Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng tại các doanh nghiệp cảng biển

Nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cảng biển của Việt Nam đang ở trong tình trạng thiếu hụt nghiệm trọng.
Ngành cảng biển "thăng hoa" nhờ xuất nhập khẩu tích cực Cảng biển Hải Phòng: Đẩy mạnh đầu tư thiết bị hiện đại, tăng cường năng lực cạnh tranh

Thiếu hụt nhân lực ngành cảng biển

Báo cáo Kỹ năng ngành nghề cảng Việt Nam giai đoạn 2024-2028 vừa được công bố cho thấy, nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cảng biển của Việt Nam với khối điều khiển phương tiện thiết bị và khối khai thác, kỹ thuật, bốc xếp (lao động trực tiếp) luôn ở trong tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng, nguyên nhân thiếu hụt do khó tuyển dụng nhân sự.

Liên quan đến nhân lực trong ngành cảng biển, theo Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải): Hiện tại các doanh nghiệp cảng biển gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng được lao động có kỹ năng, trình độ chuyên môn, đi đôi với việc thiếu về số lượng do phần lớn người lao động chưa được đào tạo chuyên sâu. Theo đánh giá, chỉ khoảng 10% được đào tạo đúng ngành nên doanh nghiệp khi tuyển dụng thông thường phải mất 1-2 năm để đào tạo lại.

Đặc biệt, tính riêng cảng biển, đến năm 2030, Việt Nam dự kiến có khoảng 1.000 cầu cảng và đang phấn đấu đạt khoảng 1,5 tỷ tấn/năm với số lượng container từ 27 triệu TEU/năm nâng lên thành 54 triệu TEU/năm vào năm 2030. Theo đó, nguồn nhân lực chuyên ngành cho cảng biển nhất thiết phải tăng, nhu cầu rất lớn.

Thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng tại các doanh nghiệp cảng biển
Báo cáo Kỹ năng ngành nghề cảng Việt Nam giai đoạn 2024-2028 vừa được công bố. Ảnh: CTV

Trong đó, các lý do khó tuyển dụng nhân sự ngành cảng biển được đưa ra trong báo cáo là, ứng viên thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức và kỹ năng chuyên môn; ít cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo ngành cảng; thiếu chứng chỉ nghề chuyên ngành và thời gian, môi trường lao động khắc nghiệt; mức lương cạnh tranh cùng yêu cầu cam kết làm việc dài hạn.

Trên cơ sở đó, giải pháp cho vấn đề thiếu hụt nhân sự khối lao động trực tiếp được các doanh nghiệp cảng biển thực hiện là đào tạo nội bộ. Theo thống kê, có tới 40,5% doanh nghiệp trong ngành thường xuyên đào tạo nội bộ và 7,1% luôn luôn áp dụng hình thức này.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu nhân lực, doanh nghiệp cũng tiến hành luân chuyển nội bộ và đào tạo bổ sung trong nước, với 28,6% thực hiện thường xuyên và 4,8% luôn luôn áp dụng hình thức luân chuyển nội bộ và đào tạo bổ sung. Để đáp ứng nhu cầu nhân sự, doanh nghiệp ngành cảng biển cũng liên tục tìm kiếm các nguồn tuyển dụng mới, trong đó 23,8% doanh nghiệp thực hiện thường xuyên và 9,5% doanh nghiệp luôn áp dụng hình thức này.

Báo cáo cũng chỉ ra 5 kiến thức, kỹ năng quan trọng nhất đối với thành công trong công việc của nhân sự khối trực tiếp tại cảng có sự tương đồng ở những kiến thức, kỹ năng quan trọng nhất, bao gồm: Phòng cháy chữa cháy; An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp; an toàn giao thông và an ninh cảng; xử lý tình huống khẩn cấp và hoàn thành công việc theo chức năng nhiệm vụ.

5 xu hướng phát triển ngành cảng giai đoạn 2024-2028

5 xu hướng phát triển ngành cảng trong giai đoạn 2024-2028 được nêu trong báo cáo có tác động đến nhu cầu nhân sự ở cấp vận hành cảng, bao gồm: Cảng điện tử và cảng thông minh; thiết bị xếp dỡ tự hành; cảng xanh (sử dụng nhiên liệu sạch); robot và tự động hóa; trí tuệ nhân tạo (AI).

“Đây là những xu hướng công nghệ xanh phù hợp với chiến lược hội nhập và phát triển của Chính phủ với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, trong đó có nhiệm vụ phát triển hệ thống cảng biển là một nhiệm vụ quan trọng. Các xu hướng công nghệ trên sẽ tác động mạnh đến sự thay đổi nhu cầu nhân sự tại hệ thống cảng biển Việt Nam trong tương lai” – báo cáo Dự báo Kỹ năng nghề ngành cảng Việt Nam giai đoạn 2024-2028 nêu rõ.

Thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng tại các doanh nghiệp cảng biển
Có nhiều nguyên nhân thiếu hụt nhân sự trong ngành cảng biển. Ảnh: ST

Theo đánh giá của các doanh nghiệp cảng biển tại Việt Nam, từ năm 2024-2028, các khối nhân sự tại cảng biển sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ về nhu cầu, đặc biệt ở các cấp vận hành thiết bị, phương diện và cấp khai thác, kỹ thuật trực tiếp tại cảng do tác động của các xu hướng công nghệ, đáp ứng được nhiệm vụ phát triển kinh tế cảng biển tại Việt Nam.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy sự tương quan giữa xu hướng phát triển cảng biển trong thời gian tới đều liên quan đến số hóa, tự động hóa và công nghệ, đặc biệt trong các phương tiện kỹ thuật thiết bị vận hành tại cảng. Các xu hướng này đã và đang diễn ra nhanh chóng, đòi hỏi nguồn nhân lực phải được đào tạo có trình độ, kỹ năng phù hợp, đặc biệt là nguồn nhân lực cảng tại các địa phương.

Báo cáo cũng đưa ra những kiến thức và kỹ năng có sự khác biệt lớn nhất giữa nhu cầu và mức độ sở hữu hiện tại ở nhân sự khối vận hành phương tiện và thiết bị. Kết quả đưa ra tại báo cáo đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đào tạo, nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin và công nghệ số, ngoại ngữ, bảo vệ môi trường, giải quyết sự cố và tình huống khẩn cấp, cũng như các kiến thức và kỹ năng chuyên ngành khác. Đồng thời, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo nhằm trang bị kiến thức và tạo ra nhân sự có thái độ cầu tiến học hỏi, làm việc chuyên nghiệp, trung thực, tích cực, mẫn cán và có trách nhiệm, linh hoạt, thích nghi, học hỏi và sử dụng công nghệ mới, cũng như thái độ và khả năng thiết yếu khác để hoàn thành tốt công việc ở cấp vận hành trong các doanh nghiệp ngành cảng ở Việt Nam.

Báo cáo Dự báo kỹ năng ngành cảng Việt Nam 2024-2028, được Hội đồng Tư vấn kỹ năng nghề ngành logistics (LIRC) thực hiện do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) tài trợ thông qua chương trình Australia cùng Việt Nam phát triển nguồn nhân lực (Aus4Skills); Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (DVET) và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – chi nhánh khu vực TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ.

Theo ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI: Các thông tin chi tiết trong báo cáo là nguồn tư liệu quý giá cho các cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp có liên quan đến ngành cảng tham khảo. Báo cáo là sự kế thừa và tiếp nối của Báo cáo Dự báo kỹ năng nghề ngành logistics giai đoạn 2021 - 2023, đây là dấu mốc đánh dấu sự trưởng thành, nỗ lực của Hội đồng Tư vấn kỹ năng nghề ngành logistics trong vai trò cung cấp thông tin dự báo cho ngành.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nguồn nhân lực

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ nói gì về việc bầu lãnh đạo địa phương?

Bộ Nội vụ nói gì về việc bầu lãnh đạo địa phương?

Bộ Nội vụ thông tin, việc bầu Phó Chủ tịch UBND cấp huyện dựa theo giới thiệu của Chủ tịch UBND. Phó Chủ tịch UBND không nhất thiết là đại biểu HĐND.
Thị trường lao động dần ổn định nhưng chưa hết khó

Thị trường lao động dần ổn định nhưng chưa hết khó

Thu nhập bình quân của lao động Việt Nam nửa đầu năm nay đạt 8,4 triệu đồng/tháng, tăng 567.000 đồng/tháng, phản ánh tín hiệu tích cực của thị trường lao động.
Tỷ lệ số lượng nhân sự ở mỗi hạng chức danh nghề ra sao?

Tỷ lệ số lượng nhân sự ở mỗi hạng chức danh nghề ra sao?

Bộ Nội vụ hướng dẫn cách xử lý trường hợp tỷ lệ số lượng nhân sự có chức danh nghề nghiệp hạng I và tương đương chưa đủ 10% tại đơn vị sự nghiệp nhóm 3.
Nghỉ lễ 2/9 chính thức bắt đầu từ ngày 31/8

Nghỉ lễ 2/9 chính thức bắt đầu từ ngày 31/8

Theo lịch, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ lễ 2/9 năm 2024 từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9 Dương lịch.
Cần thêm chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động yếu thế

Cần thêm chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động yếu thế

Giải quyết việc làm cho nhóm người lao động yếu thế là một trong những nội dung quan trọng để thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo của các quốc gia.
Sức hút nguồn nhân lực ngành công nghiệp chế biến, chế tạo còn rất lớn

Sức hút nguồn nhân lực ngành công nghiệp chế biến, chế tạo còn rất lớn

Dự kiến, tháng 8/2024, nhu cầu tuyển dụng trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khoảng 4% so với tháng trước và tiếp tục tăng cao thời gian tới.
Mục tiêu đưa 125.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài có về đích sớm?

Mục tiêu đưa 125.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài có về đích sớm?

Nhiều nước mong muốn tăng chỉ tiêu tiếp nhận lao động của Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam hướng tới những thị trường lao động thu nhập cao và bền vững.
Thông tin về nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở mới

Thông tin về nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở mới

Thông tư số 62/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở theo chính sách mới.
Bộ Nội vụ đánh giá cao tỉnh Thanh Hóa về giải quyết lượng cán bộ dôi dư

Bộ Nội vụ đánh giá cao tỉnh Thanh Hóa về giải quyết lượng cán bộ dôi dư

Tại phiên chất vấn chiều 21/8, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã đánh giá cao việc giải quyết vấn đề cán bộ dôi dư khi sáp nhập xã, huyện của tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ninh.
Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp, Cục Công nghiệp thông báo vị trí tuyển dụng viên chức năm 2024

Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp, Cục Công nghiệp thông báo vị trí tuyển dụng viên chức năm 2024

Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp thông báo tuyển dụng chuyên viên Hỗ trợ phát triển công nghiệp hạng III – lĩnh vực Kỹ thuật, công nghệ, cơ sở dữ liệu...
Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp (IDC), Cục Công nghiệp

Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp (IDC), Cục Công nghiệp

Trung tâm IDC tuyển dụng: Người đủ các điều kiện sau không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức
Nâng chất nguồn nhân lực để thêm cơ hội việc làm tốt

Nâng chất nguồn nhân lực để thêm cơ hội việc làm tốt

7 tháng năm nay, hơn 89.874 lao động Việt Nam đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài. Cơ quan chức năng tiếp tục đẩy mạnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Vietjet vừa được vinh danh là

Vietjet vừa được vinh danh là 'Nơi làm việc tốt nhất châu Á'

Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh là “Nơi làm việc tốt nhất châu Á” tại lễ trao giải HR Asia Awards 2024
Bộ Nội vụ nói gì về công tác thanh tra tuyển dụng công chức?

Bộ Nội vụ nói gì về công tác thanh tra tuyển dụng công chức?

Bộ Nội vụ sẽ lấy ý kiến của Thanh tra Chính phủ để ban hành nội dung thanh tra công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Vinachem giao cho ông Nguyễn Hữu Tú phụ trách Ban điều hành

Vinachem giao cho ông Nguyễn Hữu Tú phụ trách Ban điều hành

Theo Quyết định số 216/QĐ-HCVN của Vinachem, ông Nguyễn Hữu Tú - Phó Tổng giám đốc Vinachem được giao phụ trách Ban điều hành của Tập đoàn.
Bộ Nội vụ nói gì về bất cập chính sách tiền lương?

Bộ Nội vụ nói gì về bất cập chính sách tiền lương?

Bộ Nội vụ hiện đã có phản hồi về tình trạng viên chức công tác tại vùng có điều kiện khó khăn lại không được hưởng chế độ do quy định chưa rõ ràng.
Lào Cai: Đầm ấm

Lào Cai: Đầm ấm 'Bữa cơm Công đoàn' tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng

Liên đoàn Lao động huyện Bảo Thắng (Lào Cai) phối hợp tổ chức chương trình “Bữa cơm Công đoàn” tại Công ty Cổ phần quốc tế Lavita, Khu công nghiệp Tằng Loỏng.
Những thị trường lao động ngoài nước nào Việt Nam hướng tới?

Những thị trường lao động ngoài nước nào Việt Nam hướng tới?

Nửa đầu năm nay, các giải pháp ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước được đẩy mạnh; công tác tuyển chọn, đào tạo cũng được quản lý chặt chẽ hơn.
Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức: Cần bám sát thực tiễn

Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức: Cần bám sát thực tiễn

Hơn 33 triệu lao động phi chính thức là bệ đỡ của thị trường lao động khi nền kinh tế gặp khủng hoảng, song để phát triển bền vững cần có giải pháp phù hợp.
Thêm 89.874 lao động đi làm việc tại nước ngoài 7 tháng năm 2024

Thêm 89.874 lao động đi làm việc tại nước ngoài 7 tháng năm 2024

Trong 7 tháng năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài là 89.874 lao động, đạt 71,89% kế hoạch năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động