Ngày này năm xưa 14/9: Ban hành quy định về đăng ký kinh doanh
Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Vuasanca tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương và quốc tế; các sự kiện, kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 14/9.
Sự kiện trong nước
Ngày 14/9/1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với đại diện Chính phủ Pháp một bản Tạm ước về quan hệ Việt Nam - Pháp. Bản Tạm ước có 11 điều khoản, thể hiện sự thỏa thuận tạm thời giữa ta và Pháp về một số vấn đề bức thiết có tính chất bộ phận, có lợi cho cả hai bên.
Cùng với Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946, hai hiệp định quốc tế này đều mang tính chất sơ bộ, tạm thời trong quan hệ hai nước, làm cơ sở cho việc ký một hiệp định chính thức nhưng nó phản ánh một chủ trương nhất quán của Việt Nam trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không muốn chiến tranh, tìm mọi cách bảo vệ nền hòa bình mới giành được nhưng phải là nền hòa bình trong độc lập, tự do thực sự.
Việc ký Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước là nước cờ ngoại giao xuất sắc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; lúc thì tạm hòa hoãn với Tưởng để rảnh tay đối phó với thực dân Pháp, lúc thì tạm hòa hoãn với Pháp để đuổi quân Tưởng ra khỏi nước ta mà không dùng đến biện pháp chiến tranh, tranh thủ thêm thời gian để xây dựng thực lực cho cuộc kháng chiến toàn quốc.
Ngày 14/9/1952: Thủ tướng Chính phủ có Nghị định truy tặng liệt sĩ Phan Khắc Trình (tức Dương Xuân Ngô), Phó trưởng ban Điệp báo Ty Công an Hà Nội, Huân chương Kháng chiến hạng ba. Phan Khắc Trình (sinh năm 1920, mất năm 1951) cùng các đồng chí của mình cung cấp nhiều tin tức chính xác có giá trị giúp Ủy ban khởi nghĩa đánh giá đúng về tình hình địch và quyết định nắm thời cơ Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi mùa thu lịch sử tháng 8/1945. Đồng chí được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND năm 1995.
Ngày 14/9/2015: Chính phủ ban hành Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh.
Ảnh minh hoạ |
Ngày 14/9/2017: Chính phủ ban hành Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.
Ngày 14/9/2020: Chính phủ có Nghị định số 108/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 5/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngày 14/9/2022: Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1079/QĐ-TTg phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam.
Ngày 14/9/2016: Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.
Ngày 14/9/2020: Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 8/7/2020 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025
Ngày 14/9/2021: Thủ tướng Chính phủ ban hành kết luận tại cuộc họp trực tuyến về chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC).
Ngày 14/9/2017: Chính phủ ban hành Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu bao gồm hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
Ngày 14/9/2012: Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 5353/QĐ-BCT về việc chỉ định và hướng dẫn doanh nghiệp tái xuất thuốc lá còn chất lượng nhập lậu bị tịch thu.
Ngày 14/9/2016: Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 19/2016/TT-BCT quy định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát.
Sự kiện quốc tế
Ngày 14/9/1960: Kết thúc Hội nghị Bagdad, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) được thành lập nhằm thống nhất và phối hợp các chính sách dầu mỏ.
Ngày 14/5/2015: Các sóng hấp dẫn được quan sát lần đầu tiên bởi Đài quan trắc LIGO tại Mỹ, có hình dạng sóng khớp với dự đoán của thuyết tương đối rộng của nhà bác học Albert Einstein vào năm 1915.
Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 14/9/1940: Nguyễn Ái Quốc lúc này mang bí danh là Hồ Quang đang hoạt động tại Trung Quốc, tặng một người bạn cùng đơn vị tên là Phương Sĩ Tân, 4 chữ Hán: “Hữu Chí Cánh Thành” (Có chí thì nên).
Ngày 14/9/1952: Tại Hội nghị Cán bộ liên minh nhân dân Việt - Lào, Bác nói: "Việt Nam đoàn kết chặt chẽ. Lào đoàn kết chặt chẽ, Miên (Campuchia) đoàn kết chặt chẽ… Đoàn kết ở đây là đoàn kết trong tinh thần, đoàn kết trong hành động, đoàn kết trong đấu tranh, chứ không phải đoàn kết ngoài miệng”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm công trường thuỷ nông Bắc Hưng Hải, tháng 9/1958 |
Ngày 14/9/1959: Tại Hội nghị Thủy lợi toàn miền Bắc họp tại Bắc Ninh, Bác phân tích: “Làm thủy lợi phải là phong trào của toàn dân. Xã này với xã khác, huyện này với huyện khác, tỉnh này với tỉnh khác, đều có liên quan với nhau, phải cùng làm, phải thảo luận với nhau, phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, không nên chỉ nhìn thấy lợi ích của nơi mình mà để thiệt cho nơi khác”.
Tháng 9/1964: Bác mời cơm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cùng Thiếu tướng Lê Trọng Tấn trước khi vào chiến trường miền Nam. Bác căn dặn: “Đánh Pháp đã khó, đánh Mỹ còn khó hơn. Đảng và Chính phủ giao cho các chú trong đó cùng với đồng bào miền Nam đánh Mỹ cho kỳ được thắng lợi. Gặp đồng bào thì nói: “Bác Hồ luôn luôn nghĩ đến đồng bào miền Nam”.