Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Luật Viễn thông (sửa đổi): Không hạn chế vốn nước ngoài với trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây

Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) không có điều khoản liên quan đến hạn chế tỷ lệ vốn nước ngoài với trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây.
Bổ sung quy định về quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông Lấy ý kiến hoàn thiện Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi): Nhiều vấn đề cần quan tâm

Quản lý OTT ở mức độ phù hợp, bảo vệ quyền lợi người sử dụng

Tại Hội thảo Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức mới đây, cơ quan soạn thảo đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi, góp ý từ các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp và hiệp hiệp hội doanh trong và ngoài nước.

Trong đó, nhiều ý kiến có chung nhận định về tầm quan trọng của dịch vụ trung tâm dữ liệu (DC), điện toán đám mây (cloud) và dịch vụ ứng dụng internet trong viễn thông (dịch vụ viễn thông OTT) trong nền kinh tế số, xã hội số hiện nay.

Luật Viễn thông (sửa đổi): Không hạn chế vốn nước ngoài với trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây
Các đại biểu tham dự Hội thảo Góp ý Luật Viễn thông (sửa đổi)

Cụ thể, theo bà Nguyễn Việt Hà – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham Hà Nội): Trong bối cảnh hiện nay các dịch vụ OTT là một phần vô cùng quan trọng trong cuộc sống và hoạt động của doanh nghiệp.

“Mỗi người trong số chúng ta đều có nhiều app OTT khác nhau sử dụng để liên lạc, với doanh nghiệp thì phần mềm, nền tảng họp trực tuyến vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp” – bà Nguyễn Việt Hà thông tin.

Cũng theo bà Nguyễn Việt Hà, vì sự quan trọng đó, các doanh nghiệp của Amcham Hà Nội vô cùng quan ngại với những quy định hạn chế về các dịch vụ OTT xuyên biên giới, vì trong trường hợp các nền tảng hay các dịch vụ này không tuân thủ hoặc không muốn tuân thủ mà không cung cấp những dịch vụ này ở Việt Nam nữa thì doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, bởi nếu như họ không thể sử dụng được những nền tảng xuyên biên giới này, đặc biệt là với doanh nghiệp sử dụng nền tảng họp trực tuyến hàng ngày làm giảm năng lực cạnh tranh nếu như không được sử dụng các nền tảng này trong các hoạt động thương mại hàng ngày.

“Điều này là rất rõ trong 2 năm Covid -19, nếu như không có những nền tảng OTT xuyên biên giới hoặc những nền tảng họp trực tuyến thì chúng tôi không thể nào duy trì các hoạt động kinh doanh và đặc biệt các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu hay các hoạt động thương mại xuyên biên giới, trong khi đó là các hoạt động đã đóng góp rất tích cực vào tăng trưởng kinh tế dương của Việt Nam trong thời kỳ Covid-19” – bà Nguyễn Việt Hà khẳng định và cho rằng, vì sự quan trọng của nền tảng dịch vụ OTT nên một số quốc gia trên thế giới, trong đó có các quốc gia phát triển như Liên minh châu Âu (EU), dù cũng coi định nghĩa các dịch vụ OTT là dịch vụ viễn thông, nhưng không áp dụng một hạn chế nào với các dịch vụ OTT xuyên biên giới, và yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ phải đặt các văn phòng đại diện tại các nước EU.

Trên cơ sở đó, AmCham Hà Nội kiến nghị, cơ quan soạn thảo xem xét lại quy định về áp đặt điều kiện kinh doanh và đặt văn phòng đại diện, hay phải ký hợp đồng thương mại với bên cung cấp dịch vụ OTT, vì tính khả thi không cao, và có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.

Phản hồi ý kiến của đại diện AmCham Hà Nội, ông Trần Thế Phương – Phó trưởng phòng Chính sách, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng: Đại diện AmCham Hà Nội đã chia sẻ EU quy định OTT là dịch vụ viễn thông, và cơ quan chủ trì soạn thảo cũng thấy như thế. Trong đó, đại diện AmCham Hà Nội có nói EU đưa OTT vào viễn thông nhưng không quản lý gì. Thực ra, là có quản lý, ví dụ về vấn đề kinh tế, về bảo vệ người sử dụng. Hay như quy định về xác định thị trường, thị trường liên quan, kể cả dịch vụ OTT cũng có thể được kể vào, dù đây là phân tích “case by case” (tuỳ trường hợp) và tùy từng thời kỳ, chứ không phải tự động áp dụng.

“Quan trọng là OTT nằm trong khuôn khổ quản lý viễn thông, và do đó cơ quan quản lý có quyền làm việc đó. Hay ví dụ vấn đề liên quan đến người sử dụng dịch vụ như quản lý hợp đồng dịch vụ: Minh bạch điều khoản hợp đồng, trách nhiệm minh bạch thông tin về giá cước khi có thu cước của người sử dụng. Cách tiếp cận của Việt Nam cũng như vậy, đưa OTT là dịch vụ viễn thông, nhưng quản lý có mức độ phù hợp, tập trung vào bảo vệ quyền lợi người sử dụng, an toàn an ninh và trên tinh thần tạo thuận lợi cho phát triển, ví dụ không quy định hạn chế vốn nước ngoài như các dịch vụ viễn thông truyền thống….” – ông Trần Thế Phương thông tin.

Còn theo ông Nguyễn Hồng Thắng - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông: Trong quá trình soạn thảo, chúng tôi cũng tham khảo rất nhiều các nước khác nhau trong khu vực ASEAN, Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc), EU, Ấn Độ. Một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc đã đưa OTT vào từ lâu, trong đó Trung Quốc đưa dịch vụ trung tâm dữ liệu (DC), điện toán đám mây (cloud) vào viễn thông cơ bản loại 1 (loại quản lý chặt hơn). Hàn Quốc họ cũng đã đưa vào Luật Viễn thông. Ấn Độ đang dự thảo bản sửa đổi cuối năm trước, và cũng đã đưa các nội dung này.

Luật Viễn thông (sửa đổi): Không hạn chế vốn nước ngoài với trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây
Theo đại diện Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây trong dự thảo không có yêu cầu hạn chế về tỷ lệ vốn nước ngoài

Không yêu cầu hạn chế về tỷ lệ vốn nước ngoài

Liên quan đến vấn đề về trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, đại diện AmCham Hà Nội, bà Nguyễn Việt Hà cho rằng, rất vui vì đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông nói tinh thần của Ban soạn thảo là tạo điều kiện để phát triển, nhưng các quy định dường như đang đi ngược lại với tinh thần chung như vậy.

Vì quy định chung hình như đang áp đặt một số điều kiện kinh doanh đối với hai loại hình dịch vụ này, ví dụ như điều kiện về đặt văn phòng đại diện hay điều kiện về hạn chế vốn đầu tư nước ngoài đối với doanh nghiệp muốn đầu tư vào dịch vụ điện toán đám mây hoặc dịch vụ trung tâm dữ liệu.

“Nếu đặt ra những điều kiện như vậy thì liệu có đang đi ngược lại xu hướng và tinh thần chung là tạo điều kiện để các dịch vụ này phát triển hay không. Và hiện tại ví dụ với dịch vụ điện toán đám mây thì Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các cam kết quốc tế của Việt Nam không một luật nào đặt ra các điều kiện kinh doanh với điện toán đám mây, vậy chúng ta đang đặt ra những điều kiện hạn chế vốn đầu tư của nước ngoài thì có đang mâu thuẫn với các luật khác và các cam kết quốc tế không?” – đại diện AmCham Hà Nội đặt câu hỏi và cho biết, nhìn vào một số quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, các quốc gia này đều cho phép 100% vốn đầu tư nước ngoài vào dịch vụ viễn thông và điện toán đám mây, trung tâm dữ liệu, và không có một điều kiện nào với dịch vụ xuyên biên giới.

Trên cơ sở đó, AmCham Hà Nội đưa ra khuyến nghị, cơ quan soạn thảo xem xét, bỏ các quy định hạn chế về mặt quy định điều kiện kinh doanh hay các hạn chế về điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu.

Trước phản hồi của doanh nghiệp, ông Trần Thế Phương – Phó trưởng phòng Chính sách, Cục Viễn thông cho rằng: Về các điều kiện kinh doanh với doanh nghiệp, chúng tôi cũng chia sẻ ý kiến là cần xem xét các quy định phải đảm bảo tính phù hợp. Quan điểm chung là khuyến khích phát triển các dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây.

“Dự thảo luật đã thể hiện quan điểm này chứ không phải đi ngược lại quan điểm khuyến khích phát triển như một số ý kiến đã phát biểu. Dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây khi quy định vào trong luật này thì so với dịch vụ viễn thông truyền thống có yêu cầu quản lý khác hơn” – ông Trần Thế Phương khẳng định và nêu ví dụ: Dịch vụ viễn thông truyền thống theo cam kết quốc tế WTO có hạn chế về tỷ lệ vốn nước ngoài khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong khi dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây trong dự thảo không có yêu cầu hạn chế về tỷ lệ vốn nước ngoài.

"Đại diện AmCham Hà Nội có nói về hạn chế vốn nước ngoài với trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây. Trong dự thảo không có điều khoản liên quan đến hạn chế tỷ lệ vốn nước ngoài này. Quan điểm của Bộ Thông tin và Truyền thông là thúc đẩy, tạo sự phát triển" - ông Trần Thế Phương thông tin thêm.

Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dịch vụ viễn thông

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhân sự 24/9: Bộ Y tế bổ nhiệm Cục trưởng; bà Nguyễn Phương Hằng giữ chức lãnh đạo CTCP Đại Nam

Nhân sự 24/9: Bộ Y tế bổ nhiệm Cục trưởng; bà Nguyễn Phương Hằng giữ chức lãnh đạo CTCP Đại Nam

Ngày 24/9, Bộ trưởng Bộ Y tế đã trao quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm; bà Nguyễn Phương Hằng trở lại bộ máy lãnh đạo CTCP Đại Nam.
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 25/9/2024: Bắc Bộ ngày nóng; Trung Bộ chấm dứt mưa lớn, có nắng

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 25/9/2024: Bắc Bộ ngày nóng; Trung Bộ chấm dứt mưa lớn, có nắng

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 25/9/2024: Bắc Bộ se lạnh sáng sớm, ngày nắng, nóng khô hanh; Trung Bộ chấm dứt mưa lớn, có nắng; lũ các sông giảm xuống.
Dự báo thời tiết biển ngày 25/9/2024: Thời tiết biển tốt lên, ít mưa

Dự báo thời tiết biển ngày 25/9/2024: Thời tiết biển tốt lên, ít mưa

Thời tiết biển ngày 25/9/2024, từ Bình Định đến Ninh Thuận, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào rải rác và có nơi có dông.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/9/2024: Hà Nội se lạnh sáng sớm, ngày nóng, nắng khô hanh

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/9/2024: Hà Nội se lạnh sáng sớm, ngày nóng, nắng khô hanh

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 25/9/2024, Hà Nội có mây, ngày nắng, đêm không mưa. Gió nhẹ.
Hà Giang: Hoàn thành chương trình diễn tập khu vực phòng thủ

Hà Giang: Hoàn thành chương trình diễn tập khu vực phòng thủ

Chương trình Diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh Hà Giang vừa được diễn ra bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và vũ khí trang bị, phương tiện kỹ thuật.

Tin cùng chuyên mục

Lực lượng vũ trang chung tay khắc phục hậu quả sau mưa lũ

Lực lượng vũ trang chung tay khắc phục hậu quả sau mưa lũ

Được sự giúp đỡ tận tình của lực lượng vũ trang Quân khu 2, cuộc sống của người dân vùng lũ các tỉnh miền núi phía bắc đang dần ổn định trở lại.
Sắp diễn ra Triển lãm Phát triển bền vững 2024 tại Thái Lan

Sắp diễn ra Triển lãm Phát triển bền vững 2024 tại Thái Lan

Theo đó, Triển lãm Phát triển bền vững Sustainability Expo 2024 (SX2024) có qui mô lớn nhất khu vực ASEAN, sẽ diễn ra từ ngày 27/9 - 6/10 tại Thái Lan.
Hà Nội không tổ chức bắn pháo hoa nhân dịp 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội không tổ chức bắn pháo hoa nhân dịp 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa chỉ đạo dừng bắn pháo hoa nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, nhằm sẻ chia trước mất mát của đồng bào do bão lũ.
Hà Nội: Cháy lớn trong khu dân cư, cột khói bốc cao ngùn ngụt

Hà Nội: Cháy lớn trong khu dân cư, cột khói bốc cao ngùn ngụt

Cháy lớn xảy ra trong khu dân cư ở Hà Nội, khói đen ngùn ngụt cao hàng chục mét bao trùm khu nhà xung quanh. Lực lượng chữa cháy đã đến hiện trường.
Bộ Y tế bổ nhiệm Chánh Văn phòng và Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm

Bộ Y tế bổ nhiệm Chánh Văn phòng và Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm

Ông Đoàn Hữu Thiển được điều động, bổ nhiệm giữ chức Chánh Văn phòng Bộ Y tế; bà Trần Việt Nga được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm.
Dọn rác ô nhiễm - 2.000 bạn trẻ nhóm Sài Gòn Xanh đang hồi sinh những dòng kênh ‘chết’

Dọn rác ô nhiễm - 2.000 bạn trẻ nhóm Sài Gòn Xanh đang hồi sinh những dòng kênh ‘chết’

250 dự án hoạt động với hơn 3.000 tấn rác được thu gom sau gần 2 năm thành lập, những người trẻ trong nhóm Sài Gòn Xanh đang hồi sinh những dòng kênh ‘chết’.
Hà Nội: Thợ sửa tivi, tủ lạnh "đắt khách" sau mưa lũ

Hà Nội: Thợ sửa tivi, tủ lạnh "đắt khách" sau mưa lũ

Nhiều thiết bị điện tử thiết yếu trong gia đình như tủ lạnh, tivi, máy giặt… của người dân đã bị hư hỏng do ngập nước, khiến thợ sửa có thể chịu cảnh quá tải.
Phát huy nguồn lực các tôn giáo trong xây dựng, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Phát huy nguồn lực các tôn giáo trong xây dựng, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học 'Phát huy nguồn lực các tôn giáo trong xây dựng, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc'.
Bộ Tư lệnh Hải quân: Giao lưu điển hình tiên tiến

Bộ Tư lệnh Hải quân: Giao lưu điển hình tiên tiến 'Những bông hoa biển'

Chiều 24/9, Quân chủng Hải quân tổ chức giao lưu điển hình tiên tiến chào mừng Đại hội Thi đua quyết thắng giai đoạn 2019-2024 với chủ đề ‘Những bông hoa biển’.
TP. Hồ Chí Minh: Xôn xao một trường chỉ phát giấy khen cho học sinh ủng hộ 100.000 đồng trở lên

TP. Hồ Chí Minh: Xôn xao một trường chỉ phát giấy khen cho học sinh ủng hộ 100.000 đồng trở lên

Ngày 24/9, sự việc Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) chỉ phát giấy khen cho học sinh ủng hộ bão lũ từ 100.000 đồng đang gây tranh cãi.
Phim

Phim 'Cám': Cảnh 18+ gây xôn xao dư luận, làm 'nóng' phòng vé

Cảnh 18+ của nhân vật Tấm trong 'Cám' đã trở thành chủ đề 'nóng' gây tranh cãi trên mạng xã hội, đặt câu hỏi về tính cần thiết của cảnh quay này...
Dự báo thời tiết ngày mai 25/9/2024: Nhiệt độ tăng, ngày nắng ở cả 3 miền

Dự báo thời tiết ngày mai 25/9/2024: Nhiệt độ tăng, ngày nắng ở cả 3 miền

Dự báo thời tiết ngày mai 25/9/2024: Nhiệt độ tăng, ngày nắng ở cả 3 miền; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Chuỗi sản xuất - xuất khẩu ngành gỗ bị ‘lung lay’ bởi bão số 3

Chuỗi sản xuất - xuất khẩu ngành gỗ bị ‘lung lay’ bởi bão số 3

Rừng trồng đáp ứng khoảng 80% nhu cầu nguồn cung gỗ cho doanh nghiệp ngành chế biến xuất khẩu. Bão số 3 khiến diện tích rừng trồng bị thiệt hại nặng nề.
Nóng: Bà Nguyễn Phương Hằng quay trở lại điều hành khu du lịch Đại Nam

Nóng: Bà Nguyễn Phương Hằng quay trở lại điều hành khu du lịch Đại Nam

Bà Nguyễn Phương Hằng được phân công chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất Công ty Cổ phần Đại Nam, kiêm Tổng Giám đốc Điều hành KDL Đại Nam.
Bộ Nội vụ không thanh tra các đơn vị nào năm 2024?

Bộ Nội vụ không thanh tra các đơn vị nào năm 2024?

Bộ Nội vụ không thanh tra Đài Tiếng nói Việt Nam, Khánh Hòa, Vĩnh Long, Huế, Đà Nẵng; Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam năm 2024.
Toyota Việt Nam ủng hộ hơn 1,6 tỷ đồng tới các địa phương bị ảnh hưởng bởi lũ lụt

Toyota Việt Nam ủng hộ hơn 1,6 tỷ đồng tới các địa phương bị ảnh hưởng bởi lũ lụt

Toyota Việt Nam, Công đoàn Công ty và các đại lý Toyota/Lexus ủng hộ hơn 1,6 tỷ đồng hỗ trợ người dân 6 tỉnh miền núi phía Bắc.
Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024: Thúc đẩy chuyển đổi xanh

Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024: Thúc đẩy chuyển đổi xanh

Ngày 24/9, tại Hà Nội, Bộ Công Thương và EuroCham phối hợp tổ chức họp báo công bố sự kiện Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024 (GEFE 2023).
11 cơ sở y tế và dược phẩm tại Hà Nội nhận án phạt nặng, 2 đơn vị bị đình chỉ

11 cơ sở y tế và dược phẩm tại Hà Nội nhận án phạt nặng, 2 đơn vị bị đình chỉ

Sở Y tế Hà Nội vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với 11 cơ sở y, dược, tổng số tiền phạt gần 346 triệu đồng.
TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp để phát triển bền vững

TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp để phát triển bền vững

Thông qua Đối thoại hữu nghị, TP. Hồ Chí Minh có cơ hội hợp tác, thúc đẩy đầu tư, liên kết, liên doanh các ngành công nghiệp công nghệ cao phát triển bền vững.
Chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng 'tiếp' 3.000 lít nhiên liệu phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn sau bão Yagi

Ngay sau cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua, chùa Ba Vàng đã hỗ trợ 3.000 lít nhiên liệu cho công tác tìm kiếm cứu nạn, giúp đỡ người dân sớm ổn định cuộc sống.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động