Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Mục tiêu năm 2025 có 50% cơ sở đại học triển khai đào tạo thương mại điện tử

Tại hội thảo Đào tạo thương mại điện tử 2023, VECOM cho biết, mục tiêu tới hết năm 2025 có 50% cơ sở giáo dục đại học triển khai đào tạo thương mại điện tử.
Ngày này năm xưa 5/12: Ban hành quy định quản lý website thương mại điện tử; khai mạc Sea Games 22 Bộ Công Thương lấy ý kiến về Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Cần sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các trường đại học

Sáng 5/12, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã tổ chức Hội thảo đào tạo thương mại điện tử 2023. Tại hội thảo, VECOM đã công bố Báo cáo về đào tạo thương mại điện tử 2023. Báo cáo được xây dựng từ số liệu khảo sát của 238 cơ sở giáo dục đại học trong cả nước, từ tháng 8 - 10/2023.

Chia sẻ tại hội thảo, ông Bùi Trung Kiên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho biết, báo cáo này được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (iDEA) thuộc Bộ Công Thương. Nhiều trường đại học trên cả nước, đặc biệt là các trường thành viên của Mạng lưới các trường đào tạo thương mại điện tử (VecomNet) đã tích cực cung cấp thông tin.

Đào tạo thương mại điện tử: Đa dạng, chiều sâu, bắt kịp xu hướng
Ông Bùi Trung Kiên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Từ năm 2022, VECOM đặt ưu tiên cao trong việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cơ sở giáo dục đại học triển khai hoạt động đào tạo ngành, chuyên ngành và học phần thương mại điện tử.

Cuộc khảo sát từ tháng 8 - 10/2023 tại 238 cơ sở giáo dục đại học (gọi tắt là trường đại học) không thuộc khối Quốc phòng – An ninh, Nghệ thuật hoặc đặc thù cho thấy, đã có 47% trường đào tạo học phần thương mại điện tử, trong đó có tới 40 trường đào tạo ngành thương mại điện tử với mã ngành 7340122.

Đại diện VECOM cho biết, nếu có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các trường đại học với các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo và thương mại điện tử, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cùng các tổ chức và doanh nghiệp thì mục tiêu đến hết năm 2025 có 50% cơ sở giáo dục đại học triển khai đào tạo thương mại điện tử là khả thi.

Nhấn mạnh về vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển thương mại điện tử hiện nay, chia sẻ tại hội thảo, PGS.TS Phạm Thu Hương - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương cho biết, đào tạo nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định cho việc thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược trong kế hoạch tổng thể Phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định 645/QĐ-TTg đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Để có được bức tranh toàn diện về công tác đào tạo thương mại điện tử tại các cơ sở giáo dục đại học, từ năm 2023, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam phối hơp với các cơ quan, tổ chức và các cơ sở giáo dục đại học triển khai thực hiện khảo sát hoạt động đào tạo ngành, chuyên ngành và học phần thương mại điện tử tại 238 cơ sở giáo dục đại học trong cả nước và đã hoàn tất Báo cáo đào tạo thương mại điện tử năm 2023 với chủ đề "Những bước tiến nổi bật".

PGS.TS Phạm Thu Hương cũng đánh giá cao báo cáo đào tạo thương mại điện tử 2023. Báo cáo đã cung cấp thông tin cập nhật, đa dạng về hiện trạng đào tạo thương mại điện tử 2023 trong các trường đại học.

Đào tạo thương mại điện tử: Đa dạng, chiều sâu, bắt kịp xu hướng
PGS.TS Phạm Thu Hương - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương

Báo cáo đã nêu bật nhiều khó khăn trong hoạt động này và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự kết nối, hợp tác giữa các trường đại học với các doanh nghiệp nhằm thực hiện tốt mục tiêu gắn đào tạo với thực tiễn.

"Tôi đánh giá rất cao việc VECOM phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số xây dựng Báo cáo đào tạo thương mại điện tử 2023" - PGS.TS Phạm Thu Hương nhấn mạnh.

Đào tạo thương mại điện tử phát triển từ quy mô sang chất lượng

Báo cáo về đào tạo thương mại điện tử 2023 đã chỉ ra, có thể nhận thấy hoạt động đào tạo thương mại điện tử tại các trường đại học đã bước từ giai đoạn phát triển quy mô sang giai đoạn thiên về chất lượng.

Bên cạnh đó, nhiều văn bản chính sách và pháp luật về chuyển đổi số, kinh tế số, thương mại điện tử cũng như về chuẩn chương trình đào tạo, mở ngành đào tạo được ban hành trong vài năm gần đây đã và đang hỗ trợ tích cực cho sự chuyển đổi này.

Theo VECOM, hiện nay, chính sách và pháp luật bước đầu tạo thuận lợi cho đào tạo thương mại điện tử, tuy nhiên, việc triển khai các văn bản chính sách và pháp luật này chưa đủ mạnh mẽ. Một phần do chưa có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Thêm nữa, các trường đại học, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến cũng chưa nắm vững các chủ trương và quy định đã ban hành. Sự hợp tác giữa các bên liên quan còn lỏng lẻo.

Do đó, để nâng cao chất lượng về đạo tạo thương mại điện tử và phấn đấu đạt mục tiêu đã đề ra, VECOM kiến nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần kiểm tra, giám sát hàng năm và công bố công khai những trường chưa thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ này.

Đặc biệt, trong khi chưa có chuẩn chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử, VECOM có một số khuyến nghị sau:

Thứ nhất, pháp luật liên quan tới thương mại điện tử là nội dung không thể thiếu trong kinh doanh trực tuyến. Những trường nào chưa có học phần này trong chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử nên nhanh chóng bổ sung. Những trường nào coi đây là học phần tự chọn cần chuyển sang bắt buộc.

Đào tạo thương mại điện tử: Đa dạng, chiều sâu, bắt kịp xu hướng
Các đại biểu tham dự hội thảo về đào tạo thương mại điện tử

Thứ hai, kinh doanh trực tuyến không thể tách rời tiếp thị số (digital marketing), thanh toán trực tuyến (digital payment) và e-Logistics. Chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử nên có các học phần liên quan với số tín chỉ hợp lý.

Thứ ba, đào tạo ngành thương mại điện tử tại các trường đại học cần có sự khác biệt với đào tạo ngành này tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp như các trường cao đẳng, trường trung cấp hay trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Cử nhân ngành thương mại điện tử cần được đào tạo để có đủ năng lực và khát vọng khởi nghiệp kinh doanh số.

Thứ tư, chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử của mỗi trường nên có sự độc đáo, khác biệt với các trường khác và gắn với thế mạnh của trường mình. Các trường có thế mạnh về kinh tế - thương mại quốc tế thì chương trình đào tạo nên tăng cường các môn học ngoại ngữ, thanh toán quốc tế, hải quan, xuất khẩu trực tuyến xuyên biên giới (cross-border ecommerce). Các trường mạnh về kinh tế - thương mại trong nước có thể chú trọng môn học về social commerce, e-Logistics, môi trường…

Thứ năm, các trường đại học nên nhanh chóng công bố công khai chương trình đào tạo nói chung và ngành thương mại điện tử nói riêng. Đây là nghĩa vụ đã được pháp luật quy định rõ ràng. Đồng thời, việc công khai này giúp cho các trường dễ dàng tham khảo được chương trình đào tạo của nhau, từ đó sửa đổi để tạo ra sự đặc sắc, khác biệt của trường mình, tạo ra lợi thế cạnh tranh khi tuyển sinh đầu vào và hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp tìm việc làm.

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Sáng nay 22/11, Vuasanca tổ chức tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’.
Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Theo ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia.
Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

Công nghệ số phát triển đã tác động đến ngành bán buôn, bán lẻ tại Việt Nam. Trong bối cảnh này, hỗ trợ chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, không thể chậm trễ.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài, thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam tiếp tục là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội.
Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Theo chương trình, sự kiện quốc gia về thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024 sẽ bao gồm nhiều nội dung quan trọng, hấp dẫn.

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Tại tọa đàm “Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số”, diễn giả đã nêu thách thức, giải pháp để hàng Việt “cất cánh” trên môi trường số.
Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đề xuất, cần tăng cường trách nhiệm của các sàn thương mại điện tử trong trong ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu,...
Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

Online Friday 2024 không chỉ là sự kiện mua sắm trực tuyến lớn nhất năm mà minh chứng cho bước tiến mạnh mẽ của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử.
3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024 sẽ diễn ra vào ngày 21/11, tại Khách sạn Đối ngoại (Hà Nội) với khoảng 1.000 đại biểu tham dự.
Mô hình

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Mô hình canh tác lúa-tôm vốn không xa lạ với người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng sản phẩm gạo lúa tôm vẫn còn khá mới mẻ đối với người tiêu dùng Việt.
Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Vừa qua, Công ty Coca-Cola Việt Nam đã khởi động dự án “Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử sản phẩm sơn mài truyền thống cho phụ nữ Duyên Thái".
Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Nền kinh tế số Việt Nam giữ vững mức tăng trưởng hai con số, chạm mốc 36 tỷ USD, được thúc đẩy chủ yếu bởi lĩnh vực thương mại điện tử và du lịch trực tuyến.
Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 thúc đẩy thông điệp tự hào hàng Việt trên môi trường số.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường quản lý đối với hàng hoá nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
Bộ Công Thương ra

Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' với sàn thương mại điện tử Temu, Shein

Bộ Công Thương đã làm việc với đại diện của sàn thương mại điện tử Temu, Shein và yêu cầu phải hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh trong tháng 11/2024.
Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Từ 0 giờ ngày 29/11, Online Friday 2024 sẽ chính thức mở ra chuỗi "60 giờ săn khuyến mãi toàn quốc" với hàng ngàn sản phẩm được giảm giá, đảm bảo chất lượng.
Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Xu hướng tiêu dùng xanh đã và đang “gõ cửa” ngày càng nhiều người tiêu dùng Việt Nam, doanh nghiệp Việt đã thúc đẩy sản phẩm của mình lên sàn thương mại điện tử
Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

So với năm 2023, ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%, tốc độ nhanh thứ 3 khu vực sau Philippines (23%) và Thái Lan (19%).
Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế số, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Hà Nội tìm kiếm cơ hội kinh doanh hiệu quả trong thời đại công nghệ số.
Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, số thuế các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã nộp khoảng 94,6 nghìn tỷ đồng.
Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Sàn thương mại điện tử Amazon cho biết, đã nhận được một số báo cáo về tình trạng mạo danh Amazon và nhân viên Amazon để thực hiện các hành vi lừa đảo.
Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số: Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã tới vùng sâu, vùng xa.
Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Nền tảng HKDO được thiết kế để kết hợp các lợi ích của thương mại truyền thống với sức mạnh của thương mại điện tử.
Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Sự kiện quốc gia về Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21/11, tại Hà Nội.
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty ShopeePay 25 triệu đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động