Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 15/11/2024 23:55

Ngành giao đồ ăn tại Việt Nam: Cạnh tranh khốc liệt

Vài năm trở lại đây, người Việt Nam, đặc biệt là giới nhân viên văn phòng đã bắt đầu quen với các ứng dụng gọi đồ ăn thay vì trực tiếp đến quán mua như trước. Đi kèm với đó là dịch vụ giao đồ ăn đi kèm. Phong trào này càng nở rộ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến người ta hạn chế ra ngoài và tiếp xúc trực tiếp. Các ứng dụng mới cũng ra đời cạnh tranh cùng các "kỳ lân" của nền kinh tế chia sẻ như GrabFood, DeliveryNow, BAEMIN,… khiến thị trường này cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết.

Xu hướng "không thể đảo ngược"

Vào thời kỳ giãn cách xã hội hồi tháng 3 – tháng 4 diễn ra trên nhiều nước thế giới, trong đó có Việt Nam, các chính phủ đều yêu cầu "đóng cửa các cơ sở kinh doanh không thiết yếu". Đây là đòn giáng mạnh đối với các quán ăn, nhà hàng,… ngoại trừ những nhà hàng bán đồ đem đi.

Theo báo cáo "Xu hướng sử dụng Ứng dụng giao hàng thức ăn tại Việt Nam 2020" được Q&Me công bố giữa tháng 12/2020 cho thấy, 80% người tham gia khảo sát đặt đồ ăn trực tuyến ít nhất 1 lần một tuần, đa số là vào bữa trưa và bữa tối. Vài năm gần đây, nhờ sức hút của thị trường 100 triệu dân, Việt Nam xuất hiện nhiều thương hiệu giao đồ ăn mới. Ban đầu, các hãng giao đồ ăn thường là các doanh nghiệp có nền tảng sẵn như Grab hay Gojek, vốn có sẵn đội ngũ xe ôm công nghệ. Đi theo sau là những ứng dụng chuyên về giao đồ ăn khác cũng đã xuất hiện như Now, Baemin,…, đều là doanh nghiệp nước ngoài.

Công ty Nghiên cứu thị trường Euromonitor International cho biết, thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam có thể đạt 195 triệu USD vào năm 2020, tăng 33% so với năm 2019. Trong đó, giao qua app dự kiến đạt quy mô khoảng 38 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm ngoái và sẽ tăng trưởng bình quân 11% trong 5 năm tới. Công ty Nghiên cứu thị trường Kantar TNS đánh giá, doanh thu thị trường giao đồ ăn trực tuyến có thể đạt tới 449 triệu USD vào năm 2023.

Cạnh tranh khốc liệt

Báo cáo của Q&Me khảo sát từ tháng 4 - tháng 12/2020 cho thấy, hiện hai ông lớn là Grab Food và Now vẫn đang chiếm lĩnh thị trường. Tính đến tháng 12, hai ứng dụng này cùng chia nhau vị trí số 1, với 73% người được hỏi sử dụng. Tuy nhiên, Grab Food có phần nhỉnh hơn khi được 37% người khảo sát chọn là ứng dụng được sử dụng thường xuyên nhất.

Tuy nhiên, Baemin lại là ứng dụng có sự tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn từ tháng 4 – tháng 12/2020 với tỷ lệ người dùng tháng 12, đạt 46% so với 15% trong tháng 4. Ra mắt từ giữa năm 2019 nhưng ứng dụng này mới bắt đầu bùng nổ vào năm 2020 khi bắt đầu đẩy mạnh truyền thông và khuyến mãi.

Loship – ứng dụng duy nhất "Made in Việt Nam" duy nhất chỉ chiếm 14% người dùng và chỉ 2% người dùng thường xuyên nhất.

Để chiếm lĩnh thị phần, các hãng giao đồ ăn trực tuyến liên tục tung ra các khuyến mãi giảm giá đồ ăn, khuyến mại giao hàng miễn phí. Theo khảo sát, 57% người dùng ứng dụng thường tìm kiếm các mã giảm giá của nhà hàng khi đặt mua thức ăn trực tuyến. Mặt khác, 73% người dùng thường chọn đồ ăn được miễn phí giao hàng.

Hiện nay, thị trường giao đồ ăn của Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để phát triển. Theo tính toán, tỷ lệ đặt đồ ăn bên ngoài so với tổng số bữa ăn của người dân là 1-2%, thấp hơn rất nhiều so với quốc gia láng giềng Indonesia là 10%.

Thu Thủy
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Tin cùng chuyên mục

Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' với sàn thương mại điện tử Temu, Shein

Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sẽ chặn sàn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu không tuân thủ qui định của pháp luật Việt Nam

Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Thấy gì đằng sau mức giá 'rẻ bất ngờ' của sàn thương mại điện tử Temu?

Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Trước sức ép hàng giá rẻ từ Temu, doanh nghiệp Việt làm gì để giữ 'sân nhà'?