Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 14:36

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Hoàn thành 100% tiêu chí số 4 về điện nông thôn

Trong những năm qua, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã triển khai đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng xây mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống điện nông thôn. Đến nay có 56/56 xã của TP. Hồ Chí Minh đã hoàn thành tiêu chí số 4 về điện nông thôn, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Theo đó, chương trình được EVNHCMC đầu tư làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu EVNHCMC tiến hành cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống lưới điện nông thôn. Giai đoạn này, EVNHCMC đã cơ bản hoàn thành cấp điện lưới quốc gia cho 100% hộ nông dân thuộc 56 xã của 5 huyện ngoại thành. Hệ thống lưới điện nông thôn gồm 5.965 trạm biến áp, với tổng dung lượng là 2.144MVA; 2.017 km đường dây trung áp và 3.564 km đường dây hạ áp với số vốn đầu tư cho lưới điện nông thôn gần 2.000 tỷ đồng.

Nhân viên EVNHCMC lắp đặt điện kế cho người dân ấp đảo Thiền Liền, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh

Trong đó EVNHCMC đã triển khai nhiều công trình trọng điểm, bao gồm, hệ thống điện mặt trời cấp điện phục vụ sinh hoạt cho khoảng 180 hộ dân trên ấp Thiềng Liềng, thuộc xã đảo Thạnh An. Đây là một trong những dự án điện khí hóa nông thôn bằng điện mặt trời có quy mô lớn hàng đầu tại Việt Nam, đồng thời cũng là mô hình “Làng điện mặt trời” điển hình trong cả nước. Dự án này có quy mô công suất gần 100kWp với tổng mức đầu tư 14,8 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư của EVNHCMC.

EVNHCMC cũng đã hoàn tất nghiệm thu đóng điện công trình xây dựng tuyến cáp ngầm 22kV vượt biển cấp điện cho xã Thạnh An - Huyện Cần Giờ thay thế nguồn điện diesel, tạo điều kiện cho người dân xã Thạnh An phát triển sản xuất và nâng cao đời sống. Tổng mức đầu tư cho dự án này là hơn 236 tỉ đồng.

Thi công cáp ngầm 22kV ra xã đảo Thạnh An, huyện Cần Gờ, TP Hồ Chí Minh

EVNHCMC cho biết, trong giai đoạn hai tổng công ty triển khai hiện đại hóa lưới điện nông thôn và nâng cao chất lượng điện năng, phục vụ cho sự phát triển của các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu nông nghiệp kỹ thuật cao đang hình thành. Tổng số vốn đầu tư lưới điện cho khu vực 5 huyện ngoại thành trong giai đoạn này dự kiến lên đến trên 1.200 tỷ đồng.

EVNHCMC đã hoàn thành tiêu chí số 4 về điện nông sớm 4 năm so với lộ trình 2020, mang lại nhiều lợi ích cho người dân và góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo của khu vực ngoại thành TP. Hồ Chí Minh.

Có thể thấy, thời gian qua, thực hiện chương trình xây dựng các xã trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh theo mô hình nông thôn mới, EVNHCMC đã không ngừng khắc phục các khó khăn, trở ngại để đầu tư, nâng cấp, cải tạo hệ thống điện, sớm hoàn thành tiêu chí số 4 về điện nông thôn cho tất cả 56 xã trên địa bàn toàn thành phố. Ngành điện thành phố đã thực hiện 100% chương trình điện khí hóa nông thôn, lưới điện được phủ kín đến các vùng ngoại thành, hải đảo xa xôi nhất của thành phố. Qua đó, thúc đẩy phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội vùng nông thôn, đem lại nhiều lợi ích cơ bản và lâu dài... đồng thời góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo của khu vực ngoại thành trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới.

Song song với việc đầu tư hiện đại hóa lưới điện để nâng cao chất lượng cung ứng điện trên địa bàn thành phố, ngành điện cũng đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo cung cấp điện ổn định cho người dân tại các khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa và các xã đảo, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, sinh hoạt.

Đến tháng 5/2019, EVNHCMC đã tiến hành khảo sát, tư vấn sử dụng điện an toàn, hiệu quả cho 18.500/28.000 hộ gia đình trong kế hoạch khảo sát, tư vấn hộ gia đình năm 2019.
Minh Khuê

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử