Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 15:53
Báo cáo xu hướng tiêu dùng Việt Nam năm 2022:

Mua sắm trực tuyến, thanh toán không tiền mặt tăng mạnh

Cốc Cốc vừa công bố Báo cáo Xu hướng tiêu dùng Việt Nam năm 2022. Trong đó, mua sắm trực tuyến và thanh toán không tiền mặt là xu hướng nổi bật.

Đây là bản báo cáo thống kê chi tiết về xu hướng tìm kiếm và tiêu dùng của người dùng Việt năm 2022 trên Cốc Cốc - công cụ tìm kiếm và trình duyệt dành cho người Việt và là Nền tảng phục vụ người dân do Bộ Thông tin và Truyền thông công nhận. Cốc Cốc cũng vừa xuất sắc được vinh danh Top 10 sản phẩm - Dịch vụ Tin dùng Việt Nam 2022.

55% người dùng trả lời rằng họ đang mua sắm trực tuyến thông qua các sàn thương mại điện tử

Chia sẻ về báo cáo, bà Mai Thị Thanh Oanh - Giám đốc Kinh doanh và Đối ngoại của Cốc Cốc cho biết, với lợi thế am hiểu địa phương và sở hữu lượng người dùng lớn, Cốc Cốc thấu hiểu sâu sắc những nhu cầu và mối quan tâm của người dùng Việt Nam dựa trên thói quen sử dụng trình duyệt, tìm kiếm của người dùng.

Từ đó, đưa ra các phân tích, báo cáo số liệu chính xác để khắc họa bức tranh thế giới số và các sự kiện, sự chuyển biến trong nhiều lĩnh vực. Thông qua báo cáo này, Cốc Cốc hy vọng trở thành nguồn dữ liệu hữu ích giúp các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh cuối năm phù hợp với xu hướng tiêu dùng của thị trường và sự quan tâm của người Việt trên không gian mạng.

Báo cáo này đưa ra 4 xu hướng nổi bật nhất mà người Việt quan tâm trong năm 2022, bao gồm: Thắt chặt chi tiêu, ưu tiên thiết yếu; cao cấp hóa; dịch chuyển số, mua sắm trực tuyến và nâng cao trải nghiệm, giá trị sống.

Dựa trên số liệu từ báo cáo, xu hướng nổi bật nhất của người dùng Việt trên Internet chính là mua sắm trực tuyến và thanh toán phi tiền mặt. Đặc biệt, ở đâu có người dùng số, ở đó có thương mại điện tử. Điều này thể hiện rõ sự quan tâm của người dân cho nhu cầu dịch chuyển số trong tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đã và đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực.

Đáng chú ý, có tới 47% người dùng Cốc Cốc chọn sử dụng phương thức thanh toán hiện đại, bao gồm: chuyển khoản, ví điện tử, thẻ ngân hàng nội địa, thẻ tín dụng. Nguyên nhân được đưa ra là do tiết kiệm thời gian mua bán, tiện lợi trong việc thanh toán và có nhiều ưu đãi hơn so với mua và thanh toán trực tiếp.

Bên cạnh đó, thị trường đã và đang chứng kiến sự bùng nổ của các siêu ứng dụng, trong đó nổi bật nhất là các app thương mại điện tử. Có đến 55% người dùng trả lời rằng họ đang mua sắm trực tuyến thông qua các sàn thương mại điện tử phổ biến như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo… Số còn lại cho biết họ mua sắm trực tuyến thông qua mạng xã hội (chiếm 24%) hoặc cả hai (21%).

Tuy nhiên, trong bối cảnh Tết Nguyên Đán Quý Mão đang tới gần, người dùng có xu hướng tiêu dùng thông minh hơn bằng cách thắt chặt chi tiêu, ưu tiên thiết yếu. Người Việt cũng có nhiều kỳ vọng với các nhãn hàng, đặc biệt là về giá cả và chất lượng dịch vụ. Cụ thể, có tới 65% người dùng quan tâm tới bình ổn giá và các chương trình giảm giá, khuyến mại.

Cùng với sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và sự hồi phục của du lịch, xu hướng cao cấp hóa được người Việt thể hiện thông qua nhu cầu ăn và ở. Lượng tìm kiếm về các từ khóa “villa”, “resort”, “khách sạn 5 sao” đều tăng với mức tăng trưởng lần lượt là 53%, 35% và 21%.

Dự kiến, trong Quý I/2023, Cốc Cốc sẽ phát hành thêm báo cáo về Xu hướng tìm kiếm của người Việt (Year in Search) năm 2022.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024

Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia