Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 05:54

Năng lượng xanh: Xu thế phát triển bền vững toàn cầu

Năng lượng xanh được giới chuyên gia coi là một xu hướng toàn cầu nổi bật.

Năng lượng xanh - xu hướng phát triển bền vững cho tương lai

Theo dự báo của giới chuyên gia, lĩnh vực năng lượng xanh sẽ tạo ra bước ngoặt cho sự phát triển bền vững.

Báo cáo của tạp chí Forbes cho thấy, một thành tựu nổi bật của năm 2023 là sự gia tăng toàn cầu trong việc áp dụng năng lượng tái tạo. Năm qua, thế giới chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong việc lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời và mua xe điện. Giá pin mặt trời, máy bơm nhiệt ở cấp độ công nghiệp và hộ gia đình cũng như giá năng lượng gió đều giảm. Điều này làm dấy lên hy vọng về việc áp dụng năng lượng sạch mạnh mẽ hơn trong năm mới.

Năm 2024 được dự đoán sẽ là một năm mang tính bước ngoặt đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo

Đáng chú ý nhất là kết quả khả quan từ Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP28), diễn ra vào cuối tháng 11/2023 tại Dubai. Đây là lần đầu tiên sau 3 thập niên tổ chức hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP, các quốc gia nhất trí về việc phối hợp giảm sử dụng dầu, khí đốt và than đá, vốn chiếm 80% năng lượng toàn cầu.

Ngoài ra, COP28 cũng kêu gọi tăng gấp 3 lần công suất năng lượng tái tạo trên toàn cầu vào năm 2030, đẩy nhanh nỗ lực giảm lượng than và tăng tốc các công nghệ như thu hồi và lưu trữ carbon.

Đồng thời, theo Forbes, các hoạt động môi trường cũng đạt được nhiều thành tựu trên toàn cầu.

Nạn phá rừng ở rừng nhiệt đới Amazon đã giảm 22% trong năm 2023. Những nỗ lực hạn chế nạn phá rừng không chỉ giúp bảo vệ sự đa dạng sinh học mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu bằng cách bảo tồn các ‘bể chứa carbon’ tự nhiên và duy trì cân bằng sinh thái. Các cộng đồng bản địa đã giành được quyền bảo vệ 225 nghìn mẫu đất rừng khỏi hoạt động khai thác mỏ ở miền Tây nước Mỹ. Cả hai đều mang lại lợi ích đáng kể cho khí hậu, vì rừng đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ CO2 và duy trì mức carbon toàn cầu”, Forbes cho biết.

Như vậy, với những tín hiệu khả quan kể trên, năm 2024 được coi là thời điểm bước ngoặt cho quá trình chuyển đổi toàn cầu sang năng lượng sạch, thực hiện các mục tiêu về bảo vệ môi trường.

Nhiều tín hiệu khả quan

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), đến năm 2030, thế giới cần tăng gấp 3 công suất năng lượng tái tạo, gấp đôi cơ sở hạ tầng năng lượng hiệu quả, tăng doanh số bán các thiết bị bơm nhiệt và doanh số xe điện. Thế giới cần đầu tư 4.500 tỷ USD/năm cho quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch từ đầu thập niên tới. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này là điều không dễ dàng.

Năng lượng tái tạo là một nguồn năng lượng bền vững, không thải ra các chất ô nhiễm gây thiệt hại cho môi trường và có thể được khai thác mà không gây tổn hại đến các hệ sinh thái

Báo cáo của IEA được đưa ra trước thềm COP28 chỉ ra tiến bộ đạt được thể hiện qua công suất điện mặt trời và doanh số bán xe điện tăng lên mức cao kỷ lục. Điều này phù hợp với lộ trình mà IEA vạch ra để đạt mục tiêu trung hòa khí thải carbon cũng như các kế hoạch của ngành công nghiệp triển khai phương thức sản xuất mới phù hợp.

IEA cho rằng, ngành năng lượng đang thay đổi nhanh hơn tưởng tượng, các công nghệ năng lượng sạch đang đảm nhận một phần ba trọng trách giảm khí thải cần được thực hiện đến năm 2030.

Kết quả khảo sát toàn cầu, do Công ty nghiên cứu Glocalities phối hợp với Tổ chức Global Citizen thực hiện tại 21 quốc gia trên thế giới trong 6 tháng đầu năm 2023 cho thấy, gần 70% số người được hỏi ủng hộ sử dụng năng lượng mặt trời, cao gấp 5 lần so với tỷ lệ ủng hộ nhiên liệu hóa thạch.

Theo đó, năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng được ưa chuộng nhất, với 68% số người ủng hộ, tiếp theo là năng lượng gió (54%), thủy điện (35%) và năng lượng hạt nhân (24%). Tỷ lệ ủng hộ nhiên liệu hóa thạch là 14%.

Do đó, vai trò của năng lượng tái tạo trong việc giảm lượng khí thải carbon toàn cầu ngày càng trở nên quan trọng hơn vào năm 2024, khi các quốc gia đang nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu, đồng thời việc áp dụng các nguồn năng lượng tái tạo sẽ là một yếu tố quan trọng trong các quyết định chính sách và đầu tư của các nước.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng sạch

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử