Nga ngăn chặn Ukraine tập kích tàu sân bay, nêu điều kiện khởi động hòa đàm
“Cơ quan tình báo của Ukraine đã tìm cách gây ra một ‘cuộc tấn công khủng bố’ vào tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đang neo đậu tại thành phố Murmansk ở miền bắc nước Nga”, FSB thông tin.
Trong một thông báo, FBS cho hay, vào tháng 3, một sĩ quan tình báo Ukraine tự giới thiệu là "Oleg" đã liên lạc với một công dân Nga đang làm việc trên tàu thông qua ứng dụng WhatsApp và Telegram.
Theo đó, Oleg đã gây áp lực tâm lý lên sĩ quan Nga này để thuyết phục anh này phá hoại con tàu. Oleg còn đe dọa sẽ đưa anh này ra trước tòa với cáo buộc bịa đặt là đã tài trợ cho quân đội Ukraine và hứa thưởng cho người lính Nga một khoản tiền lớn cũng như giúp trốn ra nước ngoài bằng giấy tờ giả sau khi nhiệm vụ hoàn thành.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga. Ảnh: TASS |
Tuy nhiên, sĩ quan Nga đã trình báo âm mưu của tình báo Ukraine cho cơ quan thực thi pháp luật và các nhà chức trách đã vào cuộc điều tra.
FSB cáo buộc hoạt động này được đích thân giám sát bởi người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự Ukraine (GUR), Kyrylo Budanov.
Ukraine chưa bình luận về thông tin mà FSB đưa ra.
Nga nêu điều kiện khởi động hòa đàm với Ukraine
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko cho biết, hòa đàm Nga-Ukraine sẽ nhanh chóng diễn ra khi Kiev có quan điểm thực tế hơn.
"Tôi không muốn đưa ra bất kỳ thời hạn hay xác định khung thời gian nào cho hòa đàm Nga-Ukraine. Quan điểm của Tổng thống Putin rất rõ ràng, các cuộc đàm phán sẽ chỉ diễn ra khi Ukraine sẵn sàng cho việc này và khi họ có lập trường thực tế", Thứ trưởng Rudenko nói với các phóng viên tại Câu lạc bộ Thảo luận Valdai.
This browser does not support the video element.
Video Nga phá hủy 4 tổ hợp pháo phản lực HIMARS của Ukraine
"Những gì mà chính quyền Ukraine, vốn bị chi phối bởi bên ngoài, đang đề xuất chắc chắn không phải là nền tảng cho bất kỳ cuộc đàm phán nghiêm túc nào", ông Rudenko nhấn mạnh.
Trước đó, Tổng thống Zelensky đưa ra cái gọi là "công thức hòa bình" 10 điểm, trong đó có điều khoản yêu cầu Nga rút hết quân, khôi phục đường biên giới năm 1991 cho Ukraine. Kiev coi đây là nền tảng cho bất cứ cuộc hòa đàm nào với Moscow.
Trong khi đó, Nga tuyên bố, mọi đàm phán phải dựa trên thực tế mới về lãnh thổ, nghĩa là Ukraine phải công nhận các vùng lãnh thổ đã sáp nhập vào Nga.