ka Pét là dự án quan trọng quốc gia, được Quốc hội quyết định và quyết định điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư tại Nghị quyết 93/2019/QH14 ngày 26-11-2019và Nghị quyết 101/2023/QH15 ngày 24-6-2023. Theo đó, quy mô hồ Ka Pét có dung tích trên 51 triệu m3, tổng mức đầu tư và nguồn vốn của dự án là hơn 874 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2019 đến hết năm 2025.

Tổng diện tích đất dự án là 697,73ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 679,72ha (đất có rừng 619,5ha, gồm: rừng đặc dụng 137,95ha; rừng phòng hộ 0,51ha; rừng sản xuất 440,4ha, đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 40,72ha và đất không có rừng 60,1ha); diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 18,01ha.

Khi thực hiện dự án, tổng diện tích phải trồng rừng thay thế theo Điều 21 Luật Lâm nghiệp là 1.844,54ha. UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định 3263/QĐ-UBND ngày 30-12-2020 về việc phê duyệt phương án trồng rừng thay thế (đợt I) với diện tích 434,22ha (cho 144,74ha rừng tự nhiên). Đối với phần diện tích cần trồng rừng thay thế còn lại (1.410,32ha), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận đang rà soát để mở rộng thêm vị trí trồng rừng thay thế bổ sung, đảm bảo diện tích trồng rừng thay thế của dự án.

Dự án được nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng…

Tại báo cáo về tình hình triển khai thực hiện dự án hồ chứa nước Ka Pét, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận thông tin, dự án được người dân tỉnh Bình Thuận nói chung, người dân huyện Hàm Thuận Nam và các huyện lân cận nói riêng mong đợi từ nhiều năm qua.

Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận nói gì về vụ chuyển đổi hơn 600ha rừng làm hồ thủy lợi Ka Pét?
Trước đó ngày 6/9, Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận tổ chức khảo sát khu vực 600ha rừng dự kiến làm hồ thủy lợi Ka Pét.

Dự án được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã khảo sát, quy hoạch hồ ở vị trí này (Quyết định số 366 NN-QH/TL/QĐ ngày 26/12/1995 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc phê duyệt định hướng quy hoạch tổng quan cân bằng nước cho tỉnh Bình Thuận đến năm 2010), dự án dự kiến đầu tư giai đoạn 1998-1999.

Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt Quy hoạch thủy lợi sông La Ngà tại Quyết định số 3519/QĐ-BNN-KH ngày 17/11/2006. Qua đó, danh mục đầu tư có hồ La Ngà 3 với nhiệm vụ là tưới cho 39.000 ha, trong đó chuyển nước vùng cao thượng nguồn sông Cà Ty thông qua hồ Ka Pét tưới 20.000 ha.

Đến năm 2013, UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 410/QĐ-UBND ngày 18/02/2013. UBND tỉnh Bình Thuận vẫn giữ nguyên dự án và dự kiến đầu tư cuối giai đoạn 2011-2015…

Gần đây nhất tại Quyết định số 847/QĐ-TTg ngày 14/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự án là hồ đầu tư mới có chức năng điều tiết liên vùng. Theo đó, quy hoạch dự án có từ rất sớm. Tỉnh đã lập dự án để thực hiện từ năm 2010 nhưng không có vốn nên kéo dài.

Đến năm 2017 sau khi được bố trí vốn dự án tiếp tục triển khai, quá trình báo cáo Chính phủ xin chuyển mục đích sử dụng rừng và đất rừng. Ngày 30/8/2018 Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 1114/TTg-NN, xác định dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng trên 50 ha nên phải được Quốc hội Quyết định chủ trương đầu tư.

Quá trình thẩm định hồ sơ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đã được nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lưỡng đúng theo quy trình, được các Bộ ngành có liên quan và các chuyên gia gia phản biện góp ý nhiều lần và tổ chức kiểm tra khảo sát thực địa như: Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Kế hoạch và Đầu tư…

Đối với công tác kiểm kê hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp, theo Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, sau khi ký hợp đồng và tiếp nhận hơn 237 mốc cao, tọa độ, mốc ranh công trình vào ngày 20/11/2020.

Đơn vị tư vấn đã triển khai ngay công tác kiểm kê hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của dự án và đến ngày 4/12/2020 cơ bản hoàn thành tại hiện trường; các sở, ban, ngành của tỉnh đã tập trung phối hợp kiểm tra, thẩm định hồ sơ từ ngày 9/12/2020 và đến ngày 28/12/2020 có báo cáo kết quả kiểm kê hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tại Công văn số 2144/CCKL-SDPTR của Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận.

Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận nói gì về vụ chuyển đổi hơn 600ha rừng làm hồ thủy lợi Ka Pét?
Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Dương Văn An

Trên cơ sở đó UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3263/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 phê duyệt phương án trồng rừng thay thế (đợt I) khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án với diện tích 434,22 ha (trồng thay thế 144,74 ha rừng tự nhiên) tại 8 tiểu khu thuộc lâm phần Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kou với loại cây Dầu, mật độ 625 cây/ha. Còn 1.410,32 ha đang rà soát bổ sung để đảm bảo diện tích trồng rừng thay thế của dự án theo quy định pháp luật về lâm nghiệp.

Thông tin về hiện trạng điều tra, kiểm kê rừng trong khu vực dự án, ông Đỗ Văn Thông, Phân viện trưởng Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ cho biết, thực hiện đúng các quy định, quy chuẩn hiện hành.

Theo đó, kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng rừng sơ bộ cho thấy, trong tổng số 679,72ha đất rừng có 619,58ha đất có rừng (rừng tự nhiên 612,48 ha và rừng trồng 7,1ha) và 60,14ha đất không có rừng.

Phân theo mục đích sử dụng có 149,9ha rừng đặc dụng, 0,86ha rừng phòng hộ, 440,4ha rừng sản xuất và 40,72ha nằm ngoài quy hoạch ba loại rừng.

Về trạng thái rừng, trong số 612,48ha (chiếm 90,11%) có trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất LRRL giàu là 12,22 ha (chiếm 1,80%), trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất LRRL trung bình là 120,25 ha (chiếm 17,69%), trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất LRRL nghèo là 43,04 ha (chiếm 6,33%), trạng thái rừng hỗn giao tự nhiên núi đất là 436,11 ha (chiếm 64,16%) và trạng thái rừng hỗn giao tự nhiên núi đất là 0,86 ha (chiếm 0,13%).

Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận nói gì về vụ chuyển đổi hơn 600ha rừng làm hồ thủy lợi Ka Pét?
Phối cảnh dự án hồ chứa nước Ka Pét ở huyện huyện Hàm Thuận Nam

Ngoài ra, đối với công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án (ĐTM), theo Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, công tác lập báo cáo đánh giá ĐTM đã hoàn thành vào tháng 9/2020. Do dự án phải trình điều chỉnh chủ trương đầu tư nên chưa đủ cơ sở trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt. Hiện nay, Quốc hội khóa XV kỳ họp thứ 5 đã thông qua điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tại Nghị Quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023.

Ngày 4/7/2023, UBND tỉnh Bình Thuận chấp thuận cho gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng đến ngày 30/10/2023 tại Công văn số 2412/UBND-ĐTQH. Ban Quản lý dự án nông nghiệp tỉnh đang phối hợp với đơn vị tư vấn để tổ chức lập lại hồ sơ theo quy định, cụ thể như: Hoàn chỉnh nội dung ĐTM theo biểu mẫu mới; lập mô hình đa dạng sinh học, mô hình thủy lực và lấy ý kiến của tổ chức chuyên môn về tác động của việc thực hiện dự án tới đa dạng sinh học…

Hiện, đơn vị tư vấn đang hoàn chỉnh các nội dung trong hồ sơ theo Nghị định mới để trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định.

Bình Thuận sẽ triển khai trồng rừng thay thế đồng bộ với tiến độ xây dựng dự án

Theo Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận thông tin, dự án hồ chứa nước Ka Pét là dự án quan trọng quốc gia, được Quốc hội quyết định và quyết định điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư tại Nghị quyết 93/2019/QH14 ngày 26/11/2019 và Nghị quyết 101/2023/QH15 ngày 24-6-2023. Theo đó, quy mô hồ Ka Pét có dung tích trên 51 triệu m3 , tổng mức đầu tư và nguồn vốn của dự án là hơn 874 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2019 đến hết năm 2025.

Tổng diện tích đất dự án là 697,73ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 679,72ha (đất có rừng 619,5ha, gồm: rừng đặc dụng 137,95ha; rừng phòng hộ 0,51ha; rừng sản xuất 440,4ha, đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 40,72ha và đất không có rừng 60,1ha); diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 18,01ha.

Khi thực hiện dự án, tổng diện tích phải trồng rừng thay thế theo Điều 21 Luật Lâm nghiệp là 1.844,54ha. UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định 3263/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 về việc phê duyệt phương án trồng rừng thay thế (đợt I) với diện tích 434,22ha (cho 144,74ha rừng tự nhiên). Đối với phần diện tích cần trồng rừng thay thế còn lại (1.410,32ha), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận đang rà soát để mở rộng thêm vị trí trồng rừng thay thế bổ sung, đảm bảo diện tích trồng rừng thay thế của dự án.

Kim Đồng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quy hoạch Khu kinh tế Đồng Đăng - Lạng Sơn trở thành cửa khẩu thông minh có hạ tầng hiện đại

Quy hoạch Khu kinh tế Đồng Đăng - Lạng Sơn trở thành cửa khẩu thông minh có hạ tầng hiện đại

Mục tiêu đến năm 2045, Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn trở thành động lực thúc đẩy Lạng Sơn thành thành phố biên giới xanh gắn với cửa khẩu thông minh
Xuất hiện hàng loạt kỷ lục chưa từng có tại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Xuất hiện hàng loạt kỷ lục chưa từng có tại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024 hiện đang giữ hàng loạt kỷ lục đặc biệt, chưa từng có so với các năm trước về trọng lượng, thời gian nuôi dưỡng các "ông trâu"...
Hải Phòng: Những hình ảnh mới nhất về Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2024

Hải Phòng: Những hình ảnh mới nhất về Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2024

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2024 sẽ diễn ra vào sáng ngày 21/9 tại Sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn.
Bắc Ninh: Tăng tỷ lệ nội địa hóa doanh nghiệp để nâng sức cạnh tranh

Bắc Ninh: Tăng tỷ lệ nội địa hóa doanh nghiệp để nâng sức cạnh tranh

Không chỉ địa phương mà các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng mong muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ninh Thuận tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI năm 2024

Ninh Thuận tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI năm 2024

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024 sẽ diễn ra 03 ngày, từ ngày 27/9/2024 đến 29/9/2024 tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Sập cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445

Hoà Bình: Sập cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445

Khoảng 1h sáng ngày 19/9, đã xảy ra vụ sập cầu trên đường tỉnh 445 thuộc tổ 2, phường Kỳ Sơn, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Đà Nẵng: Người dân chủ động ứng phó bão số 4

Đà Nẵng: Người dân chủ động ứng phó bão số 4

Trước nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp của áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4, người dân thành phố Đà Nẵng chủ động chèn chống nhà cửa để đảm bảo an toàn.
TP. Vũng Tàu chốt thời gian Vũng Tàu Intourco và Hải Dương Intourco bàn giao mặt bằng

TP. Vũng Tàu chốt thời gian Vũng Tàu Intourco và Hải Dương Intourco bàn giao mặt bằng

TP. Vũng Tàu sẽ tổ chức cưỡng chế, thu hồi phần diện tích đất mà Công ty Vũng Tàu Intourco và Hải Dương Intourco đang sử dụng vào ngày 25/9.
Tích cực hỗ trợ người dân Hải Dương tiêu thụ cá lồng, khôi phục sản xuất sau bão lũ

Tích cực hỗ trợ người dân Hải Dương tiêu thụ cá lồng, khôi phục sản xuất sau bão lũ

Hỗ trợ, kết nối tiêu thụ cá lồng bè cho người dân Hải Dương để giảm bớt thiệt hại, sớm ổn định lại sản xuất đang được các cơ quan chức năng tích cực triển khai.
Đà Nẵng: Ngư dân dầm mưa kéo tàu, thuyền lên bờ tránh bão số 4

Đà Nẵng: Ngư dân dầm mưa kéo tàu, thuyền lên bờ tránh bão số 4

Ngư dân Đà Nẵng đang khẩn trương kéo tàu, thuyền lên đường tập kết, chằng néo trước khi bão số 4 đổ bộ.
Tuyên Quang chung tay hỗ trợ người dân tái thiết sản xuất sau bão lũ

Tuyên Quang chung tay hỗ trợ người dân tái thiết sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 đi qua, để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề. Nhằm ổn định đời sống người dân, tỉnh Tuyên Quang đang đẩy nhanh tiến độ khôi phục kinh tế.
Thừa Thiên Huế: Hơn 10 nhà dân bị tốc mái do lốc xoáy

Thừa Thiên Huế: Hơn 10 nhà dân bị tốc mái do lốc xoáy

Hơn 10 nhà dân thuộc 2 xã Phú Hồ, Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế bị tốc mái do lốc xoáy lúc rạng sáng.
Thừa Thiên Huế: Mưa lớn, cảnh báo lũ lụt nhiều nơi

Thừa Thiên Huế: Mưa lớn, cảnh báo lũ lụt nhiều nơi

24 giờ qua, tại Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to, dự báo những ngày tới, do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới trên địa bàn mưa rất to, cảnh báo ngập lụt nhiều nơi.
Tuyên Quang: Triển khai hiệu quả các chính sách mới về đất đai, nhà ở và bất động sản

Tuyên Quang: Triển khai hiệu quả các chính sách mới về đất đai, nhà ở và bất động sản

Triển khai có hiệu quả việc thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của Tuyên Quang.
Năm 2024, Bắc Ninh dự kiến chỉ có 2 chỉ tiêu vượt kế hoạch

Năm 2024, Bắc Ninh dự kiến chỉ có 2 chỉ tiêu vượt kế hoạch

Dự báo ước thực hiện cả năm 2024, toàn tỉnh Bắc Ninh chỉ có 2/17 chỉ tiêu vượt kế hoạch, 8/17 chỉ tiêu đạt.
Gia Lai: Thành lập Đoàn kiểm tra các dự án từ Quỹ phòng, chống thiên tai

Gia Lai: Thành lập Đoàn kiểm tra các dự án từ Quỹ phòng, chống thiên tai

Tỉnh Gia Lai thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát một số dự án, công trình có nguồn cấp từ Quỹ phòng, chống thiên tai sau khi Vuasanca phản ánh.
Bộ Công Thương góp ý triển khai quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030

Bộ Công Thương góp ý triển khai quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng vừa ký văn bản góp ý dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đắk Nông: Sụt lún, sạt trượt rất nghiêm trọng bên đường Hồ Chí Minh

Đắk Nông: Sụt lún, sạt trượt rất nghiêm trọng bên đường Hồ Chí Minh

Tỉnh Đắk Nông triển khai khắc phục tình trạng sạt lở, nhằm bảo vệ an toàn đường Hồ Chí Minh đoạn qua xã Quảng Tín, huyện Đắk R'lấp.
Hải Dương: Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Hải Dương: Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Hải Dương đề nghị tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Lãnh đạo tỉnh Nam Định xúc tiến thu hút đầu tư tại Thụy Sỹ

Lãnh đạo tỉnh Nam Định xúc tiến thu hút đầu tư tại Thụy Sỹ

Tiếp sau chuyến xúc tiến thu hút đầu tư tại Đức, lãnh đạo tỉnh Nam Định tiếp tục tổ chức hoạt động tương tự tại Thụy Sỹ.
Hải Phòng: Khẩn cấp di dời tài sản của hơn 300 hộ dân tại chung cư Vạn Mỹ

Hải Phòng: Khẩn cấp di dời tài sản của hơn 300 hộ dân tại chung cư Vạn Mỹ

Sáng 17/9, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng phối hợp các lực lượng chức năng hỗ trợ di chuyển tài sản của các hộ dân tại chung cư cũ Vạn Mỹ vì nguy hiểm cấp độ D.
Hải Phòng hoàn thành trồng, dựng lại cây xanh bị gãy, đổ trên nhiều tuyến phố

Hải Phòng hoàn thành trồng, dựng lại cây xanh bị gãy, đổ trên nhiều tuyến phố

Theo thống kê đến ngày 16/9, bão số 3 làm hơn 82.000 cây xanh bị gãy đổ. Đến nay, TP. Hải Phòng cơ bản hoàn thành thu dọn cũng như trồng dựng lại các cây xanh.
Sau vụ sập cầu Phong Châu, TP. Hồ Chí Minh khẩn trương kiểm tra cầu sắt cũ, cầu lâu năm

Sau vụ sập cầu Phong Châu, TP. Hồ Chí Minh khẩn trương kiểm tra cầu sắt cũ, cầu lâu năm

Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh đề nghị UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức kiểm tra cầu sắt cũ, cầu lâu năm, không đồng bộ với trọng tải trên địa bàn.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Thông tin mới nhất vụ suất ăn 30.000 đồng của giáo viên chỉ có 2 miếng chả

Bà Rịa – Vũng Tàu: Thông tin mới nhất vụ suất ăn 30.000 đồng của giáo viên chỉ có 2 miếng chả

Các giáo viên Trường Mầm non Ánh Dương (Bà Rịa – Vũng Tàu) được Ban Giám hiệu trường trả lại tiền ăn đã đóng trước đó sau khi trừ đi tiền ăn những ngày vừa qua.
Yên Bái: Hiện trường tìm kiến nạn nhân vụ sạt lở đất tại Át Thượng

Yên Bái: Hiện trường tìm kiến nạn nhân vụ sạt lở đất tại Át Thượng

Tính đến thời điểm hiện tại đã có 8 nạn nhân được tìm thấy trong vụ sạt lở đất xảy ra tại thôn Át Thượng, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động