Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 04:43

Long An - EVNNPT bàn giải pháp thúc đẩy giải phóng mặt bằng các dự án truyền tải điện

UBND tỉnh Long An đã làm việc với Ban QLDA các công trình điện miền Nam nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án truyền tải điện trên địa bàn.

Vẫn vướng bồi thường giải phóng mặt bằng

Ngày 19/9, tại Long An, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An – Nguyễn Minh Lâm đã có buổi làm việc với Ban QLDA các công trình điện miền Nam (SPMB) thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia(EVNNPT) bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án truyền tải điện đoạn qua địa phận tỉnh Long An.

Theo báo cáo của SPMB, hiện đơn vị đang được giao quản lý điều hành một số dự án truyền tải điện trọng điểm trên địa bàn tỉnh Long An là Trạm biến áp 500kV Đức Hòa và đấu nối; đường dây 500kV Đức Hòa – Chơn Thành. Đây là những công trình thuộc hệ thống truyền tải điện 500kV, được vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh Quốc gia tại Quyết định số 1944/QĐ-TTg ngày 04/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Mặc dù là những dự án trọng điểm cấp bách nhằm đảm bảo điện cho tỉnh Long An và các tỉnh phụ cận trong năm 2022 và các năm tới khi tốc độ tăng trưởng điện khu vực tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, hiện nay cả 3 dự án đều vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng.

Các dự án điện truyền tải đang bị vướng tiến độ

Cụ thể, phần đường dây đấu nối 500kV thuộc dự án Trạm biến áp 500kV Đức Hòa (huyện Đức Hòa), hiện nay đã bàn giao mặt bằng được 59/69 vị trí móng, còn 10 vị trí chưa bàn giao thuộc xã Đức Hòa Thượng, Mỹ Hạnh Nam, Đức Hòa Đông và Công ty Đại Lộc Long An (khu công nghiệp Nam Thuận). Về công tác kiểm đếm, còn 2 hộ gia đình chưa kiểm kê, 2 hộ gia đình có nhà xưởng ảnh hưởng hành lang an toàn đang khiếu nại về hướng tuyến đường dây.

Phần đường dây đấu nối 220kV thuộc dự án Trạm biến áp 500kV Đức Hòa đã bàn giao mặt bằng 66/67 vị trí móng. Còn 01 vị trí chưa bàn giao mặt bằng do hộ dân cương quyết không nhận tiền, có thái động chống đối, thách thức chính quyền địa phương. Hiện vị trí này đang chờ UBND tỉnh chấp thuận chủ trương trưng dụng đất để triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất.

Dự án đường dây 500kV Đức Hòa – Chơn Thành có tổng mức đầu tư gần 1.458 tỷ đồng. Dự án có quy mô dài khoảng 104 km, với 256 vị trí móng trụ, đi qua huyện Đức Hòa, Đức Huệ của tỉnh Long An; huyện Trảng Bàng, Gò Dầu của tỉnh Tây Ninh; Dầu Tiếng, Bầu Bàng, Phú Giáo của tỉnh Bình Dương và huyện Chơn Thành của tỉnh Bình Phước. Trong đó đoạn qua tỉnh Long An gồm 57 vị trí móng (huyện Đức Hòa 49 vị trí và huyện Đức Huệ 8 vị trí).

Đến nay, Sở TN&MT tỉnh Long An đã thẩm định phê duyệt 49/49 bản vẽ móng trụ và bản vẽ hành lang an toàn trên địa bàn huyện Đức Hòa.

Tại huyện Đức Huệ 08 vị trí mong (từ VT 50 – VT 58) qua 02 xã Mỹ Quý Đông, xã Mỹ Thạnh Bắc, hiện các bản vẽ móng trụ, hành lang an toàn đã được Sở TN&MT tỉnh Long An thẩm định phê duyệt. Đã kiểm kê xong xã Mỹ Quý Đông 29/29 hộ; xã Mỹ Thạnh Bắc 16/16 hộ.

Cần sự vào cuộc của chính quyền địa phương

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trương Hữu Thành – Phó Tổng giám đốc EVNNPT, kiêm giáo đốc SPMB cho biết, để kịp đóng điện các dự án nêu trên vào tháng 10/2022, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư của nhà nước, trong thời gian qua SPMB đã hoàn thành được khối lượng công việc rất lớn ở các dự án truyền tải điện nêu trên.

Tuy nhiên để có thể hoàn thành dự án rất cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương. Trong đó SPMB kiến nghị UBND tỉnh Long An chỉ đạo Sở TN&MT sớm trình UBND tỉnh phê duyệt hệ số điều chỉnh giá bồi thường đất năm 2022 trong tháng 9/2022 để huyện Đức Huệ có cơ sở lập phương án bồi thường bổ sung cho đường dây 500kV Sông Hậu – Đức Hòa. Chỉ đạo UBND các huyện các các đường dây đi qua sớm phê duyệt đơn giá đất, đồng thời xây dựng phương án bảo vệ thi công đối với những trường hợp các hộ dân cố tình chống đối.

Buổi làm việc giữa UBND tỉnh Long An với đoàn công tác của EVNNPT

Kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Minh Lâm ghi nhận và đánh giá cao SPMB trong thời gian qua đã bám sát chính quyền địa phương trong tỉnh để hoàn thành khối lượng mặt bằng rất lớn.

Ông Nguyễn Minh Lâm cho biết trong thời gian qua, ngành Điện nói chung và EVNNPT nói riêng đã rất nỗ lực đảm bảo điện cho tỉnh Long An nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong tỉnh. Tỉnh Long An nhận thức rõ tầm quan trọng của các dự án truyền tải điện trên nên trong thời gian qua đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương vào cuộc quyết liệt. Hiện nay vẫn còn những tồn tại liên quan đến BTGPMB tỉnh cam kết chỉ đạo quyết liệt để sớm bàn giao mặt bằng cho EVNNPT/SPMB.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An yêu cầu UBND các huyện còn vướng mắc bồi thường giải phóng mặt bằng cần tiếp tục tuyên truyền vận động để hộ dân đồng thuận với dự án. Trong trường hợp đã tính đúng, đủ theo các quy định của pháp luật mà các hộ dân vẫn cố tình không bàn giao mặt bằng cần xây dựng phương án bảo vệ thi công nhằm giải quyết dứt điểm các vị trí còn vướng mắc.

Lãnh đạo tỉnh Long An cũng yêu cầu các sở, ngành, địa phương trong tỉnh tham mưu và sớm trình UBND tỉnh phê duyệt giá đất cụ thể trong tháng 9/2022 để có cơ sở thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng. Đồng thời đề nghị các sở, ngành, địa phương cùng phối hợp, hỗ trợ SPMB để hoàn thành tiến độ đóng điện các dự án trong tháng 10/2022.

Đ.Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử