Nghề dệt may thổ cẩm tại huyện Than Uyên
CôngThương - Theo đó, Trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại Lai Châu đã hỗ trợ cho 19 đề án tổng kinh phí khuyến công Quốc gia là 3.442 triệu đồng. Trong đó đề án đào tạo kinh phí đào tạo nghề là 1.757 triệu đồng, Mô hình trình diễn kỹ thuật là 735 triệu đồng; Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp cho 20 doanh nghiệp là 100 triệu đồng; nâng cao tay nghề là 40 triệu đồng; Nâng cao năng lực quản lý là 10 triệu đồng; Hỗ trợ công nghiệp nông thôn tham gia hội trợ triển lãm là 160 triệu đồng; Quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp là 640 triệu đồng. Các đề án được sự hỗ trợ kinh phí khuyến công đã đạt được những kết quả đáng kể, đó là: 1.780 lao động được đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề; 60 học viên được đào tạo nâng cao năng lực quản lý; 50 học viên được học tập nâng cao tay nghề; hỗ trợ 27 cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu với tổng kinh phí là: 160 triệu đồng và đã có 02 sản phẩm được công nhân sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; Ngoài ra, còn triển khai hoạt động tư vấn và cung cấp thông tin cho các cơ sở, hỗ trợ lập đề án quy hoạch chi tiết 02 cụm công nghiệp. Qua đó đã phần nào đáp ứng mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển đời sống văn hoá - xã hội ở nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang làm nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ công nghiệp, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hoá.
Để mở rộng Chương trình khuyến công, ngày 21/5/2012 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2012/NĐ-CP về khuyến công (thay thế Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn). Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ra đời có nhiều điểm mới như: về phạm vi, đối tượng áp dụng; mở rộng về ngành nghề và một số nội dung hoạt động khuyến công; về tổ chức bộ máy khuyến công, bổ sung nguyên tắc ưu tiên về địa bàn và ưu tiên về ngành nghề.
Năm 2013 là năm đầu triển khai chương trình khuyến công theo nội dung Nghị định số 45/2012/NĐ-CP về khuyến công. Với chức năng là cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Công Thương đã chỉ đạo Trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại phối hợp với các đơn vị thụ hưởng rà soát, triển khai các đề án khuyến công đúng tiến độ đã được Bộ Công Thương phê duyệt.
Tính đến hết tháng 7 năm 2013, Sở Công Thương đã chỉ đạo Trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại triển khai được: 01 đề án đào tạo nghề Mộc dân dụng cho 105 lao động trên địa bàn huyện Phong Thổ, thị xã Lai Châu và huyện Tam Đường với tổng kinh phí là 157.500.000 đồng; 01 đề án đào tạo nghề Hàn cho 105 lao động trên địa bàn huyện Phong Thổ và huyện Tam Đường với tổng kinh phí là 178.500.000 đồng; 01 đề án mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất nước giải khát và sữa lạc đóng chai với tổng kinh phí được phê duyệt là 250.000.000 đồng; 01 đề án hỗ trợ thành lập doanh nghiệp cho 10 doanh nghiệp hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với tổng kinh phí là 50.000.000 đồng. Đến nay, Trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại đã phối hợp với đơn vị thụ hưởng tiến hành nghiệm thu được 01 đề án hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất nước giải khát và sữa lạc đóng chai.
Theo hướng dẫn thực hiện kế hoạch khuyến công năm 2014 của Cục công nghiệp địa phương, Sở Công Thương đã chỉ đạo Trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại rà soát, khảo sát xây dựng, đăng ký các đề án khuyến công quốc gia với định hướng: Củng cố các cơ sở sản xuất hiện có đồng thời nghiên cứu đầu tư dây chuyền sản xuất phát triển một số sản phẩm mới chưa có trên địa bàn nhưng có lợi thế sử dụng nhiều lao động và nguồn nguyên liệu tại chỗ; Phát triển nghề dệt bông vải sợi, thêu thổ cẩm, nấu rượu, sản xuất hàng mây tre đan, chế biến nông sản, thực phẩm. Sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ trạm khắc đồ gỗ, gia công sửa chữa cơ khí và các ngành nghề khác...; Bảo tồn và phát triển các nghề thủ công, phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng với mục tiêu trước mắt là phục vụ nhu cầu tại chỗ của nhân dân, dần tiến tới xuất khẩu. Khôi phục lại một số nghề: Mây tre đan, dệt thổ cẩm, chế biến miến dong, rượu ngô; Phát triển nghề dệt thổ cẩm, đồ trang sức của các dân tộc song song với dịch vụ du lịch. Sản xuất các sản phẩm độc đáo, sáng tạo phù hợp với thị hiếu khách hàng và không mất đi bản sắc dân tộc, và các sản phẩm có nguyên liệu tại chỗ như song, mây, tre, bông, nông lâm sản; Thực hiện tốt công tác đào tạo nâng cao năng lực quản lý, đào tạo nghề, truyền nghề; đặc biệt quan tâm đến các vùng tái định cư mới của thủy điện Sơn La và các vùng cao nhằm sớm ổn định đời sống và tạo nghề mới tại đây. Sở Công thương Lai Châu đã đăng ký 01 đề án đào tạo nhóm nghề (08 nghề); 02 đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; 01 đề án Thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp; 01 đề án Thành lập điểm tư vấn khuyến công.
Hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh năm 2014 sẽ tập trung huy động các nguồn lực tham gia đầu tư sản xuất công nghiệp. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong khu vực nông thôn; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế nhằm đáp ứng mục tiêu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa; giải quyết lao động nông nhàn, tăng thu nhập và góp phần xoá đói, giảm nghèo.