Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Lào Cai: Tạo dựng sinh kế bền vững cho bà con nhờ cây chè

Lào Cai xác định, chè và các sản phẩm từ chè là sản phẩm chủ lực mang lại sinh kế bền vững cho bà con vùng dân tộc của địa phương.
Lào Cai: Thu gần 115 tỷ đồng từ cây ăn quả ôn đới Lào Cai thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Vị ngọt trong từng búp chè

Giới sành chè thì không thể không biết đến Chè Cổ Thụ nức tiếng Tả Thàng - Mường Khương (Lào Cai). Tại vùng đất này, những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi vẫn cứ mơn mởn bám trụ trên triền núi, uống từng giọt sương rơi, tắm nắng sớm mai, chắt chiu từng nguồn dinh dưỡng từ mảnh đất nơi này và ngày ngày được hấp thụ mạch nước dưới khe - thứ nước được cho làm nên quốc hồn cho giống chè nơi đây, những búp trè có một không hai, vị ngọt đậm đà và hương thơm đặc trưng không lẫn vào đâu được.

Lào Cai: Tạo dựng sinh kế bền vững cho bà con nhờ cây chè
Chè cổ thụ là đặc sản của bà con đồng bào dân tộc thiểu số Lào Cai (Ảnh: Cổng thông tin đối ngoại tỉnh Lào Cai)

Những gốc chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi có cây cao đến cả chục mét, bà con người Mông muốn có được những búp chè ngon, phải trèo lên cây để hái. Giống chè Shan tuyết cổ thụ được bà con đồng bào Mông nơi đây chăm sóc, bảo tồn và thu hái mỗi vụ, đã cung cấp cho các nhà máy chế biến chè một nguồn nguyên liệu siêu sạch, an toàn, bổ dưỡng cho sức khỏe…

Chè Shan tuyết là một trong những loại chè đặc sản của vùng núi cao Tây Bắc, là tinh hoa của đất trời. Loại chè này có vị đặc trưng của miền sơn cước có công dụng giúp giải nhiệt, giải độc cơ thể, giúp ăn ngon, ngủ ngon, đặc biệt rất tốt cho người lớn tuổi. Vì những giá trị lớn đó, những sản vật này đang được người dân quan tâm đầu tư, sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, vừa đảm bảo an toàn, vừa lưu giữ được hương vị đặc trưng, mang tính khác biệt và đã tạo được thương hiệu, có mặt tại nhiều thị trường. Chè nổi tiếng có màu nước đẹp, khi pha nước chè có màu xanh nhạt quyện lẫn màu vàng nhạt như mật ong rừng, có hương thơm quyến rũ. Nước chè có vị ngọt thơm để lại vị ngọt lâu trong miệng sau khi uống…

Không chỉ riêng huyện Mường Khương, tại nhiều địa phương ở Lào Cai, cây chè đã thực sự khẳng định rõ vai trò cây trồng chủ lực. Theo thống kê, toàn tỉnh Lào Cai hiện có khoảng trên 7.340 ha chè trồng tập trung, trong đó, có 4.868 ha chè kinh doanh, hơn 2.470 ha chè kiến thiết cơ bản. Người trồng chè ở Lào Cai trồng một số giống chè chủ yếu như: Chè Shan, chè chất lượng cao (Kim Tuyên, Ô Long, Thúy Ngọc…), chè lai, chè trung du. Năng suất chè búp tươi năm 2022 đạt 76,3 tạ/ha. Năm 2022, sản lượng chè búp tươi đạt 39.155 tấn; giá trị sản xuất từ cây chè đạt 274 tỷ đồng.

Đặc biệt, những cây chè cổ thụ của Lào Cai nằm ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, có đường kính từ 20 - 40 cm; rêu phong bao phủ, mọc dưới tán rừng tự nhiên với giá bán lên tới hàng triệu đồng/kg thành phẩm đang thực sự được coi là báu vật địa phương cần được bảo tồn và phát huy giá trị.

Cùng với mở rộng diện tích, xây dựng các vùng chuyên canh chè sạch, chè an toàn… Lào Cai cũng quan tâm hỗ trợ phát triển công nghệ chế biến các sản phẩm chè. Trên địa bàn tỉnh hiện có 14 doanh nghiệp, cơ sở chế biến sản phẩm chè; bao gồm 4 nhà máy, 10 xưởng chế biến, công suất chế biến đạt trên 180 tấn chè búp tươi/ngày. Ngoài ra, có khoảng trên 350 lò chế biến công suất nhỏ theo quy mô hộ gia đình.

Việc hình thành các vùng sản xuất chè tập trung theo hướng hàng hóa trên địa bàn toàn tỉnh đã tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động, trong đó phần lớn là bà con dân tộc thiểu số và miền núi có việc làm và thu nhập ổn định. Hiện tại, tỉnh đã phát triển được vùng chè tại các xã vùng cao đặc biệt khó khăn, với hàng ngàn ha được áp dụng thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè, sản xuất chè hữu cơ, chè chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu.

Chất lượng vùng chè nâng lên rõ rệt đã hình thành vùng sản xuất liên kết chế biến ổn định cho các huyện: Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng. Các sản phẩm chè ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại, đảm bảo phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng trong và ngoài nước như: Chè sao lăn, chè xanh, chè Ô Long, chè Hương Nhài...

Hiện toàn tỉnh đã xây dựng được nhiều vùng chè có năng suất cao và chất lượng tốt, nổi tiếng như: Bản Liền (Bắc Hà); Lùng Vai, Cao Sơn (Mường Khương); Phong Hải, Phú Nhuận (Bảo Thắng)… Một số sản phẩm chế biến đã được đạt chứng nhận OCOP đạt từ 3 đến 5 sao (trong đó, sản phẩm Hợp tác xã chè Bản Liền Bắc Hà đạt 5 sao).

Lào Cai: Tạo dựng sinh kế bền vững cho bà con nhờ cây chè
Chè Shan tuyết đặc sản Bắc Hà - Lào Cai (Ảnh: Cổng thông tin đối ngoại tỉnh Lào Cai)

Sản phẩm chè hiện nay chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Trung Đông và nội tiêu, giá trung bình đạt 2.600 USD/tấn. Trên địa bàn tỉnh có một số công ty, hợp tác xã sản xuất chè đáp ứng được các thị trường khó tính, xuất khẩu sang thị trường Đài Loan với các loại sản phẩm chè Ô long. Đặc biệt, sản phẩm chè tại huyện Bắc Hà đạt tiêu chuẩn hữu cơ được Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Bắc Hà liên kết xuất khẩu sang thị trường châu Âu và Mỹ (mỗi năm đạt 120 tấn).

Nhiều thương hiệu chè được xây dựng thành công

Thời gian qua, việc phát triển các loại cây trồng chủ lực nói chung, nhất là phát triển cây chè gắn với vùng chế biến và tiêu thụ sản phẩm đã mở ra cơ hội giúp nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, phát triển mạnh các sản phẩm sạch, sản phẩm có nguồn gốc chất lượng cao và tạo ra sự liên kết giữa các vùng sản xuất; từ đó xây dựng thương hiệu hàng hóa của từng địa phương, góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của bà con nông dân.

Nâng cao giá trị cho cây chè, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã chú trọng xây dựng thương hiệu. Một trong số đó là chè Shan tuyết hữu cơ Bản Liền mang tên “Lương Gia Trà” của gia đình anh Lương Văn Cầu, dân tộc Tày, thôn Đội 2, xã Bản Liền. Từ một xưởng trà nhỏ, đến nay, sau gần 10 năm nỗ lực xây dựng thương hiệu “Lương Gia Trà”, với sản phẩm chè Shan tuyết Bản Liền, thị trường tiêu thụ chè của xưởng đã được mở rộng ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, chủ yếu là TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và xuất khẩu ra nước ngoài (Trung Quốc, Đài Loan). Trung bình mỗi năm xưởng thu mua trên 50 tấn chè búp tươi, 15 tấn chè khô cho người dân. Hiện tại, xưởng đã và đang đưa ra thị trường 5 sản phẩm chính gồm: Chè xanh Shan tuyết, chè đen Shan tuyết, chè phổ nhĩ, hồng trà, bạch trà.

Nhằm đẩy mạnh phát triển thương hiệu chè Shan tuyết Bản Liền, năm 2022, “Lương Gia Trà” đã được Sở Công Thương tỉnh Lào Cai cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, đảm bảo vệ sinh. Đầu năm 2023 tiến hành xây dựng tem, nhãn mác và đang xúc tiến xây dựng sản phẩm OCOP 3 sao đối với các sản phẩm chè của “Lương Gia Trà”.

Lào Cai: Tạo dựng sinh kế bền vững cho bà con nhờ cây chè
Cây chè mang lại sinh kế cho bà con tỉnh Lào Cai

Ngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai đã đề ra mục tiêu, kế hoạch năm 2023 trồng mới 1.055 ha chè, mục tiêu đến năm 2025, diện tích chè tập trung toàn tỉnh đạt 8.420 ha và tập trung đầu tư thâm canh trên 5.000 ha chè kinh doanh theo hướng sản xuất an toàn; nâng cao năng suất, chất lượng chè ổn định trên 10 tấn/ha/năm.

Đặc biệt, địa phương đang phát triển và phục tráng giống chè cổ trên địa bàn để nâng cao giá trị vùng trồng chè; quảng bá, giới thiệu sản phẩm để chè để ngày càng có nhiều người biết đến và tin dùng, tạo thị trường tiêu thụ ổn định để giúp đồng bào ở đây có thu nhập cao hơn từ cây chè cổ thụ.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.
Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh liên kết với người dân nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè shan tuyết Tô Múa.
Công nghệ số đưa nông sản Lạng Sơn vươn ra

Công nghệ số đưa nông sản Lạng Sơn vươn ra 'biển lớn'

Hình ảnh người nông dân Xứ Lạng livestream bán na và các nông sản đặc sản của tỉnh không còn là điều xa lạ với người dùng mạng xã hội tại Việt Nam.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Xác định hội chợ triển lãm là kênh xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao, Lạng Sơn đã và đang đẩy mạnh hoạt động này
Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu giới thiệu, quảng bá du lịch các đặc sản miền núi, đặc biệt là sản phẩm ớt A Riêu của tỉnh Quảng Nam, đến với du khách.
Người phụ nữ đam mê

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái

Đến với Chiềng Pằn, hỏi nghệ nhân Lò Thị Xuân, nhiều người sẽ kể cho bạn nghe về một người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hóa Thái.
Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu huyện miền núi A Lưới đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
Hà Giang: Nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

"Cho cần câu chứ không tặng con cá", cách làm này đã giúp nhiều chị em phụ nữ dân tộc thiểu số ở Hà Giang cải thiện sinh kế, từng bước thoát nghèo.
Lai Châu: Mục tiêu đưa Sìn Hồ trở thành trung tâm du lịch của miền núi phía Bắc

Lai Châu: Mục tiêu đưa Sìn Hồ trở thành trung tâm du lịch của miền núi phía Bắc

Huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển nông, lâm nghiệp gắn với du lịch… địa phương đang tìm các ý tưởng, giải pháp.
Thái Nguyên: Hiệu quả từ những chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Hiệu quả từ những chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thu hẹp khoảng cách vùng, miền Thái Nguyên đang tích cực triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thừa Thiên Huế: Phát triển du lịch tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Phát triển du lịch tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Nam Đông và A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.Qua đó tạo công ăn việc làm, sinh kế, thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Lai Châu: Diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Phong Thổ

Lai Châu: Diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Phong Thổ

Sáng nay (24/5), huyện Phong Thổ (Lai Châu) đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024.
Khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa

Khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa

Thông qua việc xây dựng 4 câu lạc bộ sinh hoạt văn hoá dân gian nhằm khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa.
3 địa phương được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

3 địa phương được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ triển khai hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể dân tộc số có nguy cơ mai một tại 3 địa phương.
Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, hàng nghìn hộ dân ở huyện biên giới Bát Xát (Lào Cai) đã thoát nghèo.
Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Với đặc thù là xã vùng cao biên giới, nhưng với sức mạnh từ sự đoàn kết, xây dựng nông thôn mới tại Bát Mọt (tỉnh Thanh Hóa) đang hoàn thiện từng ngày.
Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Với cách thiết kế tỉ mỉ, họa tiết độc đáo, bố cục chặt chẽ đã tạo nên bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xá Phó mang nhiều giá trị về nghệ thuật thẩm mỹ.
Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Chiều 25/3, tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Lào Cai dự kiến sắp xếp, bố trí ổn định cho 613 hộ dân cư với kinh phí hơn 103 tỷ đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động