Ngày này năm xưa 16/2: Quy định kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện Ngày này năm xưa 17/2: Ban hành kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP |
Chuyên mục “Ngày này năm xưa” trên Vuasanca tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương; sự kiện quốc tế và sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 18/2.
Sự kiện trong nước và ngành Công Thương
Từ ngày 18 - 21/2/1973, Quốc hội khóa IV tiến hành kỳ họp thứ 3 tại Hà Nội. Ở kỳ họp đặc biệt này, Quốc hội đã nghe Chính phủ báo cáo về việc ký kết Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam tại Paris vào ngày 27/1/1973.
Ngày 18/2/1979, Hiệp ước hoà bình hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia cùng các hiệp định quan trọng khác đã được ký kết tại thủ đô Phnôm Pênh.
Chiến sỹ Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương (An Giang) tuần tra, bảo vệ cột mốc biên giới. Ảnh: TTXVN |
Ngày 18/2/2000, Bộ Công nghiệp (cũ) nay là Bộ Công Thương ban hành Thông tư liên tịch số 02/2000/TTLT-BTM-BCN về việc không nhập khẩu mũ giầy may sẵn để sản xuất và gia công hàng xuất khẩu.
Ngày 18/2/2003, Quyết định số 164/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành về việc phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Giấy Việt Nam đến năm 2005.
Ngày 18/2/2004, Quyết định số 20/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm.
Ngày 18/2/2004, Bộ Thương mại (cũ) nay là Bộ Công Thương ban hành thông báo số 0789/TM-XNK, về việc ngừng cấp Giấy phép xuất khẩu (E/L) tự động đối với mặt áo T-shirt (Cat.4) sang thị trường EU năm 2004.
Ngày 18/2/2005, Bộ Công nghiệp (cũ) nay là Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 07/2005/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Chế tạo động cơ thành Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Chế tạo động cơ.
Ngày 18/2/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 18/2009/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Ngày 18/2/2013, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 05/2013/TT-BCT quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất một số loại hàng hóa.
Ngày 18/2/2014, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 08/2014/TT-BCT quy định về nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường, muối, trứng gia cầm năm 2014.
Ngày 18/2/2014, Bộ Công Thương ban hành Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương.
Ngày 18/02/2016, Bộ Công Thương có công văn số 1407/BCT-TTTN về việc điều hành kinh doanh xăng dầu.
Ngày 18/02/2020, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 274/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Sự kiện thế giới
Ngày 18/2/1564, ngày mất Michelangelo. Ông là nhà điêu khắc, nhà thơ, nhà kiến trúc nổi tiếng. Các tác phẩm nổi tiếng của ông có tượng cẩm thạch "Tình mẫu tử", tượng "Đức mẹ Viege và chúa hài đồng", pho tượng đá hoa cương "David" cao 5,5 mét, pho tượng "Những người nô lệ", đặc biệt là bức bích hoạ đồ sộ tuyệt mỹ "Ngày phán xét cuối cùng"... Ông là kiến trúc sư của nhiều nhà thờ thánh, các công trình xây dựng cầu, thư viện, lǎng mộ. Sáng tác thơ ca của ông được liệt vào hàng những tập thơ hay nhất Italia thời Phục Hưng.
Ngày 18/2/1745, ngày sinh Alêcxanđrô Vônta. Ông là nhà vật lý học người Italia đã phát minh ra điện phân, điện nghiệm, tụ điện, đồng hồ đo điện thế, pin điện. Tên ông được đặt cho đơn vị điện thế: Volt, ký hiệu V.
Ngày 18/2/1930, Clyde W. Tombaugh - một chàng thanh niên 24 tuổi người Mỹ, đã sử dụng kính thiên văn phát hiện ra Sao Diêm Vương từ đài quan sát Lowell ở Flagstaff, bang Arizona.
Ngày 18/2/2006, vận động viên trượt băng tốc độ người Mỹ Shani Davis đã trở thành vận động viên da màu đầu tiên giành được huy chương vàng cá nhân tại Thế vận hội khi anh về nhất trong trận chung kết trượt băng tốc độ cự ly 1.000m nam tại Thế vận hội mùa Đông ở Turin, Italia.
Ngày 18/2/2010, trang WikiLeaks bắt đầu đăng tải các tài liệu mật của chính phủ Hoa Kỳ do Chelsea Manning, một chuyên gia phân tích tình báo trong Quân đội Mỹ, cung cấp. Sự kiện này đã trở thành vụ tiết lộ bí mật quốc gia lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 18/2/1922, tại Paris, Nguyễn Ái Quốc nhận được thư của Phan Châu Trinh gửi từ Marseille. Cụ Phan là một nhà ái quốc lớn, lại là người có quan hệ thân tình trong phong trào Việt kiều tại Pháp. Về tuổi tác và uy tín, Phan Châu Trinh tuy là bậc bề trên nhưng thực tiễn đã giúp Cụ nhận ra rằng con đường của mình đã không theo kịp thời đại và tương lai sẽ thuộc về Nguyễn Ái Quốc.
Trong thư Cụ đã thẳng thắn nói những khác biệt về đường lối, phê phán những điều mà mình cho là còn bất cập ... nhưng cũng rất chân thành nhận rằng: “Bây giờ tôi tự chim lồng cỏ chậu. Vả lại cây già thì gió dễ lay, người già thì trí lẫn, cảnh tôi như hoa sắp tàn...” và thừa nhận rằng: “Còn Anh như cây đương lộc, nghị lực có thừa, dày công học hỏi, lý thuyết tinh thông”.
Ngày 18/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi công hàm tới các nước Trung Quốc, Mỹ, Liên Xô và Anh, vạch trần âm mưu tái xâm lược của thực dân Pháp và khẩn thiết yêu cầu các nước này: “Thực hiện tất cả những bước đi thích hợp để bằng sự can thiệp khẩn cấp ngăn chặn cuộc đổ máu đang diễn ra ở Nam Việt Nam và đi tới một giải pháp cấp bách và hợp lý cho vấn đề Đông Dương”. Người khẳng định: “Chúng tôi đã xác định sẽ chiến đấu tới giọt máu cuối cùng chống lại việc tái lập chủ nghĩa đế quốc Pháp” và đề nghị: “Đưa vấn đề Đông Dương ra trước tổ chức Liên hợp quốc”.
Ngày 18/2/1947, Bác viết Thư gửi chính phủ và nhân dân Pháp, bày tỏ quan điểm về cuộc chiến phi lý của Pháp tại Việt Nam, đồng thời yêu cầu Chính phủ Pháp tuyên bố rõ rệt chính sách của mình đối với nước Việt Nam…yêu cầu nhân dân Pháp bày tỏ ý kiến về cuộc xung đột đẫm máu và phi lý này.
Ngày 18/2/1958 (mồng 1 Tết Mậu Tuất), khi đến thăm và chúc Tết khu Việt Nam học xá (nay là cơ sở của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với các sinh viên: “Các cô các chú phải trau dồi cả đức cả tài, không có đức thì vô dụng, không có tài thì làm gì cũng khó”. Lời nhắc nhở đó không chỉ khẳng định tầm quan trọng của đức và tài trong nhân cách của một con người mà còn đòi hỏi mỗi sinh viên Việt Nam, chủ nhân tương lai của nước nhà, phải nhận thức sâu sắc mối quan hệ biện chứng giữa đức và tài, từ đó không ngừng trau dồi, rèn luyện để có cả hai yếu tố trên.