Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nét đặc sắc trong nghề đan lát của dân tộc Cơ Tu

Ngày 17/10/2020, tại Hà Nội, Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VIETCRAFT) phối hợp với Gallery 39, Tạp chí Tia Sáng và những tổ chức yêu văn hóa nghề thủ công của đồng bào các dân tộc Việt Nam, thực hiện tổ chức chương trình “Triển lãm và giới thiệu nghề đan lát Cơ Tu”.

Đây là một hoạt động nằm trong tiểu dự án “Cải thiện sinh kế bền vững cho các cộng đồng dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi giá trị mây tre đan và cây dược liệu nhằm tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Quảng Nam” đã được triển khai từ tháng 9/2019 bởi Dự án Trường Sơn Xanh do USAID tài trợ. Tiểu dự án được thực hiện tại các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam bao gồm Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang, đây là vùng sinh sống lớn nhất của dân tộc Cơ Tu tại Việt Nam.

2649-dsc-0069
Triển lãm và giới thiệu nghề đan lát Cơ Tu tại Hà Nội
2651-dsc-0073-copy
Người Cơ Tu sở hữu những kỹ năng đan lát tuyệt vời

Triển lãm đã giới thiệu tới khách tham quan những nét đặc sắc trong đời sống, tập tục, văn hóa và bức tranh toàn thể về nghề đan lát của người Cơ Tu. Không ai biết được nghề đan lát của người Cơ Tu đã có từ bao giờ, nhưng đã biết bao nhiêu mùa rẫy đi qua, đã biết bao nhiêu lần cây rừng Trường Sơn thay lá… dù làm việc gì và ở đâu người Cơ Tu vẫn thường gắn bó với những chiếc gùi đan.

Khó có dân tộc nào ở Việt Nam lại có các loại gùi đa dạng như gùi của người Cơ Tu, qua thời gian, những chiếc gùi đã được hoàn thiện thật tinh tế để phù hợp cho mỗi người trong gia đình, phù hợp cho mỗi công việc hàng ngày - gùi củi thì được đan thưa, gùi gạo, gùi muối thì thân phải đan sao cho thật kín khít…

2646-dan-co-tu-copy
2648-dan-lat-co-tu-01-copy
2647-dan-lat-co-tu-copy
Sản phẩm đan lát của người Cơ Tu được trưng bày, giới thiệu tại triển lãm

Nói đến gùi của người Cơ Tu không thể không nói đến xà lếch, chiếc gùi 3 ngăn của người đàn ông Cơ Tu là đỉnh cao của nghệ thuật đan lát mà khó có nơi nào trên thế giới này có thể đạt được; p’reng - một loại gùi nhỏ được trang trí những hoa văn rất độc đáo mà trẻ em Cơ Tu dùng theo mẹ mỗi khi đi lễ hội và cũng không thể không nói đến p’rôm, một loại gùi dành riêng cho phụ nữ để mang quà đi biếu mẹ cha hay được nâng niu uyển chuyển bởi các sơn nữ Cơ Tu trong điệu múa tung tung da dá giữa núi rừng Trường Sơn…

Dù sở hữu những kỹ năng đan lát tuyệt vời như vậy nhưng nghề đan lát của người Cơ Tu vẫn không thể phát triển trong nhiều năm gần đây, nhiều sản phẩm truyền thống giờ chỉ còn lại ở trong tiềm thức. Còn rất ít người ở các buôn làng có thể đan được các sản phẩm truyền thống... Cây mây ngày càng ít đi, người Cơ Tu phải vào rừng sâu hơn mới lấy được cây mây để đan được gùi.

2655-dsc-0125-copy
2652-dsc-0085-copy
2656-dsc-0126-copy
2657-dsc-0129-copy
Những sản phẩm đan lát của đồng bào Cơ Tu thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người

Các dụng cụ đan lát sinh hoạt hàng ngày vốn rất gần gũi với người Cơ Tu trước đây cũng ngày càng ít được sử dụng do giờ đây các sản phẩm nhựa rẻ tiền hơn đã phủ đầy những buổi chợ vùng cao. Cũng không có nhiều khách hàng đến với bà con để mua sản phẩm do việc sản xuất nhỏ lẻ và giá thành sản phẩm còn rất cao…

Người Cơ Tu không có được thu nhập từ nghề đan lát truyền thống nên phải sống phụ thuộc chủ yếu vào khai thác tài nguyên rừng trong khu vực sinh sống của mình, từ việc vào rừng như chặt củi, hái măng, đặt bẫy để bắt thú hay săn bắn các loài chim…làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên cũng như sự đa dạng sinh học của rừng.

Trước tình hình đó, Dự án Trường Sơn Xanh do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ hợp tác với Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (VietCraft) hỗ trợ trên 450 hộ gia đình ở 10 xã thuộc 3 huyện Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang đã tham gia các hoạt động phát triển vùng nguyên liệu mây và đào tạo nghề đan lát thủ công, phát triển thị trường nhằm tạo thêm thu nhập cho bà con, để bà con giảm bớt sự phụ thuộc vào rừng.

2654-dsc-0123-copy
Khách tham quan trải nghiệm nét văn hoá của đồng bào Cơ Tu

Đến nay, 150 ha nguyên liệu mây đã được trồng mới dưới những tán rừng và 50 ha mây tự nhiên được bảo vệ và khai thác bền vững. Gần 250 hộ gia đình cũng đã được đào tạo nghề để tạo nên rất nhiều các sản phẩm quà tặng và sản phẩm trang trí mới bên cạnh các sản phẩm truyền thống xưa…

Tại Triển lãm và giới thiệu nghề đan lát Cơ Tu, khách tham quan được hòa mình và trải nghiệm những nét văn hóa vô cùng đặc sắc của đồng bào Cơ Tu với nghề thủ công đan lát hết sức tinh xảo và công phu, đặc biệt, được nghe trực tiếp những người Cơ Tu kể chuyện nghề xem những cuốn sách giới thiệu về nghề đan lát của người Cơ Tu… qua đó có thể hình dung toàn thể về nghề và những sản phẩm đan lát thủ công của người Cơ Tu.

Quỳnh Nga - Thu Trang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển hạ tầng, phát huy giá trị văn hoá, cảnh quan… để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.
Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo

Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo

Đại hội đại biểu các dân tộc tỉnh Nghệ An năm 2024 được tổ chức với chủ đề đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển.
Quảng Nam: Gần 12.870 tỷ đồng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Nam: Gần 12.870 tỷ đồng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Từ năm 2019 đến năm 2024, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư gần 12.780 tỷ đồng để phát triển kinh tế, xã hội, hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

380 phần quà tổng trị giá hơn 100 triệu đồng đã được trao đến các em nhỏ tại 2 xã Mà Cooih và xã Kà Dăng (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam).
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.
Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Sở Công Thương, các sở, ngành tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ thực hiện các hoạt động kết nối giao thương để đưa sản phẩm hàng hoá của bà con vào thị trường.
Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Em Lý Xa Sơ ở thôn Tả Gì Thàng, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã trở thành nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân.
Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh liên kết với người dân nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè shan tuyết Tô Múa.
Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Chiều nay (23/8) diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển".
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Sáng nay (23/8), tại Trung tâm hội nghị tỉnh Lào Cai đã diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Xác định hội chợ triển lãm là kênh xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao, Lạng Sơn đã và đang đẩy mạnh hoạt động này
Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu giới thiệu, quảng bá du lịch các đặc sản miền núi, đặc biệt là sản phẩm ớt A Riêu của tỉnh Quảng Nam, đến với du khách.
Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Đó là một trong những giải pháp được chính quyền tỉnh Thái Nguyên đưa ra để thực hiện giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Số tiền hơn 361 triệu đồng thu được từ chương trình đấu giá sâm Ngọc Linh sẽ dùng để ủng hộ công tác xóa nhà tạm trên địa bàn huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Ngày 30/7, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức Hội thảo khoa học “Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc”.
Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Nhiều hoạt động đặc sắc, lễ hội văn hoá Cơ Tu năm 2024 góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá, đưa người dân, du khách hoà mình vào không gian văn hoá độc đáo.
Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên luôn coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động