Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Năng suất lao động tại Việt Nam: Có cải thiện nhưng thiếu đồng đều

Để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững, Việt Nam cần có những biện pháp giúp tăng năng suất lao động.
Lao động có kỹ năng: “Chìa khóa” nâng cao năng suất Ngành Công Thương nỗ lực nâng cao năng suất lao động

Sáng 29/11, tại Hà Nội, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (IPS-C), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy năng suất lao động cho tăng trưởng bền vững ở Việt Nam”. Hội thảo nhằm thực hiện nhiệm vụ “nghiên cứu, triển khai Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động” được phân công tại Nghị quyết số 01/NQ-CP.

Năng suất lao động tại Việt Nam được cải thiện, nhưng thiếu đồng đều
Sau hơn 35 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận 5 nội dung chính, bao gồm: Thứ nhất, sự cần thiết thúc đẩy năng suất lao động trong bối cảnh hiện nay; Thứ hai, rà soát cơ chế, chính sách đã ban hành; Thứ ba, đánh giá thực trạng năng suất lao động theo các góc độ tổng thể nền kinh tế, ngành kinh tế, khu vực doanh nghiệp và theo vùng, địa phương, vùng kinh tế trọng điểm; Thứ tư, đề xuất mục tiêu phát triển cũng như định hướng, giải pháp chính cho giai đoạn tới.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương: Thực tế cho thấy, sau hơn 35 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội, ngay cả trong thời kỳ khó khăn do dịch Covid-19. Thể hiện ở việc tăng trưởng kinh tế giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, xuất khẩu thô, lao động nhân công giá rẻ và mở rộng tín dụng, từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Với mục tiêu trở thành nước đang phát triển, công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần tiếp tục duy trì tăng trưởng cao và liên tục trong những thập niên tới. Trong bối cảnh dư địa cho tăng trưởng theo phương thức truyền thống, dựa chủ yếu trên mở rộng quy mô lao động giá rẻ và vốn, hoặc gia tăng khai thác tài nguyên thiên nhiên, đã trở nên hạn hẹp, thì năng suất lao động chính là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, từng địa phương và của khu vực doanh nghiệp.

Trên thực tế, trong giai đoạn 2011-2021, khung chính sách nền tảng cho cải thiện năng suất lao động đã được ban hành theo nhiều nhóm, hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô và nâng cao năng lực cạnh tranh; nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và các chính sách cụ thể hỗ trợ ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Quan trọng hơn cả, tư duy chính sách về mô hình, hoạt động kinh tế mới đã bước đầu hoàn thiện, nhấn mạnh đến năng suất lao động, đổi mới sáng tạo và động lực cho doanh nghiệp. Tuy vậy, thể chế, chính sách vẫn chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, ảnh hưởng đến hiệu quả phối hợp thực hiện các giải pháp và chưa xác định rõ ràng vai trò, trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương trong đảm bảo thực hiện thực chất và hiệu quả.

Ở cấp độ tổng thể nền kinh tế, năng suất lao động của Việt Nam có sự cải thiện đáng kể, tăng 2,5 lần, từ 70,3 triệu đồng/lao động năm 2011 lên 171,8 triệu đồng/lao động năm 2021. Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động trong 10 năm 2011-2020 đạt 6,0%, trong đó, giai đoạn 2011-2015 đạt 5,5% và giai đoạn 2016-2020 đạt 6,4%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra là 5,0%.

Năng suất lao động tại Việt Nam được cải thiện, nhưng thiếu đồng đều
Tại Hội thảo, các đại biểu đi đến thống nhất, việc xây dựng Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động

Tuy vậy, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và chênh lệch có xu hướng gia tăng. Trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, mặc dù năng suất lao động thấp nhưng tốc tăng tăng tương đối cao do quá trình chuyển dịch cơ cấu. Trong khi đó, năng suất lao động của khu vực công nghiệp-xây dựng thấp và không ổn định, chủ yếu do tham gia ở phân khúc giá trị gia tăng thấp và sử dụng nhiều lao động, chưa thể hiện vai trò dẫn dắt và thúc đẩy tăng trưởng. Năng suất lao động của khu vực dịch vụ giữ xu hướng tăng nhưng thiếu ổn định và dựa nhiều vào các ngành dịch vụ truyền thống.

Đặc biệt, theo vùng kinh tế trọng điểm, năng suất lao động không đồng đều, tập trung ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu... và chủ yếu ở hai vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và phía Nam.

Đáng lưu ý, tốc độ tăng năng suất lao động có xu hướng giảm dần, các địa phương “dẫn dắt” trong vùng chưa phát huy hết vai trò lan tỏa, chưa đóng vai trò thúc đẩy và lôi kéo tăng trưởng của vùng. Năng suất lao động của khu vực doanh nghiệp đạt 309,9 triệu đồng/lao động năm 2020, tăng 93,1% so với năm 2011; mức chênh lệch năng suất lao động giữa các loại hình doanh nghiệp ngày càng tăng.

Theo đó, các chuyên gia kinh tế cũng chỉ ra những rào cản chính đối với doanh nghiệp trong thúc đẩy năng suất lao động bao gồm: Sự bất định khi đầu tư vào công nghệ; năng lực đổi mới phản ánh qua chất lượng quản lý còn yếu kém; lực lượng lao động thiếu những kỹ năng cần thiết và thiếu nguồn vốn đầu tư.

Từ nhận định đó, các ý kiến tại hội thảo đi đến thống nhất, việc xây dựng Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động là một nhiệm vụ quan trọng, vừa có ý nghĩa thời sự nhằm sớm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, vừa là trọng tâm chiến lược nhằm góp phần cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và giúp Việt Nam “bắt kịp, tiến cùng và vượt lên” các quốc gia trong khu vực.

Chương trình quốc gia về tang năng suất lao động hướng tới mục tiêu coi năng suất lao động là động lực, nền tảng cho tăng trưởng nhanh, bền vững; trên cơ sở tận dụng hiệu quả các cơ hội của Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số và thông qua thúc đẩy liên kết vùng và phát triển vùng; từ đó góp phần gia tăng khả năng cạnh tranh, mức độ độc lập, tự chủ và sức chống chịu của nền kinh tế.

Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động dự kiến đặt ra một số chỉ tiêu, bao gồm: Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân từ 6,5-7,0%/năm; Tốc độ tăng năng suất lao động của các vùng kinh tế trọng điểm và 5 thành phố lớn cao hơn trung bình cả nước; Nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng; Phấn đấu nằm trong nhóm hàng đầu của ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động vào năm 2030; và Năng lực Đổi mới sáng tạo (của WIPO) thuộc nhóm 40 nước đứng đầu; Chính phủ điện tử (của Liên hợp quốc) thuộc nhóm 60 nước đứng đầu.
Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường lao động

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Ảnh hưởng bão số 3, đường phố tan hoang, cây đổ ngổn ngang

Hà Nội: Ảnh hưởng bão số 3, đường phố tan hoang, cây đổ ngổn ngang

Tối 7/9, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), khu vực nội thành Hà Nội có mưa to, gió mạnh, cây cối đổ ngổn ngang trên phố nhiều tuyến phố.
Bão Yagi đổ bộ Hà Nội: Chung cư sập trần, cửa bung, nứt kính, nước tràn vào nhà

Bão Yagi đổ bộ Hà Nội: Chung cư sập trần, cửa bung, nứt kính, nước tràn vào nhà

Ngay khi bão Yagi đổ bộ Hà Nội, nhiều khu chung cư đã xảy ra tình trạng sập trần, nước tràn, cửa kính rơi...
Hà Nội: Cảnh báo ngập lụt từ đêm 7/9 do bão số 3

Hà Nội: Cảnh báo ngập lụt từ đêm 7/9 do bão số 3

Trong những giờ tới, do ảnh hưởng của bão số 3, khu vực nội thành Hà Nội và các vùng lân cận có khả năng bị ngập úng với độ sâu phổ biến từ 20-40cm.
Cần cẩu ở Hà Nội bị gió thổi quay tít trong bão Yagi

Cần cẩu ở Hà Nội bị gió thổi quay tít trong bão Yagi

Cần cẩu tháp của một dự án đang xây dựng tại phường Mỹ Đình 2 (Hà Nội) bị sức mạnh của bão Yagi thổi quay tít, khiến người dân khiếp sợ.
EVNGENCO2 khẩn cấp ứng phó với bão số 3 YAGI và mưa lũ

EVNGENCO2 khẩn cấp ứng phó với bão số 3 YAGI và mưa lũ

Tổng Công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) họp trực tuyến, khẩn trương triển khai các biện pháp khẩn cấp ứng phó với bão số 3 YAGI và mưa lũ.

Tin cùng chuyên mục

4 người chết, 78 người bị thương khi bão Yagi đổ bộ Quảng Ninh, Hải Phòng

4 người chết, 78 người bị thương khi bão Yagi đổ bộ Quảng Ninh, Hải Phòng

4 người ở Quảng Ninh và Hải Phòng tử vong do bị cây đè, mái tôn đổ sập, rơi xuống biển... khi bão Yagi đổ bộ.
Xe chữa cháy chắn mưa gió cho người đi xe máy vượt bão Yagi ở Hà Nội

Xe chữa cháy chắn mưa gió cho người đi xe máy vượt bão Yagi ở Hà Nội

Khi thấy hàng chục xe máy đi trên đường gặp khó khăn do gió bão thổi mạnh, xe chuyên dụng Cảnh sát PCCC&CNCH Hà Nội đã đi chậm để che chắn.
Vụ bạo hành trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng: Có vấn đề trong thanh tra, kiểm tra

Vụ bạo hành trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng: Có vấn đề trong thanh tra, kiểm tra

Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi khẳng định, vụ việc ở Mái ấm Hoa Hồng có liên quan đến công tác quản lý.
Chùm ảnh: Thành phố Hạ Long tan hoang sau khi siêu bão Yagi càn quét

Chùm ảnh: Thành phố Hạ Long tan hoang sau khi siêu bão Yagi càn quét

Siêu bão số 3 Yagi đang đổ bộ vào đất liền với cường độ mưa, tốc độ gió cực mạnh. Các lực lượng chức năng giúp người dân sơ tán người, tài sản đến nơi an toàn.
Hà Nội: Chủ tịch huyện bác thông tin sập nhà 4 tầng ở Thạch Thất

Hà Nội: Chủ tịch huyện bác thông tin sập nhà 4 tầng ở Thạch Thất

Trên mạng xã hội lan truyền thông tin “sập nhà 4 tầng lắp ghép ở Thạch Thất, chưa rõ thương vong” do ảnh hưởng của bão số 3, gây xôn xao dư luận.
Bão Yagi đổ bộ, lịch cắt điện Hà Nội thế nào?

Bão Yagi đổ bộ, lịch cắt điện Hà Nội thế nào?

Tính đến 18h00 ngày 7/9/2024, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) thông báo không có lịch cắt điện nào trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ba sân bay miền Bắc kéo dài thời gian ngừng khai thác bởi siêu bão

Ba sân bay miền Bắc kéo dài thời gian ngừng khai thác bởi siêu bão

Do ảnh hưởng của siêu bão Yagi, Cục Hàng không Việt Nam vừa quyết định kéo dài thời gian ngừng khai thác tàu bay tại Cảng HKQT Vân Đồn, Cát Bi và Nội Bài.
Cập nhật bão số 3: Hà Nội gió mạnh, mưa lớn nhưng chưa phải lúc bão mạnh nhất

Cập nhật bão số 3: Hà Nội gió mạnh, mưa lớn nhưng chưa phải lúc bão mạnh nhất

Cập nhật bão số 3 ngày 7/9, Hà Nội mặc dù có gió mạnh và mưa lớn khiến cây đổ nhiều, nhưng chưa phải lúc bão mạnh nhất.
Công an tỉnh Quảng Ninh kịp thời ứng phó với cơn bão số 3 Yagi

Công an tỉnh Quảng Ninh kịp thời ứng phó với cơn bão số 3 Yagi

Hôm nay (7/9) Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Công an tỉnh Quảng Ninh
Bão Yagi tiến thẳng vào đất liền, Hải Phòng, Quảng Ninh thiệt hại nặng nề, mất điện diện rộng

Bão Yagi tiến thẳng vào đất liền, Hải Phòng, Quảng Ninh thiệt hại nặng nề, mất điện diện rộng

Cơn bão số 3 (hay còn gọi là bão Yagi) đổ bộ tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng đã xảy ra mất điện trên diện rộng, gây thiệt hại nghiêm trọng.
Cập nhật mới nhất về bão số 3: Cảnh báo ngập lụt khu vực Hà Nội

Cập nhật mới nhất về bão số 3: Cảnh báo ngập lụt khu vực Hà Nội

Cập nhật mới nhất bão số 3 (17h ngày 7/9) vị trí tâm siêu bão ở khoảng 20.9 độ Vĩ Bắc; 106.3 độ Kinh Đông, trên đất liền Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương.
Thông tin Hà Nội cắt điện toàn thành phố là sai sự thật

Thông tin Hà Nội cắt điện toàn thành phố là sai sự thật

Hiện trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin Hà Nội mất điện diện rộng do bão Yagi. Đây là thông tin không chuẩn xác, người dân cần cẩn trọng.
Rưng rưng hình ảnh ngư dân Quảng Ninh

Rưng rưng hình ảnh ngư dân Quảng Ninh 'vượt' bão Yagi cứu tài sản

Tại Cô Tô, Quảng Ninh, xuất hiện video clip của một ngư dân vượt bão Yagi, ngược sóng, ngược gió bơi ra biển lớn để cứu lấy tài sản bị bão đánh trôi.
Bão số 3 hoành hành ở Quảng Ninh: Tường kính bung tơi tả, ô tô bị thổi bay

Bão số 3 hoành hành ở Quảng Ninh: Tường kính bung tơi tả, ô tô bị thổi bay

Nhiều tòa nhà cao tầng, chung cư tại tỉnh Quảng Ninh bị bão số 3 - bão Yagi thổi bay cả mảng tường kính.
Bộ Công Thương thông tin về công tác vận hành hồ chứa thủy điện

Bộ Công Thương thông tin về công tác vận hành hồ chứa thủy điện

Chiều 7/9, Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương (Ban Chỉ huy) có báo cáo về công tác ứng phó với cơn bão số 3.
Hà Nội: 200 cây đổ, 7 người thương vong do bão số 3

Hà Nội: 200 cây đổ, 7 người thương vong do bão số 3

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, nhiều khu vực của TP. Hà Nội có mưa to kèm gió lớn khiến nhiều cây xanh đổ gãy, khiến 7 người bị thương vong.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thảo luận về mối quan hệ giữa các cấp công đoàn

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thảo luận về mối quan hệ giữa các cấp công đoàn

Trong 2 ngày (6-7/9), hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ sáu (khóa XIII) đã diễn ra tại Hà Nội.
Các trường học sẵn sàng cơ sở vật chất cho người dân vào tránh bão Yagi

Các trường học sẵn sàng cơ sở vật chất cho người dân vào tránh bão Yagi

Bộ giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo có điều kiện cơ sở vật chất an toàn sẵn sàng cho người dân vào tránh trú bão số 3 (bão Yagi).
Đe dọa hàng triệu người Trung Quốc, siêu bão Yagi tới Việt Nam theo kịch bản xấu nhất

Đe dọa hàng triệu người Trung Quốc, siêu bão Yagi tới Việt Nam theo kịch bản xấu nhất

Sau khi đe dọa sự an toàn của hàng triệu người dân ở Hải Nam (Trung Quốc), bão Yagi đổ bộ Việt Nam theo kịch bản xấu nhất bởi tâm bão men theo khu vực eo biển.
Bão số 3 đổ bộ Hà Nội: Đoàn xe ô tô xếp hàng dài

Bão số 3 đổ bộ Hà Nội: Đoàn xe ô tô xếp hàng dài 'hộ tống' xe máy qua cầu Nhật Tân

Cơn bão số 3 sau khi đổ bộ vào đất liền, quần thảo tỉnh Quảng Ninh, gây ảnh hưởng nhiều địa phương khác và tiếp tục di chuyển đến Hà Nội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động