Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nếu biết tái chế đúng cách, pin điện mặt trời không phải là rác mà là tài nguyên...

Với tiềm năng năng lượng mặt trời dồi dào, điện mặt trời (ĐMT) cũng được xác định là công nghệ điện năng lượng tái tạo ưu tiên phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên, thách thức đặt ra hiện nay là cần xây dựng các giải pháp đảm bảo xử lý nguồn rác thải, đồng thời, tận dụng cơ hội để chúng ta hình thành và phát triển thành một ngành công nghiệp trong tương lai.
Bộ Công Thương thông tin về việc rà soát các dự án điện mặt trời

Ưu tiên phát triển

Nhằm giúp các nhà khoa học, các nhà quản lý và các doanh nghiệp cùng đưa ra các giải pháp, kiến nghị để có cơ chế, chính sách về tái chế pin năng lượng mặt trời theo hướng phát triển bền vững, ngày 28/4, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương - Bộ Công Thương phối hợp Hiệp hội Thông tin, tư vấn kinh tế thương mại Việt Nam tổ chức hội thảo: “Kinh nghiệm quốc tế về tái chế pin năng lượng mặt trời, áp dụng đối với Việt Nam”.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương cho hay, điện mặt trời là xu hướng tất yếu của ngành năng lượng Việt Nam, mang lại nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Tại Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu rõ, cần phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng loại hình năng lượng, ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch; Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường...

Nếu biết tái chế đúng cách, pin điện mặt trời không phải là rác mà là tài nguyên...
Ông Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương - Bộ Công Thương phát biểu tại hội thảo

Do đó, theo ông Hội, việc thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo cần đặt trong bối cảnh tổng thể các giải pháp, đặc biệt trong vấn đề xử lý nguồn rác thải từ việc phát triển nguồn năng lượng này. Theo đó, năm 2019, công suất điện mặt trời của Việt Nam vào khoảng 6,74GW. Theo Bản dự thảo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, công suất điện mặt trời khoảng 18,89GW và năm 2045 dự kiến khoảng 53GW. Nếu các con số trong dự thảo Quy hoạch điện VIII trở thành thực tế thì khối lượng tích lũy chất thải tấm pin ước tính 404 ngàn tấn vào năm 2035 và vào khoảng 1,9 triệu tấn vào năm 2045.

"Khối lượng chất thải tấm pin mặt trời tại Việt Nam tuy khá nhỏ so với các nước dẫn đầu trên thế giới, ước tính khoảng 1,9 triệu tấn vào năm 2045, bằng khoảng 11% lượng tro xỉ nhiệt điện than ở Việt Nam hiện nay, khoảng 17 triệu tấn, nhưng để đảm bảo phát triển bền vững, Nhà nước cần sớm nghiên cứu để có chính sách cơ chế phù hợp liên quan tới thu nhận và xử lý rác thải từ tấm pin mặt trời" - ông Hội nhấn mạnh và dẫn chứng thêm, nhìn ở góc độ kinh tế tuần hoàn thì đây có thể trở thành cơ hội cho Việt Nam phát triển công nghiệp tái chế tấm pin trong tương lai.

Chia sẻ thêm về thực trạng của ĐMT hiện nay, ông Phạm Nguyên Hùng - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo - cho hay, trong những năm gần đây, với thay đổi lớn từ các cơ chế, chính sách ưu đãi của Đảng và Chính phủ, năng lượng tái tạo, đặc biệt là ĐMT đang nổi lên như một điểm sáng trong mô hình năng lượng chung ở Việt Nam và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa nguồn điện, đảm bảo năng lượng trong các giai đoạn tới.

Cụ thể, tính tới hết năm 2020, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 69.300MW, tăng gần 14.000MW so với năm 2019, trong đó tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo (chưa tính thủy điện) là 17.430MW (tăng 11.780MW so với năm 2019) và chiếm tỷ trọng khoảng 25,3%.

Với tiềm năng năng lượng mặt trời dồi dào, ĐMT cũng được xác định là công nghệ điện năng lượng tái tạo ưu tiên phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cùng với những lợi ích tích cực mà ĐMT mang lại, loại hình năng lượng này cũng tiềm ẩn một vài nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Do đó, các chuyên gia khuyến nghị, Việt Nam đang trong giai đoạn mới bắt đầu phát triển loại hình năng lượng này, kế thừa những kinh nghiệm từ các nước tiên tiến, Chính phủ cần khuyến khích nhiều hoạt động nghiên cứu để đưa ra các chính sách phù hợp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của các tấm quang điện hỏng, tận dụng và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn theo xu hướng chung của thế giới.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách

Với tốc độ phát triển ĐMT ngày càng nhanh thì lượng pin năng lượng thải ra sẽ ngày một lớn. Theo tiến sĩ Lê Huy Khôi - Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách Công Thương, theo Quyết định số 2068/QĐ-TTg, thì điện năng sản xuất từ ĐMT đến các năm 2030 và 2050 sẽ lần lượt là 35,4 tỷ kWh và 210 tỷ kWh. Với cường độ năng lượng mặt trời ở Việt Nam, để có được các sản lượng ĐMT nói trên thì công suất lắp đặt ĐMT đến các năm 2030 và 2050 lần lượt vào khoảng 29.000 MWp và 170.000 MWp. Trung bình một nguồn ĐMT công suất 1 MWp sẽ thải ra gần 70 tấn phế thải sau khoảng 20 - 25 năm kể từ ngày nguồn bắt đầu phát điện.

Do vậy, vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu, phát triển các công nghệ thu gom, xử lý và tái chế cũng như ban hành các cơ chế chính sách phù hợp đối với pin năng lượng mặt trời thì Việt Nam nhằm giảm gánh chịu những hậu quả từ ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, về phương án chôn lấp, ông Khôi cũng đặt ra câu hỏi: Có nên được thay thế hoàn toàn bằng thu gom, tái chế để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và lấy lại các vật liệu có giá trị từ pin năng lượng mặt trời hay không?...

Nếu biết tái chế đúng cách, pin điện mặt trời không phải là rác mà là tài nguyên...

Đề giải quyết những vấn đề nêu trên, ông Khôi đã đề ra một số giải pháp: Thứ nhất, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với việc thu gom, xử lý pin hết hạn sử dụng. Thứ hai, quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải “thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải rắn theo quy định của pháp luật”. Thứ ba, nghiên cứu, xây dựng và sớm hình thành bộ phận (Ủy ban) quản lý môi trường xây dựng các quy định và giám sát việc quản lý cuối cùng đối với các tấm pin ĐMT. Thứ tư, xây dựng cơ chế và đưa ra những chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy tái chế tấm thu năng lượng mặt trời ở Việt Nam. Thứ năm, cần có cơ chế, chính sách tài chính, tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp một cách thiết thực. Thứ sáu, tăng cường công tác tuyên truyền về ý thức trong việc sử dụng, thu gom và tái chế pin ĐMT một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, ông Khôi cũng đưa ra một số kiến nghị, Chính phủ cần hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển thị trường thu gom, tái chế pin ĐMT đã qua sử dụng. Nghiên cứu, ban hành quy định về việc cho ngừng hoạt động, lưu trữ hoặc tái chế tấm pin ĐMT nhằm hạn chế hoặc cấm việc chôn lấp pin đã qua sử dụng; Xây dựng, ban hành cơ chế ràng buộc trách nhiệm của nhà đầu tư, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và nhà phân phối đối với xử lý, tái chế tấm pin ĐMT khi hết hạn sử dụng; Xem xét, cho phép hình thành Hiệp hội Doanh nghiệp tái chế pin ĐMT.

Cũng tại hội thảo, ông Đào Trần Nhân - đại diện Hiệp hội Thông tin tư vấn kinh tế thương mại (VICETA) - đã chia sẻ một số giải pháp, kinh nghiệm xử lý và tái chế pin ĐMT của một số nước thế giới có thể áp dụng đối với Việt Nam, đặc biệt là các nước có nền công nghiệp tái tạo phát triển như Hoa Kỳ, Thụy Sỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản... Cụ thể, ông Nhân nêu bật vai trò của nhà đầu tư và công ty chuyên xử lý môi trường của Thụy Sỹ như đã áp dụng công nghệ tái chế bằng cách tận dụng những vật tư linh kiện còn giá trị sử dụng và tiêu hủy những vật tư không còn giá trị sử dụng. Đồng thời, dùng các tấm pin ĐMT làm nguồn nguyên liệu chế tạo pin xe điện (như ô tô, xe máy).

Đưa ra một số đề xuất các giải pháp xử lý, tái chế tấm pin ĐMT tại Việt Nam, ông Nhân kiến nghị đối với nhóm giải pháp về chính sách, cần xây dựng quy định về thời gian ngừng hoạt động, lưu trữ hoặc tái chế tấm pin ĐMT, và có quy chế ràng buộc trách nhiệm rõ ràng giữa các bên. Đối với nhóm giải pháp về công nghệ, cần xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể đối với từng loại pin và xây dựng quy chế giám sát, kiểm soát chất lượng pin ĐMT. Bên cạnh đó cần có cơ chế khuyến khích tái chế, cũng như xây dựng các chế tài xử phạt đúng quy định khi có vi phạm.

“Ngoài ra, cần tăng cường giải pháp tuyên truyền về lợi ích của pin ĐMT nếu chúng ta biết tận dụng xử lý và tái chế đúng cách. Bởi, pin ĐMT không phải là rác mà là tài nguyên và pin ĐMT khi hết hạn sử dụng không phải là khủng hoảng mà là cơ hội để chúng ta hình thành và phát triển thành một ngành công nghiệp trong tương lai” - ông Nhân nhấn mạnh.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Điện mặt trời

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngành điện lực góp phần quan trọng giúp tỉnh Thanh Hóa đón ‘đại bàng về làm tổ’

Ngành điện lực góp phần quan trọng giúp tỉnh Thanh Hóa đón ‘đại bàng về làm tổ’

Hạ tầng điện là yếu tố tiên quyết và quan trọng đã góp phần giúp tỉnh Thanh Hóa thực hiện có hiệu quả việc thu hút đầu tư nguồn vốn trong và ngoài nước.
Làm sao ban đêm vẫn sản xuất ra điện năng lượng mặt trời?

Làm sao ban đêm vẫn sản xuất ra điện năng lượng mặt trời?

Các nhà khoa học đã đạt được một bước đột phá quan trọng trong công nghệ năng lượng tái tạo bằng cách sản xuất điện từ năng lượng mặt trời vào ban đêm.
Nước đầu tiên trong khối G7 cho ngừng hoạt động 1 nhà máy điện than

Nước đầu tiên trong khối G7 cho ngừng hoạt động 1 nhà máy điện than

Nhà máy điện Ratcliffe-on-Soar sẽ ngừng hoạt động và cuối tháng này, đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên nhiệt điện than tại Anh, một nước trong khối G7.
Đội xung kích PC Hưng Yên nỗ lực khắc phục thiệt hại lưới điện tại Quảng Ninh sau bão số 3 (YAGI)

Đội xung kích PC Hưng Yên nỗ lực khắc phục thiệt hại lưới điện tại Quảng Ninh sau bão số 3 (YAGI)

Vừa qua, Đội xung kích của PC Hưng Yên đã lên đường hỗ trợ Công ty Điện lực Quảng Ninh sửa chữa, khắc phục hệ thống lưới điện sau bão số 3.
Hoàn thành đấu nối đường dây 110kV Mỹ Xuân - Mỹ Xuân A2 trước 3 tháng

Hoàn thành đấu nối đường dây 110kV Mỹ Xuân - Mỹ Xuân A2 trước 3 tháng

Dự án “Lắp đặt 2 ngăn lộ 110kV tại TBA 220kV Mỹ Xuân đã hoàn thành để đấu nối đường dây110kV Mỹ Xuân - Mỹ Xuân A2”, hoàn thành trước tiến độ 3 tháng.

Tin cùng chuyên mục

Hơn 280 thí sinh tham dự Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Hơn 280 thí sinh tham dự Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Sáng ngày 23/9, tại Trường Cao đẳng Dầu khí (Bà Rịa - Vũng Tàu), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII năm 2024.
Loại pin hạt nhân mới có thể hoạt động liên tục nhiều thập kỷ

Loại pin hạt nhân mới có thể hoạt động liên tục nhiều thập kỷ

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát triển thành công pin hạt nhân mới sử dụng nguyên tố americium, có kích thước chỉ vài milimet và khả năng phát điện ổn định.
Truyền tải điện Tây Bắc: Căng mình xử lý sạt lở tuyến đường dây 220kV Tuyên Quang - Yên Bái

Truyền tải điện Tây Bắc: Căng mình xử lý sạt lở tuyến đường dây 220kV Tuyên Quang - Yên Bái

Sạt lở sau bão số 3 đã khiến cho tuyến đường dây 220kV Tuyên Quang- Yên Bái nguy cơ đổ sập cao, hiện Truyền tải điện Tây Bắc đang căng mình xử lý sự cố.
Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay ngày 23/09/2024

Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay ngày 23/09/2024

Thông tin mới nhất về lịch cúp điện các khu vực tại Bình Dương ngày 23/09/2024 được cập nhật từ cổng thông tin Điện lực miền Nam.
Đồng Nai: Ngày mai, hồ thuỷ điện lớn nhất miền Nam sẽ tiền hành xả lũ

Đồng Nai: Ngày mai, hồ thuỷ điện lớn nhất miền Nam sẽ tiền hành xả lũ

Công ty Thuỷ điện Trị An (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) vừa phát đi thông báo về việc xả nước qua đập tràn để điều tiết về hạ lưu bắt đầu từ 10h ngày 23/9.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Air Liquide (Pháp)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Air Liquide (Pháp)

Sáng ngày 20/9/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã tiếp và làm việc với đoàn Tập đoàn Air Liquide (Pháp).
Bộ Công Thương ban hành quy định mới về bảo quản và huỷ bỏ giếng khoan dầu khí

Bộ Công Thương ban hành quy định mới về bảo quản và huỷ bỏ giếng khoan dầu khí

Bộ Công Thương vừa có Thông tư số 16/2024/TT-BCT (ngày 16/9/2024) quy định về bảo quản và huỷ bỏ giếng khoa dầu khí, thu dọn công trình dầu khí.
Thúc tiến độ dự án giải toả công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4

Thúc tiến độ dự án giải toả công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4

Mặc dù đã có nhiều đốc thúc, tuy nhiên các dự án lưới điện giải toả công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 tại Đồng Nai vẫn gặp vướng mắc.
‘Vàng đen’ của Nga chảy máu doanh thu; nhu cầu khí đốt tự nhiên ở EU và Anh tăng mạnh

‘Vàng đen’ của Nga chảy máu doanh thu; nhu cầu khí đốt tự nhiên ở EU và Anh tăng mạnh

Theo Bloomberg, bất chấp khối lượng xuất khẩu tăng, giá trị xuất khẩu dầu thô của Nga đã sụt giảm tới 30% kể từ tháng 6.
Bộ Công Thương ban hành công điện yêu cầu đảm bảo an toàn vận hành các nhà máy điện

Bộ Công Thương ban hành công điện yêu cầu đảm bảo an toàn vận hành các nhà máy điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Công điện số 7287/CĐ-BCT về việc đảm bảo vận hành an toàn, ổn định các nhà máy điện trong thời gian tới.
Đảm bảo an ninh năng lượng, các doanh nghiệp kiến nghị những gì?

Đảm bảo an ninh năng lượng, các doanh nghiệp kiến nghị những gì?

Sáng 20/9 tại Hà Nội, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) phối hợp với EVN, TKV và PVN tổ chức hội thảo về cơ chế, chính sách đảm bảo an ninh năng lượng.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Chuyển đổi xanh là xu thế của các tập đoàn năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Chuyển đổi xanh là xu thế của các tập đoàn năng lượng

Tại buổi làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh, chuyển đổi xanh là xu thế của thế giới.
Triển lãm giới thiệu hàng trăm sản phẩm xanh, tiết kiệm năng lượng

Triển lãm giới thiệu hàng trăm sản phẩm xanh, tiết kiệm năng lượng

Hàng trăm sản phẩm, giải pháp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sản xuất và tiêu dùng bền vững được giới thiệu tại TP. Đà Nẵng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Chiều 19/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).
Công ty Điện lực Hải Phòng: Đầu tư, nâng cấp hệ thống lưới điện

Công ty Điện lực Hải Phòng: Đầu tư, nâng cấp hệ thống lưới điện

Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng đang tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng lưới điện nhằm phục vụ tốt nhu cầu sử dụng điện của người dân...
Tăng cường cơ chế khuyến khích doanh nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm

Tăng cường cơ chế khuyến khích doanh nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm

Tiềm năng tiết kiệm điện của Việt Nam còn rất lớn, cần cơ chế khuyến khích hấp dẫn hơn thu hút doanh nghiệp, người dân sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Bộ Công Thương tổ chức hội nghị rà soát, đánh giá thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương tổ chức hội nghị rà soát, đánh giá thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học

Sáng 19/9, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị rà soát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học theo Quyết định số 53/QĐ-TTg.
Chuyển đổi số tại Nhiệt điện Nghi Sơn: Từ cuộc thi ý tưởng đến sản phẩm thực tế

Chuyển đổi số tại Nhiệt điện Nghi Sơn: Từ cuộc thi ý tưởng đến sản phẩm thực tế

Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn đã đưa vào sử dụng ứng dụng số cho đăng kí vật tư vào ra nhà máy trên các nền tảng Web và Smartphone chạy hệ điều hành Androi và IOS
Phát động cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Phát động cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Giải thưởng cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng dành cho startup lên đến 35.000 USD và dành cho học sinh – sinh viên đến 10.000USD.
Phát huy vai trò của truyền thông trong sử dụng năng lượng hiệu quả

Phát huy vai trò của truyền thông trong sử dụng năng lượng hiệu quả

Chiều 18/9 tại Đà Nẵng, đã diễn ra Tọa đàm “Sử dụng năng lượng Tiết kiệm và hiệu quả: Hiệu quả thực thi và vai trò của công tác truyền thông tại địa phương”.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động