Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Năm 2019, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tiếp tục mang lại kết quả thiết thực cho quốc gia, người dân và cộng đồng doanh nghiệp

Năm 2018, ngành Công Thương đã có nhiều giải pháp, chính sách và biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và nước ngoài; đồng thời tham gia tích cực và chủ động vào công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Nhân dịp năm mới 2019, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã có cuộc trao đổi với phóng viên Vuasanca về những giải pháp, định hướng của ngành trong năm 2019 để đạt được các mục tiêu mà Quốc hội và Chính phủ đã đề ra. 

I- SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, XUẤT NHẬP KHẨU: DẤU ẤN TĂNG TRƯỞNG

PV: Bộ trưởng có thể khái quát những điểm sáng về sản xuất công nghiệp trong năm 2018?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Tính chung cả năm 2018, Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 10,2% so với năm trước (quý I tăng 12,7%; quý II tăng 8,2%; quý III tăng 10,7%; quý IV tăng 9,4%); tuy thấp hơn mức tăng 11,3% của năm 2017, nhưng cao hơn mức tăng các năm 2012 - 2016. Trong các ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ chốt, thúc đẩy tăng trưởng chung của toàn ngành với mức tăng 12,3% - mặc dù thấp hơn mức tăng 14,7% của năm 2017 nhưng cao hơn mức tăng của các năm 2012 - 2016, đóng góp 9,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

nam 2019 hoi nhap kinh te quoc te se tiep tuc mang lai ket qua thiet thuc cho quoc gia nguoi dan va cong dong doanh nghiep
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và các đồng chí lãnh đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 ngành Công Thương

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất năm 2018 tăng cao so với năm trước, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp: sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 65,5%; sản xuất kim loại tăng 25,1%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 20%; sản xuất xe có động cơ tăng 16,8%; sản xuất giấy, sản phẩm từ giấy tăng 14%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 13,7%; dệt tăng 12,7%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 11,8%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học tăng 11,3%. Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm: sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic tăng 3,3%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị tăng 2,8%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm 2018 tăng cao so với năm 2017: sắt, thép thô tăng 43,8%; ti vi tăng 24%; Alumin tăng 23,3%; vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo tăng 18,9%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 16,2%; ô tô tăng 14,1%; linh kiện điện thoại tăng 8,3%. Một số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm: Xe máy tăng 3,7%; sữa tươi tăng 2,1%; điện thoại di động giảm 1% (điện thoại thông minh giảm 1,3%).

Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2018 của hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều tăng so với năm trước; trong đó Hà Tĩnh là địa phương có tốc độ tăng cao nhất với mức tăng 89%, tiếp theo là Thanh Hóa tăng 34,9%. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2018 so với năm 2017 của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn như sau: Hải Phòng tăng 25,2%; Vĩnh Phúc tăng 15,2%; Thái Nguyên tăng 12,1%; Hải Dương tăng 10,2%; Bình Dương tăng 9,8%; Đồng Nai tăng 9%; Quảng Ninh tăng 8,9%; Cần Thơ tăng 8,1%; Bắc Ninh và thành phố Hồ Chí Minh cùng tăng 8%; Hà Nội tăng 7,5%; Đà Nẵng tăng 6,7%; Quảng Nam tăng 4,7%.

nam 2019 hoi nhap kinh te quoc te se tiep tuc mang lai ket qua thiet thuc cho quoc gia nguoi dan va cong dong doanh nghiep

PV: Không chỉ đảm bảo và vượt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của năm 2018, công tác điều hành xuất - nhập khẩu trong năm qua còn ghi nhận một lần nữa Việt Nam duy trì được đà xuất siêu trong 3 năm liên tiếp với con số xuất siêu của năm nay đạt 7,2 tỷ USD. Thưa Bộ trưởng, những giải pháp chủ đạo nào đã được ngành Công Thương đưa ra để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu, mang lại được kết quả đầy khích lệ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu năm 2018. Và Bộ Công Thương sẽ làm gì để tăng tính bền vững cũng như tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Bên cạnh tăng trưởng xuất khẩu, cán cân thương mại được Quốc hội, Chính phủ giao chỉ tiêu cho Bộ Công Thương hàng năm và được Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan thường xuyên theo dõi, chỉ đạo điều hành. Cán cân thương mại ở trạng thái lành mạnh giúp ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, giúp nền kinh tế phát triển ổn định, tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Từ năm 2012 đến nay, Bộ Công Thương đều đạt chỉ tiêu được Quốc hội, Chính phủ giao về kiểm soát nhập siêu, đóng góp lớn vào ổn định kinh tế vĩ mô.

nam 2019 hoi nhap kinh te quoc te se tiep tuc mang lai ket qua thiet thuc cho quoc gia nguoi dan va cong dong doanh nghiep
Sản xuất công nghiệp - điểm sáng của ngành Công Thương năm 2018

Năm 2018 là năm thứ ba liên tiếp có xuất siêu và mức xuất siêu 7,2 tỷ USD là mức cao nhất từ trước đến nay.

Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 đã xác định mục tiêu giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020. Phấn đấu cán cân thương mại thặng dư thời kỳ 2021 - 2030. Triển khai thực hiện Chiến lược, Bộ Công Thương và các bộ, ngành trong thời gian qua đã thực thi nhiều giải pháp, biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, quản lý nhập khẩu, cụ thể như: nâng cao hiệu quả đầu tư và sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam; có chính sách khuyến khích việc đầu tư sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu trong nước, hạn chế đầu tư vào khu vực phi sản xuất; đẩy mạnh đầu tư sản xuất những mặt hàng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh; ban hành các quy chuẩn kỹ thuật hàng hóa phù hợp với các cam kết quốc tế để kiểm soát nhập khẩu hàng hóa kém chất lượng, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dân; tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu phù hợp các cam kết quốc tế và các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),...

Ngoài các biện pháp trung và dài hạn kể trên, điều hành xuất nhập khẩu, quản lý nhập khẩu, nhập siêu cần luôn bám sát tình hình để kịp thời có chỉ đạo điều hành ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Trong giai đoạn vừa qua, Chính phủ, Bộ Công Thương đã làm rất tốt công tác này. Điều hành của Chính phủ sâu sát, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bao quát toàn diện đời sống kinh tế - xã hội cũng như diễn biến của thị trường trong nước và thế giới. Chính phủ đã có các giải pháp đồng bộ, sát thực tế, chỉ đạo và điều hành quyết liệt, nhiều vấn đề phát sinh trong hoạt động nhập khẩu cả ở tầm vĩ mô và vi mô được xử lý kịp thời, chính xác và hiệu quả.

Mặc dù vậy, trong bối cảnh nhiều máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ xây dựng các cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu, kể cả sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên nhu cầu nhập khẩu là tất yếu, vẫn còn cao trong thời gian tới.

Năm 2019 và các năm tiếp theo, khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) như CPTPP hay FTA Việt Nam – EU có hiệu lực sẽ tạo ra làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam. Do vậy, việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị phục vụ cho các dự án và mua nguyên vật liệu cho sản xuất sẽ gia tăng. Thêm vào đó, yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực cùng với việc thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ các biện pháp phi thuế cũng tác động tới nhập khẩu theo chiều hướng tăng lên.

Để giảm nhập siêu và đảm bảo cán cân thương mại bền vững, Bộ Công Thương xác định biện pháp quan trọng nhất là thực hiện các giải pháp tổng thể để phát triển sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu, song song với việc duy trì các biện pháp quản lý nhập khẩu phù hợp với các cam kết quốc tế.

Về phát triển sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp từ sản xuất gắn với nhu cầu và tín hiệu thị trường; cải thiện chất lượng hàng hóa xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tham gia vào các chuỗi cung ứng đến tăng cường công tác đàm phán, hội nhập để phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới; tháo gỡ khó khăn, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho sản xuất; đàm phán, ký kết các FTA, mở cửa thị trường xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường tiêu thụ, khai thác các lợi ích từ các FTA.

Về quản lý nhập khẩu, tiếp tục duy trì các biện pháp quản lý nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ, đẩy mạnh Cuộc vận động "người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", tăng cường quản lý chống gian lận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu; đẩy mạnh việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước; phối hợp với các bộ, ngành rà soát, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng nhập khẩu.

P.V: Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" (CVĐ) đã bước vào năm thứ 10 triển khai với nhiều kết quả tích cực trong việc thúc đẩy người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam. Bộ Công Thương với vai trò là Phó Trưởng ban chỉ đạo Trung ương CVĐ đã có những đóng góp tích cực vào kết quả này. Ý kiến của Bộ trưởng về những hoạt động tiêu biểu và kết quả cụ thể mà Bộ Công Thương đạt được trong triển khai CVĐ 10 năm qua?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Kể từ khi được Bộ Chính trị phát động thực hiện vào năm 2009, CVĐ đã đạt được những kết quả nhất định. Tâm lý mua sắm, tiêu dùng hàng Việt đã có những bước chuyển biến tích cực. Trong 9 năm qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp tổng thể, được cụ thể hóa theo từng năm đẩy mạnh thực hiện CVĐ thông qua việc ban hành và thực hiện Kế hoạch tăng cường triển khai thực hiện Chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng CVĐ với các hoạt động mang tính thực tiễn cao.

Bộ đã phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo Trung ương CVĐ, các bộ, ngành, địa phương và cơ quan truyền thông tích cực cung cấp thông tin liên quan đến việc triển khai thực hiện CVĐ. Hoạt động tuyên truyền của Bộ Công Thương đã giúp doanh nghiệp có cơ hội quảng bá, giới thiệu các sản phẩm rộng rãi trên cả nước. Bên cạnh đó, triển khai thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ giai đoạn 2014 - 2020, Bộ Công Thương đã phối hợp với các cơ quan, thông tấn báo chí đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá và các chuyên mục, chuyên trang "Tự hào hàng Việt Nam", các chương trình "Tự hào hàng Việt Nam", lồng ghép với tuyên truyền, quảng bá cho doanh nghiệp Việt Nam uy tín (ưu tiên doanh nghiệp nhỏ và vừa), các nội dung về cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ trên 20 kênh truyền thông báo in, báo nói, báo điện tử, báo hình có lượng rating cao.

Đẩy mạnh thực thi Luật Bảo vệ người tiêu dùng và hoạt động tăng cường tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức xã hội, đến nay, Bộ Công Thương đã tổ chức khoảng 60 hội thảo về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các buổi tập huấn nghiệp vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho các địa phương trong cả nước. Thành lập tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 18006838.

Tiến hành khởi xướng điều tra các vụ việc phòng vệ thương mại để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất trong nước đang gặp khó khăn và chịu thiệt hại trong việc cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu tại thị trường trong nước, đặc biệt là khi hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào nước ta với ý định thống lĩnh thị trường, bóp nghẹt sản xuất trong nước. Phòng vệ thương mại là một công cụ pháp lý không thể thiếu để hàng Việt được bình đẳng, không phân biệt đối xử.

Đăng tải đầy đủ và giới thiệu nội dung chính của các văn bản mới ban hành trên trang thông tin điện tử www.moit.gov.vn và trang thông tin pháp luật Công Thương www.legal.moit. gov.vn - tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tra cứu văn bản quy phạm pháp luật và góp ý cho dự thảo văn bản.

nam 2019 hoi nhap kinh te quoc te se tiep tuc mang lai ket qua thiet thuc cho quoc gia nguoi dan va cong dong doanh nghiep
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thăm quan gian hàng trưng bày gạo tại Hội nghị Gạo thế giới lần thứ 10

Bên cạnh đó, thông qua việc triển khai Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia đã hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp thực hiện xúc tiến thương mại phát triển thị trường nội địa, đặc biệt tạo lập kênh phân phối, hệ thống bán lẻ ở vùng nông thôn, miền núi, biên giới, các địa phương còn khó khăn. Các hoạt động phân phối hàng Việt đến khu vực miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa... thông qua các hội chợ, triển lãm, các chuyến công tác... đã góp phần tích cực giúp các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các hợp tác xã tiếp cận người tiêu dùng tại thị trường trong nước, quảng bá tới người tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng, phong phú, giá cả hợp lý.

Các chương trình bình ổn thị trường được hầu hết các địa phương trên cả nước triển khai trong những năm gần đây. Mô hình này đã góp phần phát triển hệ thống phân phối, giúp người dân tiếp cận được hàng Việt chất lượng bảo đảm, giá hợp lý, đặc biệt chú trọng cho các đối tượng có thu nhập thấp tại các khu công nghiệp và khu vực nông thôn. Đến nay, số điểm bán hàng bình ổn toàn quốc khoảng 20.000 điểm, đồng thời cũng là những điểm bán hàng Việt Nam và bảo đảm an toàn thực phẩm.

Mặt khác, Bộ Công Thương đã hướng dẫn các địa phương xây dựng và triển khai thực hiện các đề án khuyến công hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu và các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng sản xuất trong nước như chú trọng đào tạo nghề, hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phát triển được sản phẩm mới tại các địa bàn nông thôn...

Thực hiện Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020; trong giai đoạn năm 2016 - 2018, đã có hơn 300 dự án, nhiệm vụ được phê duyệt chia thành 4 nhóm nội dung lớn. Các nội dung hoạt động này đều có tác dụng hỗ trợ tích cực cho phân phối hàng hóa sản xuất trong nước qua kênh bán hàng điện tử tới tay người tiêu dùng Việt Nam.

Bộ Công Thương luôn chú trọng ưu tiên các nội dung nghiên cứu nhằm đẩy mạnh triển khai CVĐ như hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước, kích cầu tiêu dùng nội địa, khai thác tiềm năng hàng hóa, dịch vụ trong nước, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ gắn với bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hỗ trợ hàng hóa sản xuất trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường nội địa. Đồng thời, để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Bộ Công Thương đã có Công văn số 10050/BCT-TTTN ngày 11 tháng 12 năm 2018 hướng dẫn các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi phân phối sản phẩm Việt Nam tại thị trường trong nước. Đặc biệt, lực lượng quản lý thị trường trên cả nước tiếp tục tích cực, chủ động triển khai kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm, góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách của đảng và nhà nước trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, góp phần ổn định an sinh xã hội. Thiết lập hơn 100 điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam" tại 59 địa phương trên cả nước; tổ chức hơn 50 hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa được sản xuất trong nước; tổ chức hơn 50 lớp đào tạo kỹ năng bán hàng, mở rộng thị trường với các đối tượng ưu tiên (nhân viên làm việc cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ cá thể...).

II – GHI DANH "BẢNG VÀNG" CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

P.V: "Bảng vàng" cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh năm 2018 tiếp tục ghi danh Bộ Công Thương ở vị trí dẫn đầu. Với việc tiếp tục đề xuất, cắt giảm 202 điều kiện trên tổng số 561 điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương vào tháng 10/2018, tính chung, tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh của Bộ Công Thương dự kiến đạt 72,1%. Bộ trưởng chia sẻ gì về con số trên khi đây được xem là mục tiêu được Chính phủ ưu tiên hàng đầu trong việc kiến tạo và phục vụ doanh nghiệp?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Việc tiến hành rà soát cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh là hành động cụ thể của Bộ Công Thương, nhằm thực hiện chủ trương xây dựng một Chính phủ kiến tạo, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bộ Công Thương đã tham mưu, xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và 9 Nghị định khác. Theo đó, tổng số điều kiện đầu tư, kinh doanh được bãi bỏ theo Nghị định số 08/2018/ NĐ-CP và 09 Nghị định đã trình trong năm 2017 và năm 2018 là 677 điều kiện trên tổng số 1216 điều kiện của 27 ngành, nghề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương (chiếm tỷ lệ 55,5%). Như vậy, Bộ Công Thương đã hoàn thành phương án đề xuất tại Quyết định số 3610a/QĐ-BCT ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Phương án rà soát cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương giai đoạn 2017 - 2018.

Thực hiện yêu cầu của Chính phủ, Bộ Công Thương tiếp tục rà soát và ban hành Quyết định 3720/QĐ-BCT ngày 11 tháng 10 năm 2018 về phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương giai đoạn 2019 - 2020. Để hiện thực hóa phương án này, Bộ đã đề xuất đưa vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2019 của Chính phủ xây dựng một Nghị định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Theo phương án trên, Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa và chuyển hậu kiểm: 202 điều kiện trên tổng số 561 điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ (tương đương với 36%). Như vậy, với việc cắt giảm, đơn giản hóa lần 1 tại Nghị định 08/2018/ NĐ-CP là 55,5% và cộng với dự kiến cắt giảm lần 2 này thì tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh của Bộ Công Thương dự kiến đạt 72,1%.

P.V: Một vấn đề được cử tri và nhân dân cả nước ghi nhận là kết quả xử lý các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương đã có chuyển biến đáng khích lệ. Sang năm 2019, Bộ Công Thương sẽ có giải pháp gì để đạt kết quả tốt hơn, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Một số kết quả đạt được sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và hơn 1 năm thực hiện Đề án xử lý các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương, đó là: Công tác chỉ đạo xử lý tồn tại, yếu kém ở các dự án, doanh nghiệp đã được thực hiện thống nhất, đồng bộ, đảm bảo bám sát quan điểm, mục tiêu, nội dung chỉ đạo của Bộ Chính trị và phương án, giải pháp xử lý các dự án, doanh nghiệp theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc xử lý các dự án thực hiện theo đúng nguyên tắc của cơ chế thị trường; tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp; nhà nước không cấp thêm vốn vào các dự án, đồng thời Chính phủ và Ban Chỉ đạo của Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện việc rút thành công 1.000 tỷ đồng từ phần vốn góp của SCIC vào Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên.

Các giải pháp xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, doanh nghiệp đã được triển khai thực hiện một cách tổng thể, toàn diện. Cùng với việc xử lý các vấn đề về tài chính, quản trị, thị trường, hỗ trợ pháp lý, khoa học công nghệ, các vấn đề về lao động việc làm, ổn định xã hội, bảo đảm môi trường, an ninh - quốc phòng đã được tính tới để xử lý, qua đó tới nay đã tạo được những chuyển biến tích cực. Một số vấn đề phức tạp, khó giải quyết về pháp lý ở các dự án cũng đã được các đơn vị tập trung xử lý có hiệu quả, điển hình là việc hoàn tất đàm phán và ký kết được chính thức Hợp đồng liên doanh, Điều lệ liên doanh sửa đổi và quy định đề cử chức danh Tổng Giám đốc ở Dự án Nhà máy thép Việt Trung vào tháng 12 năm 2017 sau một thời gian dài bế tắc; Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ đã xử lý xong vấn đề tranh chấp thực hiện Hợp đồng EPC với liên danh nhà thầu EPC (đứng đầu là Nhà thầu là Công ty Xây dựng Hyundai (HEC)) và đã ký thỏa thuận hòa giải. Hiện hai bên đang hoàn tất quá trình hòa giải tại Trọng tài quốc tế tại Singapore và Trung tâm hòa giải Việt Nam.

nam 2019 hoi nhap kinh te quoc te se tiep tuc mang lai ket qua thiet thuc cho quoc gia nguoi dan va cong dong doanh nghiep
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh hỏi thăm và động viên tinh thần làm việc của nhân viên Công ty Đạm Ninh Bình

Các dự án đi vào hoạt động đã bảo đảm duy trì việc làm và đời sống cho hàng nghìn lao động, góp phần ổn định chính trị - xã hội tại địa phương; đồng thời tạo tiền đề quan trọng cho việc thực hiện xử lý dứt điểm và có hiệu quả các dự án trong thời gian tới theo kế hoạch và lộ trình đề ra, trong đó: Trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ thì đến nay đã có 2 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh bước đầu có lãi là Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng và Nhà máy thép Việt - Trung; trong số 3 dự án trước đây bị dừng sản xuất kinh doanh đến nay đã có 2 dự án vận hành sản xuất trở lại là Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ và Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi.

Để bảo đảm thực hiện xử lý triệt để các tồn tại, yếu kém tại các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương theo đúng mục tiêu, lộ trình và phương án đã được phê duyệt, Bộ Công Thương đã đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp tập trung triển khai: Về phía các Tập đoàn, Tổng công ty: Chủ động tiếp tục đẩy mạnh xử lý các tồn tại, vướng mắc, đặc biệt là việc xử lý các vướng mắc về hợp đồng EPC và quyết toán dự án và xử lý tài sản. Tăng cường các biện pháp quản trị doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, phát huy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xử lý các tồn tại, yếu kém tại các dự án, doanh nghiệp do mình quản lý. Duy trì, từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu Đề án của Ban Chỉ đạo. Xây dựng phương án thoái vốn khỏi dự án và tiến hành đàm phán với các cổ đông/tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng dự án theo các phương án đã được phê duyệt trong Đề án đối với một số dự án.

Về phía các bộ, ngành, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tập trung xử lý các vấn đề về cơ chế, chính sách chung để tạo điều kiện về phát triển thị trường một số sản phẩm công nghiệp, trong đó có sản phẩm của các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương; có các giải pháp tạo thuận lợi về thị trường, thúc đẩy sản xuất trong nước, trong đó có các lĩnh vực về phân bón, thép, xơ sợi, nhiên liệu sinh học. Tiếp tục rà soát, xử lý vấn đề giãn, giảm mức trích khấu hao tài sản; xử lý nợ, lãi suất vay vốn; tái cơ cấu các khoản nợ vay của các dự án, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và nguyên tắc thị trường, cùng chia sẻ rủi ro. Điều chỉnh lại cơ chế vay, trả nợ cho phù hợp để hỗ trợ dự án, doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ các Tập đoàn, Tổng công ty về xử lý các vướng mắc pháp lý liên quan đến hợp đồng EPC, quyết toán và xử lý tài sản của các dự án, doanh nghiệp; xem xét, xử lý các vấn đề về môi trường của các dự án, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo về công tác thanh tra, kiểm toán, điều tra để làm rõ những sai phạm, vi phạm pháp luật ở từng dự án, doanh nghiệp; làm rõ trách nhiệm từng tổ chức, cá nhân liên quan; xử lý nghiêm minh và sớm hoàn tất các thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật.

nam 2019 hoi nhap kinh te quoc te se tiep tuc mang lai ket qua thiet thuc cho quoc gia nguoi dan va cong dong doanh nghiep
Trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Campuchia Hunsen, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia Pan Sorasak đã ký Biên bản Ghi nhớ về việc cơ bản kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại biên giới Vương quốc Campuchia.

III- HỘI NHẬP VỮNG VÀNG

P.V: 2018 được xem là năm có nhiều thành công của công tác hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam đã thành công ở vai trò của nước chủ nhà tổ chức Diễn đàn Kinh tế thế giới; thực thi và khai thác hiệu quả các Hiệp định FTA, thúc đẩy ký kết FTA Việt Nam – EU. Đặc biệt là việc Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Theo đánh giá của Bộ trưởng, công tác hội nhập kinh tế quốc tế năm 2018 đã đạt được như kỳ vọng chưa? Đâu là những vấn đề còn tồn tại, chưa được như mong muốn?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Tôi cho rằng, 2018 là năm có nhiều khó khăn trong quan hệ thương mại quốc tế, khi căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc liên tiếp phát sinh diễn biến mới và sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ tại nhiều quốc gia, khu vực. Trong bối cảnh đó, không ít quốc gia, vùng lãnh thổ thể hiện động thái "im lặng", "quan sát" thay vì tích cực hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) sâu rộng như trước.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam luôn kiên trì thực hiện các chủ trương lớn về HNKTQT đã được thông qua tại Nghị quyết số 06 - NQ/TW ngày 05 tháng 11 năm 2016 (về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới). Kết quả là đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2018 như ký kết và phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hoàn tất quá trình rà soát pháp lý Hiệp định FTA Việt Nam – EU (EVFTA), làm cơ sở cho việc ký kết và phê chuẩn Hiệp định này trong nhiệm kỳ hiện tại của Ủy ban châu Âu và Nghị viện châu Âu, ký Hiệp định Thương mại Tự do và Hiệp định Đầu tư ASEAN – Hồng Công, Trung Quốc, tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN tại Hà Nội (tháng 9/2018)...

Như tôi đã nói ở trên, trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gây quan ngại với nhiều quốc gia, khu vực, những kết quả đạt được trong công tác HNKTQT năm 2018 là rất đáng khích lệ. Tôi tin tưởng trong năm 2019, công tác HNKTQT sẽ tiếp tục được phát huy mạnh mẽ và mang lại những kết quả tích cực và thiết thực cho người dân, cộng đồng doanh nghiệp và cả quốc gia.

P.V: Tại Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế 2018, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế - đánh giá: "… Công tác thông tin truyền thông về hội nhập, năng lực giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế còn hạn chế...". Xin Bộ trưởng cho biết định hướng kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền về hội nhập nói chung và của Bộ Công Thương nói riêng trong thời gian tới?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Thực hiện chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, trong những năm qua, với vai trò là cơ quan được giao chức năng quản lý nhà nước về HNKTQT, Bộ Công Thương luôn xác định thông tin tuyên truyền là một trong những nhiệm vụ chính nhằm giúp các cán bộ quản lý nhà nước làm tốt công tác hoạch định chính sách; giúp cộng đồng doanh nghiệp, người dân có thể nắm bắt được cơ hội, vượt qua thách thức, tham gia thành công vào tiến trình hội nhập.

Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan và các địa phương tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau, từ hình thức truyền thống như hội nghị, hội thảo, biên soạn ấn phẩm, tài liệu, tuyên truyền qua báo chí đến hình thức hiện đại như điểm hỏi đáp trên mạng, chuyên mục trên truyền hình hay tọa đàm trực tuyến để cung cấp thông tin về hội nhập kinh tế cho các địa phương, doanh nghiệp và người dân. Nội dung thông tin tuyên truyền luôn theo sát các chủ trương, định hướng của Đảng và nhà nước, kịp thời phản ánh tình hình hội nhập trong nước và quốc tế, đặc biệt tập trung vào các vấn đề mới như hướng dẫn thực thi cam kết trong các FTA mà Việt Nam ký kết trong thời gian gần đây, các chương trình, khuôn khổ hợp tác mà Việt Nam đang tham gia như APEC, ASEAN, cơ hội, thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp khi tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế…

Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn một số địa phương và doanh nghiệp trong nước còn lúng túng, chưa nắm rõ và chưa khai thác hiệu quả những cơ hội mang lại từ quá trình hội nhập, ví dụ trong khi các doanh nghiệp FDI đã tận dụng tốt ưu đãi từ các FTA thì các doanh nghiệp nội địa lại chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này.

Trước tình hình trên, công tác thông tin truyên truyền thời gian tới sẽ tiếp tục được đẩy mạnh theo đúng tinh thần Nghị quyết số 06-NQ/TW khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình HNKTQT, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Trên cơ sở đó, công tác thông tin tuyên truyền của Bộ Công Thương trong thời gian tới sẽ tập trung vào các nội dung sau:

Một là, tiếp tục thông tin tuyên truyền tới đông đảo cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân, chú trọng ưu tiên cho các địa phương và doanh nghiệp - là các chủ thể trực tiếp triển khai và đóng vai trò nòng cốt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Hai là, tập trung tuyên truyền các nội dung gắn với việc triển khai các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam gồm: Tuyên truyền về các hiệp định thương mại tự do vừa ký kết; cơ hội, thách thức đối với các nhóm ngành hàng và các nhóm doanh nghiệp cụ thể; cách thức vận dụng hiệu quả các cam kết và xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực thi cam kết, hướng dẫn lồng ghép nội dung HNKTQT vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ba là, nội dung hội nhập kinh tế liên quan đến nhiều bộ, ngành và đòi hỏi sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành và các cơ quan liên quan. Do vậy, Bộ Công Thương mong muốn sẽ nhận được sự quan tâm và tham gia phối hợp của tất cả các cấp, các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, các cơ quan truyền thông để công tác thông tin tuyên truyền được triển khai rộng khắp, thực chất và hiệu quả.

Tuy nhiên, để công tác thông tin tuyên truyền thực sự đem lại kết quả tốt nhất, Bộ Công Thương đề nghị các địa phương và doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc tìm hiểu và tiếp cận thông tin. Thêm vào đó, doanh nghiệp cần đồng hành với Chính phủ, với các bộ, ngành thông qua việc xã hội hóa và chia sẻ trách nhiệm trong công tác thông tin tuyên truyền thì công tác trên mới thực sự hiệu quả và có sức lan tỏa rộng khắp.

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Nhóm Phóng viên (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan

Chiều 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Vụ học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm học sinh mất tích

Vụ học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm học sinh mất tích

Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm các học sinh còn mất tích trong vụ 06 học sinh bị đuối nước nghiêm trọng tại Phú Thọ, sớm khắc phục hậu quả.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng

Liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các địa phương đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, không để tình trạng dự án chờ mặt bằng.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và Mông Cổ

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và Mông Cổ

Tổng Bí thư đề nghị trên cơ sở tầm mức mới của quan hệ song phương, Việt Nam-Mông Cổ cần tăng cường hơn nữa quan hệ chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế...
Khai mạc Tuần lễ số quốc tế Việt Nam 2024

Khai mạc Tuần lễ số quốc tế Việt Nam 2024

Sáng 19/11, tại TP. Hạ Long, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3, chủ đề Trợ lý ảo.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy là đòi hỏi bức thiết

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy là đòi hỏi bức thiết

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là cần thiết.
Việt Nam đạt được nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền con người

Việt Nam đạt được nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền con người

Theo Văn phòng Ban chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ, thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền con người theo Công ước ICCPR.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế tại Hội nghị G20

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế tại Hội nghị G20

Ngày 18/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi với lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế tham dự Hội nghị G20 tại Brazil.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo toàn cầu

Sáng 18/11 (giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, khai mạc Hội nghị thượng đỉnh G20, với chủ đề "Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững".
Có nên bỏ quy định các doanh nghiệp nhà nước phải sắp xếp lại nhà, đất?

Có nên bỏ quy định các doanh nghiệp nhà nước phải sắp xếp lại nhà, đất?

Một số ý kiến trong Ủy ban Tài chính, Ngân sách lo ngại về khả năng mất tài sản nhà nước do bỏ quy định các doanh nghiệp nhà nước phải sắp xếp lại nhà, đất.
Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Ban Chỉ đạo về sắp xếp bộ máy tinh gọn tại các cơ quan Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Ban Chỉ đạo về sắp xếp bộ máy tinh gọn tại các cơ quan Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương

Chiều 18/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương.
Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội làm việc tại TP. Hải Phòng

Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội làm việc tại TP. Hải Phòng

Đoàn Giám sát của Ủy ban Văn hóa và giáo dục của Quốc hội làm việc với UBND TP.Hải Phòng về việc thực hiện chính sách, pháp luật các lĩnh vực văn hóa, thể thao.
Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng

Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng và một số nguyên lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc do liên quan vụ Phúc Sơn.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sắp thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sắp thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11/2024.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ giáo dục

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ giáo dục

Sáng 18/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Sáng 18/11, Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil

Rạng sáng 18/11 (theo giờ Việt Nam), tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil.
Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Vuasanca trân trọng giới thiệu Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.
Việt Nam - Brazil nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược​​​​​​​

Việt Nam - Brazil nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược​​​​​​​

Ngày 17/11, tại Brazil, trong hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Brazil, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.
Thủ tướng dự Lễ khánh thành, đặt biển kỷ niệm, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Brazil

Thủ tướng dự Lễ khánh thành, đặt biển kỷ niệm, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Brazil

Biển kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil là biểu tượng đặc biệt về sự gắn kết hai nước Việt Nam - Brazil.
Các tập đoàn hàng không vũ trụ, thực phẩm... Brazil muốn mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam

Các tập đoàn hàng không vũ trụ, thực phẩm... Brazil muốn mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam

Các tập đoàn hàng đầu của Brazil muốn mở rộng hợp tác, đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực tiềm năng: Hàng không vũ trụ, chuyển đổi số, phân phối hàng Việt.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với tỉnh Cà Mau

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với tỉnh Cà Mau

Chiều 17/11, tại TP Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Tác giả Trịnh Minh Phết có bài viết với tựa đề "Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển".
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi (Cà Mau)

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi (Cà Mau)

(Chinhphu.vn) - Tiếp tục chương trình công tác tại Cà Mau, sáng 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động