Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 06/11/2024 20:45

Mỹ phẩm giả "đại náo" thị trường

Mặc dù cơ quan quản lý đã kiểm tra và xử lý nhiều vụ vi phạm liên quan đến mỹ phẩm giả và mỹ phẩm kém chất lượng, nhưng chưa thể  giải quyết được tận gốc của vấn đề.

Mỹ phẩm giả chiếm số lượng lớn

Khảo sát tại các chợ đêm sinh viên Cầu Giấy, chợ Xanh, chợ Nghĩa Tân, chợ Phùng Khoang (Hà Nội), dễ thấy nhiều quầy mỹ phẩm với hàng trăm loại khác nhau, từ phấn má, phấn mắt, phấn phủ, son môi đến các loại kem dưỡng đêm, dưỡng thể, sữa rửa mặt, thuốc nhuộm tóc, dầu gội đầu…Điều đặc biệt là các sản phẩm này có giá rẻ đến bất ngờ. Một thỏi son môi dạng nước có dòng chữ CLIO chủ hàng chào với giá 150.000 đồng. Tuy nhiên, khi ngã giá, người tiêu dùng có thể mua với giá 50.000 đồng. Ngoài ra, với chì kẻ mắt, phấn má, viền môi… khách hàng có thể mua với giá 10.000-30.000 đồng. Khi được hỏi xuất xứ, chủ hàng luôn giới thiệu sản phẩm chính hãng bị lỗi nên bán giá rẻ hoặc sản phẩm tự chế theo công thức gia truyền.

Đẩy mạnh kiểm soát mỹ phẩm giả, mỹ phẩm kém chất lượng.

Theo thống kê của tổ đặc quyền Sở hữu trí tuệ Việt Nam, hiện nay trên thị trường có đến hơn 50% sản phẩm mỹ phẩm đang bị làm giả, làm nhái các thương hiệu nổi tiếng.

Báo cáo của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, năm 2014, các đơn vị quản lý thị trường đã kiểm tra, phát hiện, xử lý 164.804 sản phẩm hóa mỹ phẩm nhập lậu, sản phẩm không rõ nguồn gốc đang được tuồn vào thị trường Việt Nam để tiêu thụ. Với hình thức, mua nguyên liệu, vỏ hộp từ Lạng Sơn, Trung Quốc về tự sang chiết, đóng gói và tuồn ra thị trường tiêu thụ. Còn tháng 1/2015, đội Quản lý thị trường số 11 phối hợp với Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an TP. Hà Nội kiểm tra công ty TNHH Hóa mỹ phẩm Thiên Kiều ở Hoàng Mai - Hà Nội, phát hiện đơn vị này đang sản xuất mỹ phẩm giả. Các sản phẩm sữa tắm mang nhãn hiệu Snow White, Laurel không hề có công bố chất lượng, không có giấy phép sản xuất kinh doanh. Khi bị phát hiện, chủ cơ sở khai nhận đơn vị tự mua nguyên liệu về tự pha chế không theo một công thức, quy chuẩn nào cả.

Hay như trước đó, Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Bách Phương có địa chỉ ở Đê La Thành, Hà Nội cũng bị phát hiện mua nguyên liệu về sang chiết ra từng hộp nhỏ, và đặt tên là mỹ phẩm Ecolly tuồn bán cho các cơ sở mát xa với giá khá cao. Trên thị trường, sản phẩm cũng được quảng cáo rầm rộ, như sản phẩm được chiết xuất tự nhiên, được chế theo công nghệ Pháp để đánh lừa người tiêu dùng.

Buông lỏng quản lý kinh doanh trên mạng

Về phía Cục quản lý dược (Bộ Y tế) cũng khẳng định, từ lâu nay đã phân cấp quản lý mỹ phẩm theo từng lĩnh vực. Mỹ phẩm nước ngoài sản xuất, nhập khẩu phải được Cục Quản lý Dược cấp phép, còn sản xuất trong nước đăng ký công bố ở Sở Y tế địa phương, nên Cục khó có thể kiểm soát hết được. Lợi dụng sơ hở này, nhiều cá nhân, tổ chức làm ăn gian dối đã công bố thành phần sản phẩm mỹ phẩm một đằng nhưng rồi sản xuất một nẻo, không đúng với nội dung đăng ký.

Để kiểm soát chặt các mặt hàng mỹ phẩm giả lưu hành trên thị trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, ông Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cũng đã gửi công văn tới Tổng cục Hải quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu phối hợp để kiểm tra các mặt hàng trên. Theo công văn này, các đơn vị có liên quan phải tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để khuyến khích các cá nhân, tổ chức chủ động, tích cực tố giác các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái và kém chất lượng nói chung và đặc biệt đối với các mặt hàng trong lĩnh vực y tế nói riêng.

Các sở y tế cũng phải phối hợp với Chi cục quản lý thị trường, Chi cục hải quan, Sở Công Thương triển khai công tác đấu tranh, phòng chống, xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái và kém chất lượng trong lĩnh vực y tế.

Ngày 12/3/2015, Cục Quản lý Dược cũng ra công văn số 4555 do ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, ký về việc tăng cường quản lý mỹ phẩm, hiện nay trên mạng Internet, việc kinh doanh mỹ phẩm đang diễn ra một cách tự do, thiếu sự quản lý của cơ quan nhà nước.

Lan Anh

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường điều tra và xử lý vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Thu hồi 5 sản phẩm bồn chứa nước công nghiệp Bridgestone

Bộ Công Thương phát động cuộc thi ‘Sinh viên thông thái - Hiểu pháp luật bán hàng đa cấp’

Audi Việt Nam triệu hồi 6 xe điện Audi e-tron GT và RS e-tron GT lỗi pin

Lỗi cảm biến tốc độ, Honda Việt Nam triệu hồi 866 xe máy Honda CB350’H’ness

Tổng đài 1800.6838 hỗ trợ, xử lý thành công gần 70% phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng

Chậm chuyến, huỷ chuyến, chậm hoàn tiền: Hàng không Việt Nam dần mất uy tín, lòng tin với du khách nước ngoài

Công nghệ - 'chìa khóa' bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Bắc Kạn đa dạng các hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng

Khi “ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ thu hút vốn ngoại

Thu hồi 1.150 máy hút bụi PHILIPS không dây do lỗi pin

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025: ‘Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm’

Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn

Bộ Công Thương: Kiểm soát chặt chẽ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia: Cảnh báo hoạt động đào tạo đội nhóm bằng các hình thức phản cảm

‘Điểm mặt’ các lĩnh vực, dịch vụ bị người tiêu dùng khiếu nại, phán ánh nhiều nhất

Mexico thông báo về dự thảo Tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng của máy điều hòa không khí

Quảng cáo sản phẩm online: Cần nêu cao trách nhiệm của KOL, người nổi tiếng

Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong bán hàng trực tiếp

Hơn 90% người tham gia bán hàng đa cấp không vượt qua kỳ kiểm tra kiến thức pháp luật