Lợi ích bất ngờ đối với sức khoẻ từ cây dâu tằm
Tác dụng của cây dâu tằm
Lá dâu hay còn gọi là tang diệp, có tên khoa học là Folium Mori. Lương y Bùi Hồng Minh - nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội - chia sẻ, trong Đông y, quả dâu tằm có vị ngọt, chua, tính ôn, đi vào 2 kinh can và thận có công dụng bổ can, bổ thận, dưỡng huyết, trừ phong. Do vậy, người ta thường dùng dâu tằm để chữa can, thận yếu, thiếu máu, suy nhược cơ thể, mất ngủ, tóc bạc sớm…
Những tác dụng khó ngờ từ cây dâu tằm |
Tính toán của giới chuyên gia, trong lá dâu tằm chứa các axit amin tự do (alanin, sarcosin, axit pipercholic, leucin), protid, vitamin C, vitamin B1, vitamin D, các axit hữu cơ: tanin, isobutyric, succinic, propionic… Quả dâu tằm chứa anthocyan, đường (glucose, fructose), vitamin C, tanin, protid. Cành dâu chứa các thành phần dưỡng chất như: morin, dyhidromorin, mulberrin, maclurin, cyclomuberrin… Vì thế, từ lá, quả, thân, rễ của cây dâu tằm đều có thể làm thuốc.
Một số bài thuốc thường dùng từ lá dâu
Giảm lượng đường trong máu và điều chỉnh nồng độ insulin: Lá dâu tằm cung cấp một số hợp chất có thể giúp chống lại bệnh tiểu đường. Chúng bao gồm 1 - deoxynojirimycin (DNJ), ngăn chặn sự hấp thụ carbs trong ruột. Đặc biệt, những loại lá này có thể làm giảm lượng đường cao trong máu và insulin, một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu.
Trong một nghiên cứu thực hiện gần đây, 37 người trưởng thành đã ăn maltodextrin, một loại bột giàu tinh bột làm tăng nhanh lượng đường trong máu. Sau đó, họ được cho uống chiết xuất lá dâu tằm có chứa 5% DNJ. Những người dùng 250 hoặc 500 mg chiết xuất có mức tăng lượng đường trong máu và insulin thấp hơn đáng kể so với nhóm dùng giả dược.
Ngoài ra, ở một nghiên cứu kéo dài 3 tháng, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 uống 1.000 mg chiết xuất lá dâu tằm 3 lần mỗi ngày trong bữa ăn đã giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn, so với nhóm dùng giả dược.
Ổn định huyết áp, đường huyết: Lá dâu non hoặc bánh tẻ nấu canh hoặc nấu chung với hến, nghêu, cá diếc hoặc hãm nước uống hàng ngày có tác dụng ổn định huyết áp, đường huyết và nhịp tim. Bài thuốc này thích dụng cho các bệnh về phổi, phế quản, âm hư nội nhiệt, tăng huyết áp thể can thận âm hư, cải thiện các triệu trứng hội chứng mãn kinh, mồ hôi trộm…
Tăng sức đề kháng: Lá dâu và mè đen đồng lượng trộn đều (9 lần đồ, 9 lần phơi), thục địa 1kg, liên nhục 200g, tất cả tán nhỏ, trộn với mật ong hoàn viên to bằng hạt ngô, ngày uống 5g, chia làm 2 lần sáng - tối. Giúp da tươi nhuận, mịn màng. Uống lâu dài giúp gân cốt rắn chắc, khí huyết dồi dào, tăng thính lực. Bài thuốc thích hợp cho những người sạm da, nám má, cơ thể suy nhược, gân cốt suy yếu, thiếu máu, can thận âm hư, ù tai, tăng tuổi thọ…
Ra mồ hôi trộm ở trẻ em, ra mồ hôi ở bàn tay người lớn: Lá dâu non nấu canh với tôm, tép hoặc dùng lá dâu bánh tẻ 12g, cúc hoa, liên kiều, hạnh nhân đều 12g, bạc hà, cam thảo đều 4g, cát cánh 8g, lô căn 20g, sắc uống.
Tăng cường sức khỏe tim mạch: Một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất lá dâu tằm có thể cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm nồng độ cholesterol và huyết áp, giảm viêm và ngăn ngừa xơ vữa động mạch - sự tích tụ mảng bám trong động mạch có thể dẫn đến bệnh tim. Một nghiên cứu cho 23 người bị cholesterol cao 280 mg bổ sung lá dâu tằm 3 lần trên mỗi ngày. Sau 12 tuần, nồng độ cholesterol LDL (xấu) của họ giảm 5,6% trong khi cholesterol HDL (tốt) của họ tăng 19,7%.
Một nghiên cứu khác kéo dài 12 tuần ghi nhận 10 người có chất béo trung tính cao uống bổ sung lá dâu tằm có chứa 36 mg DNJ hàng ngày đã giảm mức đánh dấu này xuống trung bình 50 mg/dL.
Lá dâu tằm có tác dụng trị tóc bạc, tóc rụng: Tóc bị rụng nhiều thì dùng lá dâu tằm nấu với bồ kết để gội đầu. Tóc bị bạc thì dùng quả dâu tằm đã chín đen trộn với ít hà thủ ô ngâm với rượu uống.
Phòng ngừa những tác dụng phụ từ lá dâu tằm
Mặc dù lá dâu tằm phần lớn đã được chứng minh là an toàn trong cả nghiên cứu trên người và động vật nhưng nó có thể dẫn đến tác dụng phụ ở một số người.
Ví dụ, một số người đã xuất hiện các tác dụng phụ, chẳng hạn như tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, đầy hơi và táo bón khi dùng chất bổ sung có hoạt chất từ lá dâu tằm. Ngoài ra, những người dùng thuốc tiểu đường nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi dùng lá dâu tằm do tác dụng của nó đối với lượng đường trong máu.
Hơn nữa, cần có những nghiên cứu sâu hơn về con người để thiết lập sự an toàn của loại lá này khi sử dụng trong thời gian dài. Trẻ em, đặc biệt phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên tránh dùng do chưa đủ nghiên cứu về độ an toàn.