Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 01:05

Lắp đặt biển báo an toàn điện: Làm để đối phó?

Mặc dù Thông tư số 31/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương (Thông tư 31) quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện có hiệu lực từ ngày 1/7/2016, nhưng đến thời điểm hiện tại, việc triển khai thực hiện lắp đặt biển báo an toàn điện vẫn thiếu thống nhất tại nhiều địa phương khiến cho không những không thực hiện được chức năng cảnh báo mà còn gây mất mỹ quan.
Cột điện trong Khu Công nghiệp Đình Trám, Bắc Giang (trái) - Biển báo an toàn điện chuẩn theo Thông tư 31 (phải)

Điều 15 Thông tư 31 quy định đặt biển báo an toàn điện: Đối với đường dây dẫn điện cao áp trên không, phải đặt biển “Cấm trèo! Điện áp cao nguy hiểm chết người” trên tất cả các cột của đường dây ở độ cao từ 2,0m đến 2,5m so với mặt đất về phía dễ nhìn thấy.

Tại điều 14, quy định quy cách biển yêu cầu “Viền và hình tia chớp màu đỏ tươi, nền màu trắng, chữ màu đen”.

Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế tại nhiều địa phương như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Lào Cai… đến thời điểm hiện tại mỗi địa phương lại có cách đặt biển báo khác nhau, chất liệu, quy cách cũng khác nhau như: In trên đề can, quét sơn trực tiếp lên cột, trên tấm tôn; vị trí cao thấp cũng không đồng nhất. Thậm chí một số địa phương còn chưa thay đổi biển báo cũ hoặc sai quy cách.

Cụ thể tại Khu Công nghiệp Đình Trám (Bắc Giang), phần lớn biển báo an toàn được sơn trực tiếp đen trắng lên các cột điện, không đúng với mẫu biển báo an toàn điện tại tại phụ lục II, Thông tư 31. Tại Việt Yên (Bắc Giang), một số cột điện vẫn treo biển báo cũ. Tại Phố Chùa Cấm (thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc) cũng treo biển báo không đúng quy cách. Ngay tại TP. Lào Cai, đường Lê Thanh, nhiều biển báo không những không đúng quy cách mà con in ngay sát chân cột điện…

Trong văn bản trả lời báo chí mới đây, Tổng công ty điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết, với cột điện bê tông đơn vị dùng biển cảnh báo an toàn theo hình thức như sơn trực tiếp trên cột, dán đề can, in chìm. Biển báo làm bằng tôn sơn phản quan được thực hiện treo những chỗ cảnh báo nguy hiểm có đông dân dân cư và cộng đồng đi lại. Đối với các trạm biến áp 110 kV, 220 kV, cột điện kết cấu thép hình, cột điện ở nơi đông dân cư… EVNNPC đã và đang sử dụng biển cảnh báo an toàn bằng thép sơn phản quang có thể tháo rời từ những năm 2011.

EVNNPC cũng thừa nhận theo dõi trong quá trình vận hành thực tế, với địa hình quản lý có 13 tỉnh miền núi, các tỉnh ven biển có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên các biển báo theo hình thức sơn trực tiếp trên cột, dán đề can… bộc lộ nhiều nhược điểm. Cụ thể như dễ bong tróc, ăn mòn, thường bị sơn quảng cáo khác đè lên, đêm tối hoặc ở những vị trí đông dân cư khó nhận biết do không có sơn phản quang…

Do đó, EVNNPC đã tiếp tục tổ chức đấu thầu mua sắm tập trung các biển báo an toàn điện gồm 5 gói thầu, với tổng giá trị dự toán mua sắm theo kế hoạch năm 2015-2016 là hơn 52 tỷ đồng. Trong đó, gói thầu số 1 mua sắm biển báo với số lượng 155.000 biển báo bằng thép sơn phản quang. Biển báo này có những ưu điểm như thời gian sử dụng dài (10 -15 năm), chịu được trong các địa hình, khí hậu thời tiết khắc nghiệt…

Dù có gần 2 năm để chuẩn bị triển khai Thông tư 31 nhưng sau gần nửa năm thực hiện, thực tế cho thấy sự thiếu đồng bộ, thống nhất giữa các đơn vị thành viên EVNNPC. Thậm chí một số địa phương dường như làm đối phó cho đủ.

Biển báo an toàn điện là quy định bắt buộc để cảnh báo, tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc với tính mạng người dân và an toàn của hệ thống điện. Bởi vậy EVNNPC nói riêng và Tập đoàn Điện lực Việt Nam nói chung cần có quy định chuẩn hoá và giám sát chặt chẽ việc thực hiện việc lắp biển báo an toàn điện theo đúng Thông tư 31.
Hải Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: An toàn điện

Tin cùng chuyên mục

Công ty Điện lực Bạc Liêu tập trung đầu tư vào hạ tầng lưới điện

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?