Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): Có nên áp thuế với đồ uống có đường?

Áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là một trong những nội dung được quan tâm tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được xin ý kiến.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường có làm giảm tình trạng thừa cân, béo phì? Ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt Áp thuế tiêu thụ đặc biệt cho đồ uống có đường: Nhiều luồng ý kiến trái chiều

Áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là một trong những nội dung được quan tâm tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính soạn thảo, xin ý kiến. Đây cũng là một trong những nội dung được nhiều doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế quan tâm tại Hội thảo Góp ý hoàn thiện Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức vào ngày 11/7, tại Hà Nội.

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): Có nên áp thuế với đồ uống có đường?

Hội thảo góp ý hoàn thiện Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức vào sáng 11/7, tại Hà Nội

Mục tiêu ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng thừa cân, béo phì

Cụ thể, Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính soạn thảo và lấy ý kiến đã bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường theo Tiêu chuẩn Việt Nam, có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Theo Tờ trình về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt gửi Chính phủ, Bộ Tài chính nêu rõ: Bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để thực hiện các chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khoẻ nhân dân, khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEP và Bộ Y tế về thực tế bệnh tật liên quan đến nước giải khát có đường tại Việt Nam, kịp thời ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng thừa cân, béo phì đáng báo động ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhằm dự phòng giảm thiểu rủi ro bệnh tật và gánh nặng y tế đối với bệnh không lây nhiễm, nâng cao nhận thức và hạn chế tiêu thụ nước giải khát có đường, mang lại lợi ích về sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt đối với giới trẻ, thế hệ tương lai của quốc gia, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Phát biểu tại hội thảo, bà Chu Thị Vân Anh - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Bia – Rươu - Nước giải khát Việt Nam cho rằng: Trong bối cảnh nước giải khát có đường không phải là nguồn cung cấp đường và calories duy nhất và cao nhất, do đó không phải là nguyên nhân duy nhất và chủ yếu dẫn đến tăng cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm.

“Hiệp hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường, vì hiệu quả của chính sách thuế lên mục tiêu bảo vệ sức khoẻ là không rõ ràng trong khi gây ra các tác động lớn đến sự phục hồi của ngành nước giải khát, ảnh hưởng chung đến lao động việc làm và nền kinh tế” – bà Chu Thị Vân Anh kiến nghị.

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): Có nên áp thuế với đồ uống có đường?
Hội thảo thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước và các chuyên gia kinh tế

Cũng theo bà Chu Thị Vân Anh, mức độ tiêu thụ nước giải khát của Việt Nam không cao so với nhiều nước trong khu vực và thế giới, trong khi nhiều nước có mức tiêu thụ nước giải khát cao hơn Việt Nam nhưng không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát.

Cụ thể, theo số liệu trong báo cáo của Bộ Tài chính, mức tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt Nam năm 2018 là 50,7 lít/người/năm. Theo số liệu trong báo cáo của Bộ Y tế, năm 2020 Việt Nam tiêu thụ 3,3 tỷ lít nước giải khát, tức là tương đương với khoảng 34 lít/người/năm nếu tính trên số dân là 96 triệu người vào năm 2020.

“Như vậy, theo số liệu của hai cơ quan trên thì mức độ tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam từ năm 2018 đến năm 2020 có chiều hướng giảm đáng kể” – bà Chu Thị Vân Anh thông tin và cho rằng, mức độ tiêu thụ này cũng khá thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Theo báo cáo của Hiệp hội ngành giải khát châu Âu (UNESDA), năm 2019 mức tiêu thụ nước giải khát bình quân đầu người ở châu Âu là 243,9 lít/ người, tức là gấp gần 4,8 lần so với Việt Nam. Các quốc gia có mức tiêu thụ nước giải khát bình quân đầu người cao nhất ở châu Âu là Đức (336,3 lít/người), Hungary (310,3 lít/ người) và Bỉ (272,4 lít/người). Trong số 26 quốc gia châu Âu có lượng tiêu thụ nước giải khát trên 100 lít/người/năm chỉ có 11 quốc gia áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát. Đức mặc dù là nước có tỷ lệ tiêu thụ nước giải khát cao nhất châu Âu cũng không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát.

Tại châu Á, nhiều nước cũng có mức tiêu thụ bình quân đồ uống có đường trên 100 lít/người/năm như Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt là 169,28 lít/người/năm và 96,51 lít/người/ năm (theo số liệu dự báo của Statis năm 2023), nhưng đều không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường.

Đại diện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam cũng cho rằng: Chính sách áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường ảnh hưởng không nhỏ đến phục hồi của khu vực doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là trong bối cảnh giá thành các nguyên liệu gia tăng và người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, doanh nghiệp cũng đồng thời chịu nhiều sức ép từ các nghĩa vụ tài chính.

“Đặc biệt, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường có thể khiến người tiêu dùng dịch chuyển sang sử dụng các loại đồ uống có đường khác được sản xuất thủ công, nhập lậu vốn rất phổ biến trên thị trường và có thể có giá thành rẻ hơn do không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, khiến mục tiêu chính sách không đạt được, trong khi ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của ngành công nghiệp đồ uống và tạo điều kiện cho các mặt hàng đồ uống không chính thức, sản xuất thủ công nhập lậu phát triển, nhất là trong tình hình thu nhập giảm, lạm phát tăng cao như hiện nay” – bà Chu Thị Vân Anh nêu.

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): Có nên áp thuế với đồ uống có đường?
Một số ý kiến cho rằng, Thuế tiêu thụ đặc biệt có thể làm giảm lượng tiêu thụ đồ uống có đường, nhưng không dẫn đến giảm tỷ lệ bệnh thừa cân, béo phì, tiểu đường và các bệnh không lây nhiễm

Bài học từ kinh nghiệm quốc tế

Cũng không ủng hộ đưa đồ uống có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, bà Nguyễn Việt Hà – Phó Giám đốc Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội cho rằng: Thuế tiêu thụ đặc biệt có thể làm giảm lượng tiêu thụ đồ uống có đường, nhưng không dẫn đến giảm tỷ lệ bệnh thừa cân, béo phì, tiểu đường và các bệnh không lây nhiễm.

Dẫn chứng từ kinh nghiệm quốc tế, đại diện Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội cho rằng, một số quốc gia sau khi áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường thì tỷ lệ thừa cân, béo phì vẫn tiếp tục tăng, mặc dù tiêu thụ đồ uống có đường giảm. Điển hình như Ấn Độ, quốc gia này áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường từ năm 2017, tuy nhiên tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn tăng.

Cụ thể, tỷ lệ thừa cân, béo phì đối với nữ giới ở Ấn Độ giai đoạn 2015-2016 (khi chưa áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước uống có đường) chiếm 20,6% nhưng đã tăng lên 24% vào giai đoạn 2019-2021, sau khi đã áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường. Tương tự, ở nam giới giai đoạn 2015-2016 là 18,9% nhưng đến giai đoạn 2019-2021 là 22,9%; ở trẻ em chiếm tỷ lệ 2,1% vào giai đoạn 2015-2016 nhưng giai đoạn 2019-2021 là 3,4%.

Tương tự, Mexico bắt đầu áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường từ năm 2012, trong 2 năm đầu mức độ tiêu thụ đồ uống có giảm nhưng tỷ lệ thừa cân, béo phì vẫn tăng. Cụ thể, tỷ lệ béo phì ở nam giới là 26,8% vào năm 2012 đã tăng lên 31,8% vào năm 2021, trong khi ở nữ giới chiếm tỷ lệ 37,5% vào năm 2012 và tăng lên 41,1% vào năm 2021.

Phát biểu tại hội thảo, Thạc sĩ Nguyễn Văn Phụng - Uỷ viên BCH Hội Kế toán & Kiểm toán Việt Nam cho rằng: Báo cáo Nghiên cứu về tác động kinh tế, xã hội của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát do Viện quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thực hiện năm 2018 và cập nhật năm 2021 cho rằng, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức 10% đối với nước giải khát có đường thì nền kinh tế thiệt hại 880,4 tỷ đồng, làm GDP giảm 0,115%.

Cùng với đó, thu nhập của người lao động từ sản xuất giảm 0,155%; Lao động giảm 0,092% và thặng dư sản xuất giảm 0,083%; Sản lượng mía đường giảm 28,8 nghìn tấn, ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân trồng mía đường.

Từ những phân tích trên, nhiều ý kiến tại hội thảo kiến nghị, cần cân nhắc kỹ lợi ích và thiệt hại của việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường.

Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thuế tiêu thụ đặc biệt

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Áp lực đáo hạn trái phiếu vẫn ‘đè nặng’ trên vai doanh nghiệp

Áp lực đáo hạn trái phiếu vẫn ‘đè nặng’ trên vai doanh nghiệp

Theo thống kê, trong quý 4/2024 sẽ có khoảng hơn 76.700 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáo hạn, tăng 99,1% so với quý 3/2024.
‘Xe bún bò ước mơ’ của mẹ

‘Xe bún bò ước mơ’ của mẹ

Một xe bún bò với đầy đủ vật dụng cần thiết và 1 số vốn nhỏ là điều ý nghĩa mà Chương trình Ước mơ xanh do F88 dành cho chị Mỹ Đào hỗ trợ chị vượt qua khó khăn
Ngân hàng Hong Leong: Cam kết đóng góp vào sự thịnh vượng kinh tế Việt Nam

Ngân hàng Hong Leong: Cam kết đóng góp vào sự thịnh vượng kinh tế Việt Nam

Ngân hàng Hong Leong Việt Nam vừa tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ và thành công tại Việt Nam.
Cổ phiếu nào sẽ được các quỹ ETF mua nhiều nhất?

Cổ phiếu nào sẽ được các quỹ ETF mua nhiều nhất?

VnDirect ước tính trong kỳ tái cân bằng danh mục quý 4/2024, cổ phiếu được các quỹ ETF mua nhiều nhất gồm: MWG, NLG và KDH với tổng cộng 36,7 triệu cổ phiếu.
Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á, thu hút nhiều nguồn vốn quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực doanh nghiệp xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Chứng khoán KB Việt Nam tư vấn niêm yết thành công cổ phiếu của Công ty tập đoàn giáo dục Trí Việt

Chứng khoán KB Việt Nam tư vấn niêm yết thành công cổ phiếu của Công ty tập đoàn giáo dục Trí Việt

Sáng 23/10/2024, với sự tư vấn của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam 5 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần tập đoàn giáo dục Trí Việt đã chính thức được lên sàn...
Tiền gửi của dân cư tăng kỷ lục, quyền lợi của người gửi tiền luôn được ưu tiên đảm bảo

Tiền gửi của dân cư tăng kỷ lục, quyền lợi của người gửi tiền luôn được ưu tiên đảm bảo

Kênh đầu tư thụ động được người dân đánh giá còn rủi ro, họ tìm đến kênh gửi tiết kiệm vì quyền lợi của họ luôn được bảo đảm bởi chính sách bảo hiểm tiền gửi.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên

Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên

Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội công bố danh sách các cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ theo Luật các Tổ chức tín dụng và trên cơ sở thông tin do cổ đông cung cấp.
Hải Phòng: Tạo đà tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm

Hải Phòng: Tạo đà tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm

Bà Nguyễn Thị Dung - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hải Phòng trao đổi về triển vọng tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm tại thành phố Hải Phòng.
Chính phủ đề xuất bổ sung vốn nhà nước cho VCB 20.695 tỷ đồng

Chính phủ đề xuất bổ sung vốn nhà nước cho VCB 20.695 tỷ đồng

Chiều 23/10, tại Kỳ họp thứ 8, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã trình chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại VCB với số tiền 20.695 tỷ đồng.
IMF: Tăng trưởng toàn cầu chững lại, nguy cơ suy thoái rình rập

IMF: Tăng trưởng toàn cầu chững lại, nguy cơ suy thoái rình rập

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất, IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay ở mức 3,2% như đã dự báo vào tháng 7.
IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2025

IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2025

Theo báo cáo mới nhất của IMF, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 6,1%, giữ nguyên so với mức tăng được dự đoán năm 2024.
Tín dụng tăng 12%, VIB lãi 6.600 tỷ đồng trong 9 tháng

Tín dụng tăng 12%, VIB lãi 6.600 tỷ đồng trong 9 tháng

Ngân hàng Quốc tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng với tăng trưởng tín dụng và huy động vượt trội so với ngành cùng chất lượng tài sản cải thiện.
Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

9 tháng năm 2024, FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam đạt gần 3 tỷ USD. Tính luỹ kế đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc vẫn là đối tác đầu tư lớn nhất của Việt Nam.
Techcombank lãi trước thuế 22,8 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng năm 2024, số dư CASA lập kỷ lục mới

Techcombank lãi trước thuế 22,8 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng năm 2024, số dư CASA lập kỷ lục mới

Lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 22,8 nghìn tỷ đồng, tổng thu nhập hoạt động đạt 37,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng tăng 33,5% và 28,9% so cùng kỳ.
Công ty bảo hiểm đầu tiên công bố thiệt hại do bão Yagi, lợi nhuận bị cuốn trôi theo dòng nước

Công ty bảo hiểm đầu tiên công bố thiệt hại do bão Yagi, lợi nhuận bị cuốn trôi theo dòng nước

Bảo hiểm Hàng không (AIC) cho biết toàn bộ lợi nhuận quý III đã bị bão Yagi cuốn trôi. Họ chịu khoản lỗ đậm tới nỗi các thành tích nửa đầu năm đã bị xóa tan.
Giá vàng tiến sát mốc 90 triệu đồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Giá vàng tiến sát mốc 90 triệu đồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Theo Ngân hàng Nhà nước, giá vàng trong nước hiện cao hơn giá vàng thế giới khoảng 5 - 7% và đã được kiểm soát với biên độ phù hợp.
Vì sao DongA Bank vẫn chưa thể chuyển giao bắt buộc?

Vì sao DongA Bank vẫn chưa thể chuyển giao bắt buộc?

Cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính để xử lý tổ chức tín dụng yếu kém và xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc với DongA Bank còn nhiều bất cập, vướng mắc.
Bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý III/2024 phân hóa rõ nét

Bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý III/2024 phân hóa rõ nét

Mặc dù không đạt như kỳ vọng, song bức tranh lợi nhuận ngân hàng trong quý III/2024 được đánh giá là khả quan.
BAOVIET Bank: Phát triển ổn định trong 9 tháng đầu năm 2024

BAOVIET Bank: Phát triển ổn định trong 9 tháng đầu năm 2024

Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) vừa công bố kết quả kinh doanh trong 9 tháng 2024, thể hiện sự phát triển ổn định và chiến lược kinh doanh linh hoạt.
Bổ nhiệm tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế

Bổ nhiệm tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế

Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
App MBBank chủ động chặn phần mềm độc hại chiếm quyền trên điện thoại

App MBBank chủ động chặn phần mềm độc hại chiếm quyền trên điện thoại

MB tiếp tục cho ra mắt gói giải pháp trên App MBBank chủ động phát hiện và cảnh báo khi điện thoại có dấu hiệu bị các phần mềm xâm hại và chiếm quyền.
Tự động hóa quy trình COB đem lại cách mạng cho hoạt động ngân hàng

Tự động hóa quy trình COB đem lại cách mạng cho hoạt động ngân hàng

Tự động hóa quy trình COB mang lại nhiều lợi ích vượt trội, đảm bảo tính chính xác và trung thực của dữ liệu, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Nam A Bank –

Nam A Bank – 'Số và Xanh' tiếp tục là động lực phát triển

Kỷ niệm 32 năm thành lập (21/10/1992 – 21/10/2024), Nam A Bank tiếp tục ghi dấu ấn trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam qua hàng loạt hoạt động nổi bật.
TS Nguyễn Quốc Việt: Bức tranh kinh tế tư nhân đã khởi sắc

TS Nguyễn Quốc Việt: Bức tranh kinh tế tư nhân đã khởi sắc

TS Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng VEPR cho rằng, bên cạnh những gam màu tươi sáng, bức tranh kinh tế những tháng cuối năm vẫn còn nhiều vấn đề cần lưu tâm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động