Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ bảy 16/11/2024 00:29

Liên kết vùng chưa mạnh mẽ

Để duy trì và tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp- thương mại cần tăng cường liên kết vùng, đó là chủ đề được bàn nhiều tại Hội nghị Ngành Công thương 14 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ lần thứ XV- năm 2013 diễn ra sáng nay (30/8) tại Ba Vì – Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa chủ trì hội nghị.

 - Hội nghị do Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Cục Công nghiệp địa phương- Bộ Công Thương được tổ chức, với sự tham gia của đông đảo các lãnh đạo Bộ Công Thương, lãnh đạo các tỉnh, cùng các khách mời…

Phát  huy lợi thế vùng

Vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ có vị trí kinh tế- xã hội và an ninh, quốc phòng đặc biệt quan trọng của cả nước, có tổng diện tích 54.622,75 km2, chiếm 16,49% diện tích tự nhiên cả nước, với tổng chiều dài bờ biển khoảng 660 km và dân số khoảng 28 triệu người (chiếm  33% dân số cả nước). 

Phát huy những lợi thế vùng miền, cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ, các cấp, các ngành cùng với sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ, HĐND và UBND các tỉnh, thành phố trong vùng, nên sản xuất công nghiệp (CN) tăng trưởng khá, năm 2012 toàn vùng đạt hơn 1.465 nghìn tỷ đồng. Bằng sự nỗ lực của các cấp và các DN, 7 tháng đầu năm 2013 đạt gần 1.080 nghìn tỷ đồng, tăng 32,3% so với cùng kỳ.

Hoạt động thương mại trên địa bàn các tỉnh, thành phồ đã duy trì được mức tăng trưởng khá, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng toàn Vùng năm 2012 đạt gần 688 nghìn tỷ đồng, tăng 20,7% so với năm 2011 (cao hơn so với mức tăng của toàn quốc là 16%), chiếm tỷ trọng gần 30% của cả nước; 7 tháng đầu năm 2013 đạt hơn 440 nghìn tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 29,6% của cả nước.

Về xuất khẩu (XK), năm 2012, kim ngạch xuất khẩu toàn vùng đạt hơn 35 tỷ USD tăng 27,6% so với thực hiện năm 2011. Riêng 7 tháng đầu năm 2013, XK toàn vùng đạt hơn 27 tỷ USD, tăng 47,1% so với cùng kỳ năm 2012. Nổi bật nhất trong vùng vẫn là Bắc Ninh, chiếm tỷ trọng lớn: năm 2012 tăng 27,6% so với năm 2011 và 7 tháng đầu năm 2013 tăng 215,9% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 51,8% toàn vùng. Một số tỉnh cũng có tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK cao là: Hà Nam tăng 53,6% và 38,6%; Hải Dương tăng 8,4% và 36%; Hưng Yên tăng 34,6% và 43%; Ninh Bình tăng 69,6% và 30,3%; Thanh Hóa tăng 48,5% và 33,5%; Vĩnh Phúc tăng 15% và 43,4%.

Kinh phí Khuyến công được ưu tiên đặc biệt

Công tác khuyến công và tư vấn phát triển CN của các tỉnh, thành phố trong vùng tiếp tục được duy trì và phát triển, năm 2012 toàn vùng đã thực hiện được 115 dự án tư vấn phát triển công nghiệp, với tổng kinh phí thực hiện hơn 5 tỷ đồng; 570 đề án khuyến công, tổng kinh phí thực hiện hơn 62 tỷ đồng, trong đó kinh phí khuyến công quốc gia gần 19,3 tỷ đồng và kinh phí khuyến công địa phương hơn 43,25 tỷ đồng, bình quân đạt hơn 4,4 tỷ đồng/1 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên một số tỉnh, thành phố có mức đầu tư kinh phí khuyến công cao hơn bình quân là Bắc Ninh 5,1 tỷ đồng; Hà Nội 16 tỷ đồng; Nam Định là 8,3 tỷ đồng; Nghệ An gần 5 tỷ đồng; Thái Bình và Thanh Hóa mỗi tỉnh là 4,4 tỷ đồng.

Riêng 7 tháng đầu năm 2013 toàn vùng đã thực hiện được 57 dự án tư vấn phát triển CN, tổng kinh phí thực hiện hơn 1,2 tỷ đồng; 227 đề án khuyến công, tổng kinh phí thực hiện hơn 22 tỷ đồng, trong đó kinh phí khuyến công quốc gia gần 6,8 tỷ đồng và địa phương hơn 15,2 tỷ đồng.

Đối với tiêu chí phát triển nông thôn mới, đến nay toàn vùng có 3.191 xã, số xã đạt tiêu chí 4, trong đó 1.475 xã chiếm 46,2%, cao hơn bình quân chung của cả nước (45%); số xã đạt tiêu chí  7 có 526 xã, chiếm 16,5% tổng số xã của vùng, thấp hơn bình quân chung của cả nước (16,87%). Tuy nhiên, toàn vùng phấn đấu tới năm 2015 tổng số xã đạt tiêu chí 4 lên 2.760 xã, chiếm tỷ lệ 86,5% và cao hơn bình quân chung của cả nước (85%); tiêu chí 7 lên 1.328 xã chiếm tỷ lệ 41,6%, cao hơn bình quân chung của cả nước (35%).

Công tác xúc tiến thương mại, bình ổn giá được các Sở đặc biệt quan tâm. Chỉ trong năm 2012 và 7 tháng đầu năm 2013, các Sở Công Thương đã tham mưu UBND các tỉnh, thành phố dành ngân sách hơn 761,5 tỷ đồng hỗ trợ cho DN tạm ứng với lãi suất 0% để thực hiện công tác dự trữ, bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu.

Khi có sự hỗ trợ về ngân sách cho bình ổn giá để người dân được hưởng lợi thì, việc quản lý chất lượng sản phẩm cũng là việc làm hết cần thiết, nhưng cũng hết sức khó khăn cho các cấp, các ngành, đặc biệt là quản lý thị trường, bởi vùng trải dài từ biên giới vào sâu trong thị trường nội địa nên hoạt động buôn lậu của các tổ chức, cá nhân hết sức phức tạp, nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng quản lý thị trường thì năm 2012 đã thực hiện kiểm tra 57.691 vụ, xử lý 34.846 vụ, tổng số thu từ xử lý vi phạm hơn 139,3 tỷ đồng. Riêng 7 tháng đầu năm 2013, đã thực hiện kiểm tra 36.625 vụ, xử lý 22.220 vụ, tổng số thu từ xử lý vi phạm hơn 127,8 tỷ đồng.

Giải pháp nâng cao hiệu quả

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa đánh giá cao vai trò của Cục CNĐP và Sở Công Thương 14 tỉnh đã quan tâm và tham mưu kịp thời cho Bộ Công Thương, UBND tỉnh... để đưa ra những biện pháp chỉ đạo kịp thời, thiết thực giúp các DN sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Theo Thứ trưởng, trước mắt cũng còn nhiều khó khăn do tác động của nền kinh tế kéo dài, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra, những tháng còn lại của năm 2013, yêu cầu các Sở Công Thương tiếp tục thực hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị… của Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành. Đồng thời, tập trung triển khai các giải pháp xuyên suốt, nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ của ngành Công Thương; duy trì thường xuyên công tác khảo sát, nắm bắt thông tin, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, hiệp hội ngành hàng để cập nhật thông tin, tháo gỡ khó khăn cho DN.

Thứ trưởng yêu cầu, các Sở Công Thương tiếp tục nghiên cứu, tham mưu với UBND các tỉnh, thành phố để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án đầu tư, giải phóng mặt bằng để xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp - thương mại trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh và thực hiện tốt chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo. Đặc biệt, các Sở Công Thương cần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho DN, tăng cường liên kết vùng để phát triển bền vững về công nghiệp - thương mại”, bởi vì liên kết vùng vẫn chưa thực sự mạnh mẽ, nhất là các hoạt động phối hợp, hợp tác phát triển giữa các địa phương trong việc xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư theo hướng chuyên môn hóa để khai thác tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương, phát huy nguồn lực để phát triển nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Kim Tuyến

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam

Vinh danh 90 tác phẩm đạt giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024

Trà Vinh: 9 tháng nghiệm thu 6 đề án khuyến công

Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn tại Tuyên Quang chuyển đổi số

189 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024