Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Ngành logistics Việt Nam: “Chạy đua” cùng thương mại điện tử

Ngành logistics là một phần không thể thiếu trong việc phát triển thương mại điện tử (TMĐT). Nắm bắt xu thế này, nhiều doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ logistics đang rất nỗ lực và mạnh tay đầu tư nhằm tạo lợi thế cho riêng mình.

Đón đầu sự phát triển

Thời gian qua, đã chứng kiến tốc độ phát triển mạnh mẽ của TMĐT Việt Nam với việc vươn lên top 6 trong 10 thị trường TMĐT lớn nhất thế giới. Trên thị trường này, Việt Nam chỉ xếp sau những “ông lớn” như Trung Quốc, Mỹ, Anh, Nhật Bản và Đức. Bộ Công Thương cũng đang kỳ vọng năm 2020, TMĐT sẽ cán mốc 10 tỷ USD, chiếm 5% doanh thu bán lẻ. Lượng hàng hóa giao dịch qua các kênh trực tuyến tăng nhanh khiến nhu cầu dịch vụ logistics cho TMĐT tăng cao và trên thực tế đang vượt khả năng đáp ứng. Theo dự báo của Công ty CP dịch vụ Giao Hàng Nhanh, số lượng đơn hàng tăng trưởng ở mức trung bình 45% giai đoạn 2015-2020 và có thể đạt tới 530 triệu đơn hàng vào năm 2020, với giá trị dịch vụ giao hàng đạt 472 triệu USD.

nganh logistics viet nam chay dua cung thuong mai dien tu
Doanh nghiệp logistics Việt Nam có nhiều dư địa tăng trưởng

Trong điều kiện đó, các công ty TMĐT lớn đều đang xây dựng hệ sinh thái của mình, trong đó logistics là một trụ cột quan trọng. Điển hình, LEL Express - công ty giao nhận trực thuộc Tập đoàn Lazada đã đầu tư hệ thống phân loại hàng hóa tự động thứ hai với diện tích gần 1 ha, được đặt tại Trung tâm Logistics Hateco, Khu Công nghiệp Sài Đồng B, Long Biên, Hà Nội. Với công suất lên tới 10.000 sản phẩm/giờ hệ thống này được kỳ vọng sẽ đáp ứng sản lượng hàng hóa của Hà Nội trong khoảng 2 năm tới.

Các trung tâm hoàn tất đơn hàng đang phát triển ngày càng mạnh ở Việt Nam với nhiều DN thành công như Viettel Post, Vietnam Post... Đồng thời, một số DN trẻ Việt Nam cũng bắt đầu đầu tư vào trung tâm hoàn tất đơn hàng khoảng 5 năm gần đây, trong đó Giaohangnhanh, Giaohangtietkiem là những đại diện điển hình và thành công. Nhờ hệ thống mạng lưới điểm giao dịch và phương tiện vận chuyển linh hoạt, hoạt động sôi động tại nội thành các đô thị, các DN này có thể giao và lấy hàng trong 6 giờ đồng hồ.

Xung quanh vấn đề này, ông Đinh Duy Linh - Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hateco - cho biết, sau một thời gian tham gia mảng logistics, Hateco nhận thấy còn nhiều khoảng trống lớn trong lãnh địa này, khi số lượng các DN TMĐT gia tăng mạnh, cùng với nhu cầu thuê mặt bằng lưu giữ, phân loại hàng hóa, hoàn tất đơn hàng… Một số DN ban đầu đến Hateco còn mang tính thăm dò, nhưng hiện nay họ đang đẩy mạnh tốc độ đầu tư, đặc biệt vào những dây chuyền hiện đại nhằm gia tăng thị phần. “Chúng tôi đang cố gắng cùng với một số DN để làm hệ thống phân loại hàng hóa tự động, bằng robot với một kiện hàng chia tách chỉ mất khoảng 4 - 5s” - ông Đinh Duy Linh nói.

Giải bài toán chi phí

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), TMĐT sẽ phát triển bùng nổ trong những năm tới, logistics cho TMĐT cũng theo đà đi lên. Tuy nhiên, ngành này cũng đối mặt với một số thách thức cần nhanh chóng hóa giải. Đầu tiên là áp lực dịch vụ tốt hơn và chi phí thấp hơn. Theo một nhà cung cấp dịch vụ, chi phí logistics tại Việt Nam đang chiếm khoảng 30% doanh thu - một tỷ lệ rất cao so với các ngành nghề thương mại truyền thống. Bên cạnh đó, chi phí logistics cho TMĐT tại Việt Nam cũng đang cao…

Bên cạnh đó, vận tải hàng hóa hàng không là phương tiện chủ lực trong TMĐT, nhất là TMĐT xuyên biên giới. Tuy nhiên, tại TP.Hồ Chí Minh và toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực đồng bằng sông Cửu Long có hàng trăm ngàn DN, nhưng chỉ có 2 ga hàng hóa hàng không và không có nơi nào được quy hoạch cho dịch vụ hàng TMĐT. Các DN hoạt động trong lĩnh vực logistics cho TMĐT phải thuê các địa điểm xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất vốn nằm xen lẫn với doanh trại quân đội hay khu dân cư, đường giao thông kết nối rất khó khăn, chia sẻ hoặc tận dụng những khoảnh diện tích 2.000 - 3.000 m2. Tại Nội Bài và Hà Nội, dù có không gian rộng lớn hơn so với TP. Hồ Chí Minh nhưng cũng chưa có khu vực quy hoạch dài hạn cho hàng hóa TMĐT.

Điểm yếu nữa của logistics Việt Nam đó là phương tiện vận chuyển không đa dạng, thiếu và giá thành cao. Chủ yếu các nhà vận tải đang giao hàng bằng xe máy có sức chứa nhỏ, trong khi hiệu quả của xe tải không cao do chi phí đầu tư và vận hành đều cao. Trong khi đó, các dịch vụ hỗ trợ logistics cho TMĐT còn yếu và thiếu, dịch vụ cho thuê phương tiện chuyển phát hàng hóa, phương tiện vận chuyển đặc thù còn chưa phát triển. Việt Nam cũng sử dụng tiền mặt nhiều nhất so với những nước khác trong khu vực dẫn tới rủi ro cho nhân viên giao nhận khi phải mang theo lượng tiền mặt lớn.

Cũng theo Cục Xuất nhập khẩu, trong thời gian tới, Chính phủ và các bộ, ngành cần hoàn thiện khung pháp lý về TMĐT và logistics cho TMĐT với những chi tiết cụ thể như: Hóa đơn chứng từ hàng hóa đi đường, các quy định quản lý giao thông; tạo điều kiện để khuyến khích DN ứng dụng và phát triển công nghệ tự động, phát triển các phương tiện “xanh” phù hợp với EC-logistics; tạo điều kiện và hỗ trợ để thanh toán điện tử được triển khai rộng rãi tại Việt Nam, hạn chế giao dịch tiền mặt; tạo “sân chơi” để các DN kết nối, cùng hỗ trợ nhau phát triển…

Ông Trần Thanh Hải - Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương):

DN logistics Việt Nam có nhiều dư địa tăng trưởng, nhưng cần đầu tư mạnh hơn vào công nghệ, tận dụng đòn bẩy phát triển TMĐT để bứt phá.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Vừa qua, Công ty Coca-Cola Việt Nam đã khởi động dự án “Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử sản phẩm sơn mài truyền thống cho phụ nữ Duyên Thái".
Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Nền kinh tế số Việt Nam giữ vững mức tăng trưởng hai con số, chạm mốc 36 tỷ USD, được thúc đẩy chủ yếu bởi lĩnh vực thương mại điện tử và du lịch trực tuyến.
Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 thúc đẩy thông điệp tự hào hàng Việt trên môi trường số.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường quản lý đối với hàng hoá nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
Bộ Công Thương ra

Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' với sàn thương mại điện tử Temu, Shein

Bộ Công Thương đã làm việc với đại diện của sàn thương mại điện tử Temu, Shein và yêu cầu phải hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh trong tháng 11/2024.

Tin cùng chuyên mục

Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Từ 0 giờ ngày 29/11, Online Friday 2024 sẽ chính thức mở ra chuỗi "60 giờ săn khuyến mãi toàn quốc" với hàng ngàn sản phẩm được giảm giá, đảm bảo chất lượng.
Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Xu hướng tiêu dùng xanh đã và đang “gõ cửa” ngày càng nhiều người tiêu dùng Việt Nam, doanh nghiệp Việt đã thúc đẩy sản phẩm của mình lên sàn thương mại điện tử
Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

So với năm 2023, ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%, tốc độ nhanh thứ 3 khu vực sau Philippines (23%) và Thái Lan (19%).
Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế số, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Hà Nội tìm kiếm cơ hội kinh doanh hiệu quả trong thời đại công nghệ số.
Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, số thuế các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã nộp khoảng 94,6 nghìn tỷ đồng.
Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Sàn thương mại điện tử Amazon cho biết, đã nhận được một số báo cáo về tình trạng mạo danh Amazon và nhân viên Amazon để thực hiện các hành vi lừa đảo.
Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số: Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã tới vùng sâu, vùng xa.
Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Nền tảng HKDO được thiết kế để kết hợp các lợi ích của thương mại truyền thống với sức mạnh của thương mại điện tử.
Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Sự kiện quốc gia về Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21/11, tại Hà Nội.
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty ShopeePay 25 triệu đồng.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Sẽ chặn sàn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu không tuân thủ qui định của pháp luật Việt Nam

Sẽ chặn sàn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu không tuân thủ qui định của pháp luật Việt Nam

Nếu Temu vẫn không đăng ký theo quy định, Bộ Công Thương sẽ trao đổi với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn.
Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương khuyến nghị người tiêu dùng tuyệt đối không mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký để tự bảo vệ quyền lợi ích.
Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Sau 2 ngày livestream tại chương trình “Tự hào hàng Việt” đã thu về 12,7 nghìn đơn hàng cho các sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh Gia Lai.
Thấy gì đằng sau mức giá

Thấy gì đằng sau mức giá 'rẻ bất ngờ' của sàn thương mại điện tử Temu?

Đằng sau mức giá rẻ 'bất ngờ' của sàn thương mại điện tử Temu là hàng loạt người bán hàng bị ép giá, cũng như vô số hàng hóa kém chất lượng, gây nguy hiểm...
Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Dù hàng giá rẻ có thể thu hút sự chú ý nhưng các chuyên gia cho rằng, để thuyết phục khách hàng, Temu cần thời gian chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SB Law cho rằng, cần kiểm soát chất lượng và nguồn gốc hàng hóa trên sàn thương mại điện tử Temu.
Trước sức ép hàng giá rẻ từ Temu, doanh nghiệp Việt làm gì để giữ

Trước sức ép hàng giá rẻ từ Temu, doanh nghiệp Việt làm gì để giữ 'sân nhà'?

Trước "bão" hàng giá rẻ đến từ sàn Temu, ông Trần Văn Hiển cho rằng, doanh nghiệp trong nước phải nghiên cứu sản phẩm ngách, phát huy thế mạnh “tự thân”.
Luật sư Nguyễn Hoài Sơn:Xử lý sàn thương mại điện tử Temu sai phạm thế nào?

Luật sư Nguyễn Hoài Sơn:Xử lý sàn thương mại điện tử Temu sai phạm thế nào?

Luật sư Nguyễn Hoài Sơn cho rằng việc Temu tung website, app tiếng Việt không đăng ký với Bộ Công Thương; tung khuyến mại “khủng” là vi phạm pháp luật Việt Nam.
Nhiều quốc gia

Nhiều quốc gia 'mạnh tay' với sàn thương mại điện tử Temu

Do lo ngại về cạnh tranh, chất lượng và bảo mật, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những động thái "mạnh tay" với sàn thương mại điện tử Temu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động