Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Mía đường Việt áp thuế phòng vệ thương mại: Bài học nhìn từ thế giới

PV

PV

Các biện pháp phòng vệ thương mại đang được sử dụng phổ biến trên thế giới và mía đường Việt Nam cũng cần một cứu cánh tương tự, nếu không muốn bị “chơi xấu” ngay trên sân nhà.

Gia nhập các hiệp định thương mại tự do (FTA) là cơ hội để nhiều nước thúc đẩy nền kinh tế, tuy nhiên nó cũng tạo ra những thách thức mới cho nền sản xuất trong nước. Nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và thuế tự vệ như là một phần quan trọng trong chính sách thương mại của mỗi quốc gia. Các biện pháp PVTM hầu hết giống nhau ở mục đích là bảo vệ và hỗ trợ ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại từ hàng hoá nhập khẩu gia tăng đột biến. Trong đó, chống bán phá giá là biện pháp đang được áp dụng nhiều nhất.

Mía đường Việt áp thuế phòng vệ thương mại: Bài học nhìn từ thế giới
Phòng vệ thương mại là “tấm khiên” bảo vệ và hỗ trợ ngành sản xuất trong nước khi gia nhập FTA

Mỹ hiện đứng đầu thế giới về nhập khẩu và cũng là nước đứng đầu về số lượng khởi xướng các vụ điều tra PVTM. Quốc gia này vốn có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành các quy tắc trong WTO, bao gồm cả biện pháp PVTM dựa trên nguyên mẫu Luật Thuế quan 1930. Với kinh nghiệm sâu rộng, Mỹ đã áp thuế PVTM thành công cho hàng trăm mặt hàng nhập khẩu với thời hạn dài 4-5 năm và có thể gia hạn không hạn chế số lần.

Năm 2018, Trung Quốc- quốc gia đứng thứ đầu về xuất khẩu đã phải áp dụng các biện pháp PVTM nhằm tự vệ và giảm thiểu thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng của Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Nhất là khi 818 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc vào thị trường Mỹ bị áp thuế quan 25% giá trị lên tới 34 tỷ USD, chủ yếu là lĩnh vực công nghệ cao… Ngay sau đó Trung Quốc đáp trả bằng hoạt động áp thuế 25% đối với 545 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ chủ yếu là nông sản với tổng trị giá tương đương.

...Đến bài học hữu ích cho Việt Nam

Tính đến nay Việt Nam đã tham gia 14 hiệp định FTAs, song nói về kinh nghiệm PVTM, chúng ta vẫn còn khá “non trẻ”. Các quy định pháp luật trong nước liên quan đến PVTM được ban hành từ năm 2003. Song phải đến 2013, Việt Nam mới thực hiện sự vụ đầu tiên là điều tra chống bán phá giá với thép không rỉ. Như vậy, chúng ta đã “ngủ đông” suốt 10 năm trước các làn sóng PVTM trên thế giới.

Khoảng 3 năm gần đây (từ 2018), Việt Nam bắt đầu hội nhập sâu vào ASEAN, CPTPP, EVFTA, ATIGA... thì các vụ kiện mới được đẩy mạnh lên. Tuy nhiên, tính đến tháng 8/2020, chúng ta mới chỉ khởi xướng điều tra để áp dụng PVTM cho 17 nhóm hàng nhập khẩu. Trong khi đó, Bộ Công Thương đã ghi nhận và xử lý lên tới 176 vụ việc PVTM nước ngoài áp dụng đối với Việt Nam.

Mía đường Việt áp thuế phòng vệ thương mại: Bài học nhìn từ thế giới
Áp dụng biện pháp PVTM là “quyền” của các nước thành viên để ứng phó với cạnh tranh không lành mạnh

Ứng phó với cạnh tranh không lành mạnh, muốn không “mạnh người, yếu ta” thì các doanh nghiệp cần nhận thức rõ rằng việc áp dụng các biện pháp PVTM là “quyền” chứ không phải là nghĩa vụ của các nước thành viên. Khảo sát thực tế cho thấy, dưới 2% doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ về công cụ này và số doanh nghiệp “nghe nói đến” lần đầu gấp 8 lần.

Theo đuổi các vụ điều tra PVTM là hành trình gian khó và dài hơi, song “trái ngọt” gặt về rất đáng kể. Theo số liệu từ Bộ Công thương, các biện pháp PVTM đã góp phần bảo vệ nhiều ngành chiếm gần 6% tổng GDP năm 2019, bảo vệ cho 150 nghìn việc làm, phát triển các ngành sản xuất nguyên liệu cơ bản để đóng góp vào sự phát triển quốc gia.

Gần đây nhất, những doanh nghiệp mía đường nắm chắc quy định đã chủ động ứng phó, cung cấp bằng chứng và theo đuổi 2 vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ giá với đường mía nhập khẩu Thái Lan, đường lỏng tinh bột ngô Trung Quốc và Hàn Quốc. Các vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra, nếu áp thuế PVTM thành công sẽ bảo vệ được 1,5 triệu việc làm và ổn định sinh kế cho 35 vạn nông dân.

Sức mạnh đồng lòng từ 3 bên

Từ 1/1/2020, ngành đường trong nước đã tuân thủ ATIGA khi mở cửa, không giới hạn lượng đường nhập khẩu từ ASEAN và giảm thuế nhập khẩu xuống 5%. Tuy nhiên, 11 tháng tham gia ATIGA cũng chứng kiến vô số biến động làm ngành mía đường trong nước lao đao.

Chính sách trợ giá và có dấu hiệu bán phá giá của Thái Lan thời gian qua được cho là “giọt nước tràn ly” khiến 11 nhà máy ngừng hoạt động, 4 nhà máy sắp đóng cửa. Nông dân trồng mía lỗ vốn, buộc phải giảm diện tích trồng mía hoặc bỏ đất hoang. Một số doanh nghiệp đường lớn mạnh trong nước đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ nông dân, song giá đường thấp vẫn gây sức ép lớn lên ngành này.

Mía đường Việt áp thuế phòng vệ thương mại: Bài học nhìn từ thế giới
Nông dân lẫn doanh nghiệp đều có chung mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình trên hành trình gắn bó với cây mía

Người nông dân lẫn doanh nghiệp hiện đều có chung mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, mong muốn sớm có biện pháp ngăn chặn đường lậu và siết chặt PVTM để ổn định thị trường trong nước. Khi đó, người nông dân sẽ bán được mía với giá tương đồng các nước tham gia ATIGA, để người nông dân có lãi và an tâm trông mía; còn doanh nghiệp đảm bảo thu mua mía nguyên liệu và không bị ép bán lỗ đường trong kho.

Hội nhập quốc tế mang đến cơ hội phát triển bền vững và “đôi bên cùng có lợi” cho cả doanh nghiệp lẫn nông dân. Song để thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng, tăng ưu thế của mía đường nội trên sân nhà cần sự vào cuộc của cả 3 bên Nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân.

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công ty Việt Á

Tin mới nhất

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

9 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu được 21.841 tấn gừng, nghệ và gia vị với kim ngạch đạt gần 45 triệu USD, giảm 28,3% về lượng nhưng tăng 9,9% về kim ngạch.
Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Trong số các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia, đậu tương ghi nhận mức tăng kỷ lục, tăng 799,4% tương đương gần 8 lần trong 9 tháng năm 2024.
Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Để tránh bị điều tra phòng vệ thương mại, theo ý kiến luật sư, doanh nghiệp Việt Nam nên tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng thay vì cạnh tranh bằng giá.
Hải Phòng: Thương mại điện tử mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp

Hải Phòng: Thương mại điện tử mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn TP. Hải Phòng chú trọng thực hiện bán hàng trực tuyến, trên sàn thương mại điện tử để thúc đẩy hoạt động thương mại.
Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng như: Phân bón, kẽm, thiếc, thuốc lá… sẽ có sự thay đổi từ ngày 16/12/2024 theo Nghị định số 144/2024/NĐ-CP.

Tin cùng chuyên mục

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam - Trung Quốc

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 1/11/2024, tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc diễn ra hội thảo "Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam - Trung Quốc".
Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng chống bán phá giá thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng trước ngày 1/12/2024.
Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Giá hồ tiêu trong nước liên tục đứng ở mức cao đẩy các doanh nghiệp phải tăng nhập khẩu hồ tiêu từ 3 thị trường chính gồm Brazil, Indonesia và Campuchia.
Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Cục Phòng vệ thương mại thông báo gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc.
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam.
"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

Mục tiêu các hệ thống phân phối lớn là xây dựng chuỗi giá trị bền vững, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trong nước vừa tạo tiền đề để sản phẩm vươn xa.
Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ

Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ

Số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam gia tăng, theo đó, doanh nghiệp cần tăng cường ứng phó để biến nguy thành cơ.
Việt Nam giữ vững

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Gạo Việt Nam chiếm gần 80% trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong 10 tháng năm 2024 và vẫn giữ vững "ngôi vương" xuất khẩu gạo vào thị trường này.
Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương khuyến nghị người tiêu dùng tuyệt đối không mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký để tự bảo vệ quyền lợi ích.
Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Sau 2 ngày livestream tại chương trình “Tự hào hàng Việt” đã thu về 12,7 nghìn đơn hàng cho các sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh Gia Lai.
Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, lần đầu tiên sau 27 tháng (kể từ tháng 6/2022).
Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

Để sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế cần sự phối hợp, sáng tạo và đổi mới của các cấp, ngành và các chủ thể, hợp tác xã OCOP...
EU khởi kiện Temu vì sản phẩm bất hợp pháp

EU khởi kiện Temu vì sản phẩm bất hợp pháp

Ngày 31/10, vì lo ngại Temu không ngăn chặn được việc bán sản phẩm bất hợp pháp trực tuyến, EU đã chính thức khởi kiện Temu.
Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ diễn ra vào đầu tháng 12/2024.
Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài

Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài

Sáng 1/11, Bộ Công Thương đã tổ chức Tọa đàm “Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài”.
Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

10 tháng năm nay, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy ước đạt 51,74 tỷ USD, trong đó, gạo, cà phê, rau quả lập đỉnh lịch sử.
Ngày mai (1/11): Tọa đàm

Ngày mai (1/11): Tọa đàm 'Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, duy trì dòng chảy xuất khẩu hàng hoá'

Ngày mai (1/11), Vuasanca tổ chức Tọa đàm 'Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, duy trì dòng chảy xuất khẩu hàng hoá bền vững'.
Nỗi niềm trăn trở của

Nỗi niềm trăn trở của 'tư lệnh' ngành nông nghiệp về đầu ra của sản phẩm OCOP

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan: Chúng ta có niềm tin rằng, thế giới sẽ biết thêm về Việt Nam nhờ OCOP không?
Chùm ảnh: Sôi động sản phẩm OCOP vùng miền tại triển lãm VIETNAM OCOPEX

Chùm ảnh: Sôi động sản phẩm OCOP vùng miền tại triển lãm VIETNAM OCOPEX

Triển lãm VIETNAM OCOPEX nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm OCOP có lợi thế của quốc gia vào mạng lưới phân phối trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Các thương vụ chia sẻ kinh nghiệm quốc tế đối với việc thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng

Các thương vụ chia sẻ kinh nghiệm quốc tế đối với việc thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng

Theo các thương vụ, Đà Nẵng cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo đòn bẩy mạnh mẽ cho doanh nghiệp và khu thương mại tự do thành phố.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động