Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Luật sư Đặng Văn Cường: Cơ quan chức năng cần vào cuộc, xác định hoạt động quảng cáo sữa sai sự thật

Cơ quan chức năng cần phải vào cuộc xác định phân loại tất cả các hành vi thực hiện hoạt động quảng cáo về sữa trên không gian mạng.
Lập lờ quảng cáo sữa Nghiêm cấm quảng cáo sữa thay thế sữa mẹ Tiếp thị sữa công thức sai lệch: Trách nhiệm thuộc về ai?

Thời gian gần đây, dư luận quan tâm liệu có một chiến dịch "truyền thông bẩn" và hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong ngành sữa hay không? Điều này sẽ ảnh hưởng tới thị trường sữa Việt Nam như thế nào? Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp đã có trao đổi với Vuasanca về vấn đề này.

Là người đã chứng kiến và nghiên cứu một số chiến dịch "truyền thông bẩn" liên quan đến hàng hoá, cạnh tranh, lần này dư luận cho rằng đây là chiến dịch "truyền thông bẩn" tai tiếng nhất từ trước đến nay trong ngành sữa. Có bạn đọc đã kiến nghị rằng, phải lên tiếng mạnh mẽ để dư luận, công luận và các cơ quan quản lý không bị mắc bẫy truyền thông? Ông bình luận như thế nào về kiến nghị này?

Tôi cho rằng, thứ nhất, kiến nghị của bạn đọc thể hiện sự trách nhiệm đối với cộng đồng, với người tiêu dùng cũng như là kỳ vọng vào cơ quan chức năng trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, xử lý đối với các hành vi vi phạm. Đồng thời, bạn đọc cũng mong muốn xác định có phải là một chiến dịch "truyền thông bẩn" hay không? Thứ hai, "truyền thông bẩn" xác định ở mức độ như thế nào, ai người thực hiện hành vi đó thì tôi cho rằng, cơ quan chức năng cũng cần phải vào cuộc và xác định phân loại tất cả các cái hành vi thực hiện các hoạt động quảng cáo về sữa trên không gian mạng. Từ đó, chúng ta thấy rằng, hành vi nào là quảng cáo đúng theo Luật Quảng cáo và hành vi nào là vi phạm về quảng cáo.

Luật sư Đặng Văn Cường: Cơ quan chức năng cần phải vào cuộc, xác định hoạt động quảng cáo sữa trên mạng
Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp

Hiện nay, vấn đề này có liên quan đến một số văn bản quy phạm pháp luật, trong đó đầu tiên phải kể đến là Luật Quảng cáo, Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật An toàn thực phẩm. Theo đó, 4 văn bản pháp luật này có liên quan trực tiếp đến hoạt động quảng cáo về sữa và nếu trong trường hợp mà xuất hiện quá nhiều, dày đặc, những nội dung có tính chất thường xuyên, cạnh tranh không lành mạnh theo hướng là so sánh trực tiếp hoặc là đưa ra những thông tin thất thiệt, sai sự thật đối với đối thủ cạnh tranh, thì rõ ràng là những thông tin đó là vi phạm Luật Quảng cáo và vi phạm Luật Cạnh tranh. Với những hành vi như vậy, chủ thể bị xâm phạm có quyền gửi đơn đến cơ quan chức năng để có thể là xem xét, điều tra, xác minh, xử lý, đồng thời cũng phải khởi kiện ra tòa án.

Còn nếu trong trường hợp những hành vi đưa thông tin sai sự thật trên không gian mạng mà gây ra hậu quả nghiêm trọng, thì có thể đưa sự việc ra cơ quan điều tra để xem xét xử lý. Tôi cho rằng, trong việc này các cơ quan chức năng cũng cần phải xem xét để làm rõ, xử lý. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng phải tỉnh táo trong việc tiếp cận những thông tin, đặc biệt là thông tin trên mạng xã hội, thông tin chưa được kiểm chứng hoặc những thông tin ác ý, có tính chất xuyên tạc để cạnh tranh không lành mạnh.

Thời gian qua, nhiều cơ quan báo chí vẫn đăng tải thông tin sai sự thật, còn trên mạng xã hội thì tràn ngập những thông tin "đánh bẫy" người tiêu dùng. Thậm chí còn có hiện tượng một số hãng sữa Việt Nam bị đối thủ dùng cả truyền thông chính thống, mạng xã hội, KOL hoặc cả những trang mạng không rõ nguồn gốc vùi dập không thương tiếc. Ở góc độ luật sư, theo ông thì đâu là nguyên nhân của thực trạng nhức nhối trên và hành vi trên đã vi phạm pháp luật như thế nào? Những clip đánh tráo khái niệm được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội nên được xử lý như nào cho đúng, đủ sức răn đe?

Chúng ta thấy rằng xuất hiện khá nhiều những hành vi vi phạm quảng cáo trên không gian mạng, đặc biệt là quảng cáo về sữa. Dưới góc độ pháp lý, những hành vi này là vi phạm pháp luật. Chúng ta có Luật Cạnh tranh để đảm bảo cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, làm sao cạnh tranh về hàng hóa, về chất lượng, về giá cả, về dịch vụ một cách lành mạnh, tạo ra sự đa dạng trong xã hội, tạo ra cơ hội để cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn và những cái doanh nghiệp chân chính sẽ có cơ hội phát triển.

Bên cạnh đó, Luật Cạnh tranh cũng có những quy định, hành vi là cấm cạnh tranh không lành mạnh, đưa ra những thông tin hoặc là những hình thức để dìm hàng đối thủ. Luật Cạnh tranh 2018 đã bổ sung những quy định để xác định những hành vi nào là cạnh tranh không lành mạnh. Hiện nay, chế tài về cạnh tranh đã có chế tài hành chính và chế tài hình sự, trong Điều 217 của Bộ luật Hình sự, quy định hình phạt vi phạm quy định cạnh tranh lên đến 5 năm tù, với mức phạt tiền có thể lên đến 5 tỷ đồng, hình phạt này áp dụng đối với cả cá nhân và pháp nhân thương mại. Chế tài và pháp luật đều đã có quy định, nhưng hiện tượng vi phạm vẫn còn do nhiều nguyên nhân.

Nguyên nhân đầu tiên là ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức, cá nhân còn kém, hạn chế vì lợi ích cá nhân. Chính vì vậy, họ đã bất chấp để đưa ra truyền thông bẩn, thông tin bịa đặt, xuyên tạc để hạ gục đối thủ. Đó là hành vi liên quan đến đạo đức kinh doanh và ý thức chấp hành pháp luật. Vấn đề thứ hai, là sự đa dạng của các hình thức quảng cáo hiện nay. Quảng cáo ở trên các nền tảng mạng xã hội đôi khi mang lại rất nhiều hiệu quả trực tiếp. Những người quản lý các trang mạng đó được tự do đăng tải khi chưa được kiểm duyệt. Khi cơ quan chức năng khi phát hiện, xử lý thì là sự việc đã bị lan truyền rộng rãi. Vấn đề thứ ba, các đối tượng thực hiện hành vi phạm thì ẩn danh, đặt máy chủ ở nước ngoài, xóa các dấu vết khi bị có chức năng phát hiện. Nhiều đối tượng cố ý thực hiện hành vi phạm. Ngoài ra, việc phát hiện, xử lý của cơ quan chức năng cũng gặp nhiều khó khăn về lực lượng, hay phương tiện kỹ thuật...

Thời gian gần đây, hành vi vi phạm trên không gian mạng phát triển rất nhanh, có thể kể đến hành vi lừa đảo, những hành vi vi phạm về quảng cáo. Nguyên nhân chủ yếu nhất do sự bùng nổ của công nghệ thông tin dẫn đến việc quản lý còn nhiều khó khăn. Từ những vấn đề này, chúng ta cần có những giải pháp kịp thời để chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trên không gian mạng, cũng như là các thông tin liên quan đến việc hành vi cạnh tranh không lành mạnh để xử lý kịp thời.

Luật sư Đặng Văn Cường: Cơ quan chức năng cần phải vào cuộc, xác định hoạt động quảng cáo sữa trên mạng
Các "bác sĩ online" thể hiện quan điểm trên mạng xã hội

Nghị định 15/2018/NĐ-CP năm 2018, Nghị định 100/2014/NĐ-CP năm 2014 về quản lý sữa đến nay vẫn bộc lộ nhiều lỗ hổng quản lý đến mức trao đổi với Vuasanca , có đại diện cơ quan quản lý cho biết không thể xử lý dấu hiệu sai phạm, cạnh tranh thiếu lành mạnh của một số doanh nghiệp sữa nước ngoài. Vậy, theo ông, phải chăng đã đến lúc cần phải sửa đổi ngay một số điều trong các nghị định và văn bản quy phạm pháp luật để lành mạnh hóa thị trường?

Ngoài những văn bản luật như Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ người tiêu dùng hay Luật An toàn thực phẩm thì còn có nhiều văn bản dưới luật, trong đó có Nghị định. Trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng về sữa cho trẻ em có hai văn bản: Nghị định 100/2014/NĐ-CP năm 2014 của Chính phủ và Nghị định số 15/2018/NĐ-CP năm 2018. Nghị định 100/2014/NĐ-CP ban hành từ năm 2014 đến nay gần 10 năm, trong khi đó có rất nhiều sự thay đổi của xã hội.

Đặc biệt, hiện nay, các công ty xuyên quốc gia và những công ty hoạt động trên các nền tảng số đang thực hiện các hoạt động quảng cáo cũng như bán hàng vào Việt Nam. Trong khi đó, đối với những hành vi vi phạm thì phạm vi điều chỉnh của các văn bản này có thể chưa tới hoặc chưa rõ ràng, dẫn đến khi phát hiện những vụ việc cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp xuyên quốc gia thì việc xử lý thì sẽ gặp khó khăn. Qua theo dõi những vụ việc liên quan đến cạnh tranh cũng như liên quan đến các hoạt động quảng cáo, tôi cho rằng với Nghị định 100 và Nghị định số 15, chúng ta cần có nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, tổng kết quá trình thực hiện để từ đó có thể kiến nghị sửa đổi sớm. Bên cạnh đó, đến lúc phải tiếp cận những thông tin, những vướng mắc, bất cập cũng như những mâu thuẫn chồng chéo đối với các văn bản khác để khi sửa đổi nghị định. Chúng ta có những nội dung xác thực để đảm bảo tính khả thi khi đưa vào áp dụng trong thực tế.

Tôi xin chia sẻ thêm về câu chuyện sửa luật hoặc sửa những văn bản dưới luật, đó là nhiệm vụ thường xuyên trong hoạt động lập pháp cũng như tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật. Tuy nhiên sửa thời điểm nào, sửa nội dung nào cũng cần cân nhắc và tổng hợp. Một quy trình từ chính sách, thể chế hóa thành pháp luật đến tổ chức thực hiện pháp luật, tổng kết thực tiễn và soi lại chính sách, điều chỉnh lại chính sách, hoàn thiện chính sách, sửa đổi pháp luật. Một cách tổng thể thì pháp luật là một trong những hình ảnh xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Bởi vậy, khi xã hội càng phát triển thì đòi hỏi sự thay đổi của pháp luật. Vấn đề chắc chắn là sửa, nhưng sửa thời điểm nào, sửa nội dung nào cần phải đánh giá về thực tiễn cũng như đặt văn bản trong cái bối cảnh toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống chỉnh thể, để có những sửa đổi, bổ sung phù hợp.

Xin cảm ơn ông!

Nhật Khôi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Người dân Hà Nội hỗ trợ lực lượng chức năng khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Người dân Hà Nội hỗ trợ lực lượng chức năng khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Sáng 8/9, người dân tại nhiều khu vực của Hà Nội đã tích cực hỗ trợ lực lượng chức năng dọn dẹp đường phố, khắc phục hậu quả sau bão Yagi.
Tam Đảo, Vĩnh Phúc: Nhiều điểm sạt lở nguy hiểm được khắc phục ngay sau bão

Tam Đảo, Vĩnh Phúc: Nhiều điểm sạt lở nguy hiểm được khắc phục ngay sau bão

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), gió giật mạnh và mưa lớn, điểm đến khu du lịch Tam Đảo đã có nhiều điểm sạt lở nguy hiểm, gây cản trở giao thông.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả bão số 3

Thủ tướng chủ trì Hội nghị đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả bão số 3

Trước những diễn biến do Bão số 3 gây ra, sáng 8/9, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì hội nghị triển khai đánh giá công tác ứng phó và các biện pháp khắc phục.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Sáng 8/9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng với Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Liên bang Nga.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp triển khai công tác khắc phục bão số 3: Tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp triển khai công tác khắc phục bão số 3: Tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm

Sáng sớm ngày 8/9, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các đơn vị về tình hình bão số 3 và triển khai công tác khắc phục.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Nỗ lực cao nhất, nhanh chóng khôi phục lưới điện, hệ thống liên lạc

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Nỗ lực cao nhất, nhanh chóng khôi phục lưới điện, hệ thống liên lạc

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, sau khi bão đã đi qua, các địa phương cần nỗ lực cao nhất, nhanh chóng khôi phục lưới điện, hệ thống liên lạc.
Bão số 3 gây thiệt hại đường dây, nhiều tổ máy phải tạm dừng phát lên lưới

Bão số 3 gây thiệt hại đường dây, nhiều tổ máy phải tạm dừng phát lên lưới

Sau khi bão số 3 đi vào đất liền khu vực Đông Bắc Bộ đã gây gió lớn, mưa to, khiến nhiều công trình bị thiệt hại, trong đó có các công trình điện.
Kinh tế lấy lại được đà tăng trưởng, thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI

Kinh tế lấy lại được đà tăng trưởng, thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI

Sau phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, chiều nay 7/9, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024.
Hải Phòng: Yêu cầu người dân không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9

Hải Phòng: Yêu cầu người dân không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9

Công điện mới nhất của UBND thành phố Hải Phòng nêu rõ nhân dân trên địa bàn thành phố không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9/2024.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu tỉnh, thành ven biển cấm đường đến 20h

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu tỉnh, thành ven biển cấm đường đến 20h

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các địa phương ven biển bão Yagi đổ bộ duy trì cấm đường, hạn chế tối đa người dân ra khỏi nhà đến 20h ngày 7/9.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 kết luận nhiều nội dung quan trọng

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 kết luận nhiều nội dung quan trọng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.
Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương ở Hải Phòng để chống bão số 3 - bão Yagi

Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương ở Hải Phòng để chống bão số 3 - bão Yagi

Trước tình hình bão số 3 - bão Yagi với cường độ rất mạnh, Chính phủ đã thành lập Bộ Chỉ huy tiền phương tại Hải Phòng để chỉ đạo công tác phòng, chống bão.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan kiểm tra công tác phòng chống bão tại Quảng Ninh

Bộ trưởng Lê Minh Hoan kiểm tra công tác phòng chống bão tại Quảng Ninh

Trước tình hình, diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 - bão Yagi, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã kiểm tra tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Siêu bão Yagi tiến sát vào Việt Nam, tâm bão gió giật cấp 17: Phó Thủ tướng liên tục chỉ đạo khẩn

Siêu bão Yagi tiến sát vào Việt Nam, tâm bão gió giật cấp 17: Phó Thủ tướng liên tục chỉ đạo khẩn

Siêu bão Yagi đang tiến vào các tỉnh Bắc Bộ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã đến Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia kiểm tra tình hình.
Thủ tướng gửi Công điện thứ 3 về việc tập trung ứng phó bão Yagi và mưa lũ sau bão

Thủ tướng gửi Công điện thứ 3 về việc tập trung ứng phó bão Yagi và mưa lũ sau bão

Công điện thứ 3 về việc tập trung ứng phó bão Yagi (bão số 3) và mưa lũ sau bão vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành.
Tập đoàn SpaceX muốn cùng Việt Nam phủ sóng internet đến 100% dân số

Tập đoàn SpaceX muốn cùng Việt Nam phủ sóng internet đến 100% dân số

Lãnh đạo Tập đoàn SpaceX đến từ Hoa Kỳ mong muốn được mở rộng hợp tác đầu tư tại Việt Nam, trong đó có cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam.
Chanh dây và vải thiều Việt Nam đứng trước cơ hội xuất khẩu sang Hàn Quốc

Chanh dây và vải thiều Việt Nam đứng trước cơ hội xuất khẩu sang Hàn Quốc

Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam và Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có cuộc trao đổi nhằm thúc đẩy xuất khẩu một số mặt hàng nông, thủy sản có lợi thế sang Hàn Quốc.
Lập Tổ công tác rà soát, tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai các dự án điện

Lập Tổ công tác rà soát, tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai các dự án điện

Chính phủ thành lập Tổ công tác rà soát các vướng mắc trong triển khai dự án điện, chỉ đạo, phối hợp hoàn thiện Dự án Luật Điện lực sửa đổi và luật liên quan.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì tiệc chiêu đãi Tổng thống Guinea-Bissau

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì tiệc chiêu đãi Tổng thống Guinea-Bissau

Tối 6/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân chủ trì tiệc chiêu đãi Tổng thống Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló và Phu nhân nhân dịp thăm Việt Nam.
Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 và Gala tiếng Việt thân thương sẽ diễn ra vào tối 8/9 tại Hà Nội.
Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Bắt kịp xu thế, bảo vệ sức khỏe người dân

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Bắt kịp xu thế, bảo vệ sức khỏe người dân

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết, bảo đảm sức khỏe cho người dân nhưng vẫn hài hòa lợi ịch kinh tế cho doanh nghiệp.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Guinea-Bissau

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Guinea-Bissau

Chiều 6/9, tại Phủ Chủ tịch, ngay sau lễ đón chính thức, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló.
Vĩnh Phúc: Người dân đổ xô đi mua hàng phòng siêu bão

Vĩnh Phúc: Người dân đổ xô đi mua hàng phòng siêu bão

Tại Vĩnh Phúc, người dân đổ xô đi mua hàng tích trữ phòng tránh siêu bão sau giờ tan làm chiều 6/9, các mặt hàng thực phẩm như thịt lợn, rau xanh "trắng" kệ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo khẩn công tác ứng phó với bão số 3

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo khẩn công tác ứng phó với bão số 3

Ngày 6/9, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3 tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam và NSMO.
Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp Phu nhân Tổng thống Guinea-Bissau

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp Phu nhân Tổng thống Guinea-Bissau

Chiều 6/9, bà Ngô Phương Ly, Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm cùng bà Dinisia dos Reis Embaló, Phu nhân Tổng thống Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló dự tiệc trà.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động