Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Lao động có kỹ năng: “Chìa khóa” nâng cao năng suất

Chỉ gần 30% lực lượng lao động đã qua đào tạo, có chứng chỉ, bằng cấp; trong khi nhân sự qua đào tạo lại chưa phù hợp với thực tiễn… khiến nhiều công việc không hiệu quả, dẫn đến năng suất lao động thấp. Do đó, lao động có kỹ năng được coi là một trong những “chìa khóa” giúp nâng cao năng suất lao động.

Còn khoảng cách lớn

Năng suất lao động của Việt Nam dù đã được cải thiện nhiều nhưng đến nay vẫn còn thấp và có khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực. Qua một số kết quả khảo sát thực tế cho thấy, năng suất lao động theo sức mua tương đương năm 2019 của Việt Nam chỉ bằng 7,64% mức năng suất của Singapore; 19,53% của Malaysia; 37,92% của Thái Lan; 45,56% của Indonesia; 56,88% của Philippines; 88,05% của Lào; chỉ cao hơn Campuchia 1,6 lần.

Lao động có kỹ năng: “Chìa khóa” nâng cao năng suất
Cần chú trọng đào tạo lại nghề cho người lao động

Một trong những nguyên nhân khiến năng suất lao động của Việt Nam còn thấp được chuyên gia chỉ ra là sản xuất công nghiệp trong nước vẫn tập trung chủ yếu vào công đoạn cuối cùng, đem lại giá trị gia tăng thấp; động lực trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp đang chủ yếu được thúc đẩy bởi khu vực FDI.

Cùng với đó, chi phí thương mại của Việt Nam còn cao hơn mức trung bình của ASEAN về chi phí logistics; việc tổ chức, phân bố không gian phát triển ngành công nghiệp chưa khai thác tốt lợi thế cạnh tranh của các vùng...

Đáng chú ý, chất lượng, cơ cấu và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn nhiều bất cập.

Trong khi đó, tại các nước trên thế giới đều có chung quan điểm chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến tăng năng suất lao động. Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam tuy có sự cải thiện, nâng cao, nhưng vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực.

Nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường

Theo ông Trương Anh Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội): Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2021-2030 đặt ra mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 75% trong tổng lực lượng lao động, trong đó 40% có bằng cấp, chứng chỉ.

Vì vậy, nếu không đáp ứng yêu cầu kỹ năng cao, lao động Việt Nam sẽ đối mặt với rủi ro mất việc làm và bất ổn về an sinh xã hội, nhất là dưới tác động bởi ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa… ảnh hưởng đến những ngành nghề liên quan đến lao động giản đơn, thâm dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, lắp ráp, thủ công, trong khi lao động các ngành này đang chiếm tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động của Việt Nam hiện nay với khoảng 68%.

Để chuẩn bị lực lượng lao động có kỹ năng nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu đặt ra là phát triển nhanh giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, hội nhập nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn.

Năm 2021, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ - CP hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động thích ứng với bối cảnh mới.

Ông Trương Anh Dũng cho biết, việc ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt xã hội, không chỉ trong thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh mà còn có ý nghĩa, tác động lâu dài.

Tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương, hết tháng 3/2022, mới có gần 200 doanh nghiệp yêu cầu hỗ trợ và đề nghị được hướng dẫn về thủ tục thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo để duy trì việc làm cho gần 100.000 người lao động trong cả nước, kinh phí dự kiến gần 500 tỷ đồng – con số quá thấp so với kỳ vọng đặt ra. Trong khi đó, đến cuối tháng 6 này, chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Nghị quyết số 68/NQ - CP sẽ hết hạn.

Đề cập đến giải pháp nâng cao năng suất lao động, tại nhiều hội nghị, hội thảo phía chuyên gia của ILO cũng khuyến nghị, kỹ năng như một động lực để nâng cấp nền kinh tế và là thành tố then chốt để các ngành kinh tế có thể đạt được mục tiêu. Song để làm được điều này, cần sự hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường đại học với doanh nghiệp.
Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nguồn nhân lực

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Người dân phố Tân Ấp tất bật chạy lũ khi nước sông Hồng tăng cao

Hà Nội: Người dân phố Tân Ấp tất bật chạy lũ khi nước sông Hồng tăng cao

Chiều 11/9, phố Tân Ấp (Hà Nội) trở nên tất bật bởi người dân liên tục vận chuyển đồ đạc, thực phẩm để chạy lũ, di rời khỏi nơi cư trú trước mực nước tăng cao.
Phát triển bền vững: Doanh nghiệp cần hành động mạnh mẽ

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp cần hành động mạnh mẽ

Hành trình chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững chưa bao giờ dễ dàng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những hành động mạnh mẽ để đạt được mục tiêu.
Giải pháp nào để hiện thực hoá mục tiêu Net Zero vào năm 2050?

Giải pháp nào để hiện thực hoá mục tiêu Net Zero vào năm 2050?

Net Zero 2050 không phải mục tiêu đặt ra cho có, mà cấp bách và cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa để hiện thực hóa, bởi 25 năm là thời gian không còn dài.
Sự trùng hợp những cơn siêu bão, lụt kinh hoàng trong 3 năm Giáp Thìn liên tiếp

Sự trùng hợp những cơn siêu bão, lụt kinh hoàng trong 3 năm Giáp Thìn liên tiếp

Trong 3 năm Giáp Thìn 1904, 1964, 2024, Việt Nam phải hứng chịu những cơn siêu bão cuồng nộ tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, khiến nhiều người dân bị thiệt mạng.
Hà Nội phát động tiêu dùng xanh, bền vững

Hà Nội phát động tiêu dùng xanh, bền vững

Sáng 6/9, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ phát động tiêu dùng xanh, bền vững và Chương trình liên kết hợp tác bền vững giữa cơ sở phân phối bán lẻ và nhà cung ứng.

Tin cùng chuyên mục

Ngành gốm sứ hình thành mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững

Ngành gốm sứ hình thành mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững

Tối 5/9 tại Hà Nội, Sở Công Thương tổ chức kết nối “Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi ngành gốm sứ năm 2024”.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sẽ khảo sát thực tế tuyến cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sẽ khảo sát thực tế tuyến cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương

Dự kiến sáng ngày 4/9/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sẽ có buổi làm việc với tỉnh Lâm Đồng để giải quyết vướng mắc liên quan đến các dự án cao tốc.
Làng nghề ở Hà Nội chuyển mình nhờ sản xuất sạch

Làng nghề ở Hà Nội chuyển mình nhờ sản xuất sạch

Sản xuất sạch đã mang lại diện mạo mới cho các làng nghề ở Hà Nội, qua đó góp phần vào phát triển công nghiệp nông thôn theo hướng xanh, sạch và bền vững.
Lâm Đồng: Quyết tâm vượt khó, vươn lên phát triển cùng đất nước

Lâm Đồng: Quyết tâm vượt khó, vươn lên phát triển cùng đất nước

Tỉnh Lâm Đồng phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, biến thách thức thành cơ hội phát triển địa phương, 'càng khó khăn thì càng phải thi đua'.
MM Mega Market được vinh danh Doanh nghiệp Xanh 2024

MM Mega Market được vinh danh Doanh nghiệp Xanh 2024

Vừa qua, MM Mega Market Việt Nam là một trong những đơn vị bán lẻ được vinh danh trong Lễ Tôn vinh và trao Danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.Hồ Chí Minh năm 2024.
Đà Nẵng: Khám phá công nghệ tiên phong, thúc đẩy khởi nghiệp bền vững

Đà Nẵng: Khám phá công nghệ tiên phong, thúc đẩy khởi nghiệp bền vững

Đẩy mạnh khởi nghiệp bền vững, TP. Đà Nẵng khuyến khích khám phá và ứng dụng công nghệ tiên phong trong quá trình khởi nghiệp.
Chi tiết giá vé máy bay dịp nghỉ lễ Quốc khánh, chặng nào tăng cao nhất?

Chi tiết giá vé máy bay dịp nghỉ lễ Quốc khánh, chặng nào tăng cao nhất?

Tính đến chiều 29/8, Cục Hàng không cho biết giá vé máy bay nội địa tăng 40% so với trung bình giai đoạn thấp điểm.
MM Mega Market và câu chuyện giảm thải 10 triệu túi nilon mỗi năm

MM Mega Market và câu chuyện giảm thải 10 triệu túi nilon mỗi năm

Để giúp khách hàng thay đổi thói quen, hành vi trong tiêu dùng, Mega Market đã ngừng cung cấp túi nilon và cung cấp thùng giấy cho khách hàng sử dụng.
Hà Nội: Ngỡ ngàng nhiều vườn hoa

Hà Nội: Ngỡ ngàng nhiều vườn hoa 'khoác áo' mới đón dịp nghỉ lễ Quốc khánh

Nhiều người dân Hà Nội đi qua trên các vườn hoa thể hiện sự bất ngờ, trầm trồ khi các vườn hoa mang diện mạo mới trước dịp lễ Quốc khánh 2/9.
Đà Nẵng khuyến khích phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Đà Nẵng khuyến khích phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Nhằm thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, TP. Đà Nẵng đã hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp các dự án sáng tạo.
Giảm thiểu rác thải nhựa qua Cuộc thi sinh viên kinh doanh số 2024

Giảm thiểu rác thải nhựa qua Cuộc thi sinh viên kinh doanh số 2024

Giảm thiểu rác thải nhựa trên môi trường doanh trực tuyến là một trong 4 chủ đề của Cuộc thi sinh viên kinh doanh số 2024 (Digital Business Contest).
Doanh nghiệp Việt định hướng tiêu dùng xanh qua các sản phẩm bền vững

Doanh nghiệp Việt định hướng tiêu dùng xanh qua các sản phẩm bền vững

Sử dụng các chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên cho các sản phẩm thời trang, nhiều hãng thời trang Việt đã xanh hóa sản xuất và tiêu dùng theo cách riêng.
Hà Nội: Căng thẳng từ khi dắt xe máy đi làm

Hà Nội: Căng thẳng từ khi dắt xe máy đi làm

Câu chuyện căng thẳng diễn ra tại một con ngõ nhỏ ở phố Bạch Mai (Hà Nội) khi người dân phải đục tường để xe máy có thể đi lọt qua.
Thừa Thiên Huế: Cách nhận diện các thủ đoạn lừa đảo qua mạng

Thừa Thiên Huế: Cách nhận diện các thủ đoạn lừa đảo qua mạng

6 tháng năm 2024, tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 400 đơn trình báo bị lừa qua mạng; qua đó, lực lượng công an chỉ ra các phương thức lừa đảo để người dân nhận diện.
An toàn trong thi công xây dựng ở Hải Phòng: Đừng để ‘mất bò mới lo làm chuồng’

An toàn trong thi công xây dựng ở Hải Phòng: Đừng để ‘mất bò mới lo làm chuồng’

Hải Phòng hiện đang trong giai đoạn bùng nổ xây dựng, tuy nhiên đằng sau sự phát triển này là những vấn đề đáng lo ngại liên quan đến an toàn xây dựng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ tiếp nhận ủng hộ Chương trình

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ tiếp nhận ủng hộ Chương trình 'Xóa nhà tạm, nhà dột nát' tại Lâm Đồng

Tỉnh Lâm Đồng đã tiếp nhận được hơn 40 tỷ đồng từ Lễ tiếp nhận ủng hộ Chương trình ‘Xóa nhà tạm, nhà dột nát’, do các nhà hảo tâm tài trợ.
Bộ Nội vụ nói gì về nhiệm vụ của các Bộ trưởng?

Bộ Nội vụ nói gì về nhiệm vụ của các Bộ trưởng?

Bộ Nội vụ mới ban hành văn bản hợp nhất quy định chức năng của các Bộ, trong đó bao gồm nhiệm vụ của các Bộ trưởng (trừ Bộ Công an và Bộ Quốc phòng).
Giảm nhựa và phát thải thấp carbon nhờ thiết kế sinh thái

Giảm nhựa và phát thải thấp carbon nhờ thiết kế sinh thái

Nhờ thiết kế sinh thái trong sản phẩm bán ra thị trường, Nestlé Việt Nam và Nhựa Duy Tân đã góp phần giảm nhựa, tiết kiệm nguyên liệu, giảm phát thải carbon.
Thiết kế sinh thái thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thiết kế sinh thái thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Để triển khai kinh tế tuần hoàn thành công, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững, thiết kế sinh thái là công cụ góp phần tạo ra các sản phẩm bền vững.
Bộ Nội vụ nói gì về bí mật nhà nước?

Bộ Nội vụ nói gì về bí mật nhà nước?

Trong năm 2024, Bộ Nội vụ sẽ lập hồ sơ đề nghị sửa đổi Quyết định số 960/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực nội vụ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động