Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 15/11/2024 14:28

Mía đường Việt áp thuế phòng vệ thương mại: Bài học nhìn từ thế giới

Các biện pháp phòng vệ thương mại đang được sử dụng phổ biến trên thế giới và mía đường Việt Nam cũng cần một cứu cánh tương tự, nếu không muốn bị “chơi xấu” ngay trên sân nhà.

Gia nhập các hiệp định thương mại tự do (FTA) là cơ hội để nhiều nước thúc đẩy nền kinh tế, tuy nhiên nó cũng tạo ra những thách thức mới cho nền sản xuất trong nước. Nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và thuế tự vệ như là một phần quan trọng trong chính sách thương mại của mỗi quốc gia. Các biện pháp PVTM hầu hết giống nhau ở mục đích là bảo vệ và hỗ trợ ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại từ hàng hoá nhập khẩu gia tăng đột biến. Trong đó, chống bán phá giá là biện pháp đang được áp dụng nhiều nhất.

Phòng vệ thương mại là “tấm khiên” bảo vệ và hỗ trợ ngành sản xuất trong nước khi gia nhập FTA

Mỹ hiện đứng đầu thế giới về nhập khẩu và cũng là nước đứng đầu về số lượng khởi xướng các vụ điều tra PVTM. Quốc gia này vốn có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành các quy tắc trong WTO, bao gồm cả biện pháp PVTM dựa trên nguyên mẫu Luật Thuế quan 1930. Với kinh nghiệm sâu rộng, Mỹ đã áp thuế PVTM thành công cho hàng trăm mặt hàng nhập khẩu với thời hạn dài 4-5 năm và có thể gia hạn không hạn chế số lần.

Năm 2018, Trung Quốc- quốc gia đứng thứ đầu về xuất khẩu đã phải áp dụng các biện pháp PVTM nhằm tự vệ và giảm thiểu thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng của Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Nhất là khi 818 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc vào thị trường Mỹ bị áp thuế quan 25% giá trị lên tới 34 tỷ USD, chủ yếu là lĩnh vực công nghệ cao… Ngay sau đó Trung Quốc đáp trả bằng hoạt động áp thuế 25% đối với 545 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ chủ yếu là nông sản với tổng trị giá tương đương.

...Đến bài học hữu ích cho Việt Nam

Tính đến nay Việt Nam đã tham gia 14 hiệp định FTAs, song nói về kinh nghiệm PVTM, chúng ta vẫn còn khá “non trẻ”. Các quy định pháp luật trong nước liên quan đến PVTM được ban hành từ năm 2003. Song phải đến 2013, Việt Nam mới thực hiện sự vụ đầu tiên là điều tra chống bán phá giá với thép không rỉ. Như vậy, chúng ta đã “ngủ đông” suốt 10 năm trước các làn sóng PVTM trên thế giới.

Khoảng 3 năm gần đây (từ 2018), Việt Nam bắt đầu hội nhập sâu vào ASEAN, CPTPP, EVFTA, ATIGA... thì các vụ kiện mới được đẩy mạnh lên. Tuy nhiên, tính đến tháng 8/2020, chúng ta mới chỉ khởi xướng điều tra để áp dụng PVTM cho 17 nhóm hàng nhập khẩu. Trong khi đó, Bộ Công Thương đã ghi nhận và xử lý lên tới 176 vụ việc PVTM nước ngoài áp dụng đối với Việt Nam.

Áp dụng biện pháp PVTM là “quyền” của các nước thành viên để ứng phó với cạnh tranh không lành mạnh

Ứng phó với cạnh tranh không lành mạnh, muốn không “mạnh người, yếu ta” thì các doanh nghiệp cần nhận thức rõ rằng việc áp dụng các biện pháp PVTM là “quyền” chứ không phải là nghĩa vụ của các nước thành viên. Khảo sát thực tế cho thấy, dưới 2% doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ về công cụ này và số doanh nghiệp “nghe nói đến” lần đầu gấp 8 lần.

Theo đuổi các vụ điều tra PVTM là hành trình gian khó và dài hơi, song “trái ngọt” gặt về rất đáng kể. Theo số liệu từ Bộ Công thương, các biện pháp PVTM đã góp phần bảo vệ nhiều ngành chiếm gần 6% tổng GDP năm 2019, bảo vệ cho 150 nghìn việc làm, phát triển các ngành sản xuất nguyên liệu cơ bản để đóng góp vào sự phát triển quốc gia.

Gần đây nhất, những doanh nghiệp mía đường nắm chắc quy định đã chủ động ứng phó, cung cấp bằng chứng và theo đuổi 2 vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ giá với đường mía nhập khẩu Thái Lan, đường lỏng tinh bột ngô Trung Quốc và Hàn Quốc. Các vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra, nếu áp thuế PVTM thành công sẽ bảo vệ được 1,5 triệu việc làm và ổn định sinh kế cho 35 vạn nông dân.

Sức mạnh đồng lòng từ 3 bên

Từ 1/1/2020, ngành đường trong nước đã tuân thủ ATIGA khi mở cửa, không giới hạn lượng đường nhập khẩu từ ASEAN và giảm thuế nhập khẩu xuống 5%. Tuy nhiên, 11 tháng tham gia ATIGA cũng chứng kiến vô số biến động làm ngành mía đường trong nước lao đao.

Chính sách trợ giá và có dấu hiệu bán phá giá của Thái Lan thời gian qua được cho là “giọt nước tràn ly” khiến 11 nhà máy ngừng hoạt động, 4 nhà máy sắp đóng cửa. Nông dân trồng mía lỗ vốn, buộc phải giảm diện tích trồng mía hoặc bỏ đất hoang. Một số doanh nghiệp đường lớn mạnh trong nước đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ nông dân, song giá đường thấp vẫn gây sức ép lớn lên ngành này.

Nông dân lẫn doanh nghiệp đều có chung mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình trên hành trình gắn bó với cây mía

Người nông dân lẫn doanh nghiệp hiện đều có chung mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, mong muốn sớm có biện pháp ngăn chặn đường lậu và siết chặt PVTM để ổn định thị trường trong nước. Khi đó, người nông dân sẽ bán được mía với giá tương đồng các nước tham gia ATIGA, để người nông dân có lãi và an tâm trông mía; còn doanh nghiệp đảm bảo thu mua mía nguyên liệu và không bị ép bán lỗ đường trong kho.

Hội nhập quốc tế mang đến cơ hội phát triển bền vững và “đôi bên cùng có lợi” cho cả doanh nghiệp lẫn nông dân. Song để thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng, tăng ưu thế của mía đường nội trên sân nhà cần sự vào cuộc của cả 3 bên Nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Công ty Việt Á

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Khu thương mại tự do Đà Nẵng cần chính sách ưu đãi vượt khung, vượt trội

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Hội chợ kinh tế, thương mại và du lịch biên giới Trung - Việt diễn ra từ ngày 26/11 đến 1/12

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội ứng phó điều tra phòng vệ thương mại

Đẩy mạnh kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và châu Mỹ

Khai mạc Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Chuyển đổi xanh trong sản xuất nông sản, thực phẩm thúc đẩy xuất khẩu sang EU

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Kết quả điều tra rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam