Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Ngày này năm xưa 16/11: Ban hành chính sách điều chỉnh phụ tải điện

Ngày này năm xưa 16/11: Ban hành nội dung, trình tự thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện; ngày thành lập UNESCO.
Ngày này năm xưa 14/11: Thành lập Bộ Canh nông, Việt Nam chính thức gia nhập APEC Ngày này năm xưa 15/11: Ký kết Hiệp định RCEP, Ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu thủy điện nhỏ

Ngày này năm xưa 16/11 với các sự kiện trong nước, quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh và ngành Công Thương.

Ngày 16/11/1991: Diễn ra Đại hội Đảng bộ Hà Nội lần thứ XI. Đại hội xác định 5 mục tiêu tổng quát trong giai đoạn 1991-1995, gồm: Bảo đảm ổn định chính trị, giữ vững an ninh, quốc phòng; phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, từng bước ổn định và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; có chuyển biến rõ trong xây dựng và quản lý đô thị.. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành khóa mới gồm 51 ủy viên. Đồng chí Phạm Thế Duyệt được bầu giữ chức Bí thư Thành ủỷ

Ngày 16/11/1989: Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công ký lệnh công bố Pháp lệnh về đê điều. Pháp lệnh này quy định chế độ quản lý và sử dụng đê điều nhằm nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân trong việc xây dựng, tu bổ, bảo vệ, sử dụng và hộ đê.

Ngày này năm xưa 16/11: Ban hành chính sách điều chỉnh phụ tải điện
Gia cố đê

Đê điều trong Pháp lệnh này được xác định là các loại đê ngăn nước lũ, nước biển hiện có hoặc xây dựng mới được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch; cống và các công trình xây dựng trong phạm vi bảo vệ đê có liên quan đến an toàn của đê; các loại kè được xây dựng nhằm mục đích bảo vệ đê.

Đê điều là công trình quan trọng được nhân dân ta xây dựng, giữ gìn, tu bổ qua nhiều thế hệ nhằm ngăn nước lũ, nước biển, bảo vệ tính mạng của nhân dân, bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân.

Ngày 16/11/1983: tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V. Đại hội đề ra những nhiệm vụ: Đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất trong công nhân, viên chức; phát động phong trào công nhân, viên chức thi đua phục vụ nông nghiệp, đưa nông nghiệp từng bước tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; lập lại trật tự xã hội trên mặt trận lưu thông phân phối; thực hiện tốt các nhiệm vụ về văn hóa xã hội; tham gia xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xã hội… Đồng chí Nguyễn Đức Thuận được bầu làm Chủ tịch.

Ngày 16/11/1925: Ngày sinh nhà vǎn Nguyễn Thành Long. Ông sinh ra tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và qua đời nǎm 1991 tại Hà Nội, tác giả nổi tiếng với nhiều truyện ngắn trong đó tiêu biểu là truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa viết năm 1970, sau chuyến đi thực tế Lào Cai của nhà văn, được in trong tập Giữa trong xanh (1972). Đây là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Thành Long. Câu chuyện đại diện cho những con người tốt khắp mọi miền đất nước, những nơi luôn đó có những con người được lao động thầm lặng, say mê hiến dâng tuổi trẻ và tình yêu của mình cho quê hương, đất nước.

Truyện ngắn Lý Sơn, mùa tỏi có thể nói đó là tác phẩm văn học đầu tiên viết về... tỏi Lý Sơn. Nhờ đọc Lý Sơn mùa tỏi mà không ít độc giả có một đặc sản lúc bấy giờ không mấy người để ý là cây tỏi cũng như địa danh đảo Lý Sơn. Nay thì cả địa danh Lý Sơn lẫn sản phẩm truyền thống là cây tỏi đã nổi tiếng.

16/11/2000: Tổng thống Bill Clinton khởi hành chuyến thăm lịch sử sang Việt Nam.

Tổng thống Mỹ Bill Clinton là người đã quyết định thiết lập trở lại quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Ông cũng là tổng thống Mỹ đầu tiên sang thăm Việt Nam sau chiến tranh, với chuyến thăm khởi hành từ ngày 16 tháng 11 năm 2000.Chuyến thăm này là dấu mốc quan trọng giúp Việt Nam và Mỹ hàn gắn lại vết thương chiến tranh, chính thức khép lại quá khứ, mở ra tương lai. Kể từ đó, quan hệ song phương ngày càng tốt đẹp, đặc biệt là quan hệ kinh tế, thương mại.

Sự kiện quốc tế

Ngày 16/11/1945: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) được thành lập, là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hợp quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO).

Ngày này năm xưa 16/11: Ban hành chính sách điều chỉnh phụ tải điện

UNESCO hiện có 195 quốc gia thành viên và 9 quan sát viên. Trụ sở chính đặt tại Paris, Pháp, với hơn 50 văn phòng vài viện hay trung tâm trực thuộc đặt khắp nơi trên thế giới. Hầu hết các văn phòng của UNESCO làm việc với 3 nước hoặc nhiều hơn trong cùng khu vực.

Kể từ khi gia nhập UNESCO vào năm 1976, Việt Nam đã luôn cho thấy là một thành viên có trách nhiệm của UNESCO, với mục tiêu xây dựng hình ảnh của một đất nước Việt Nam mới, đậm đà bản sắc văn hóa, năng động và không ngừng vươn lên.

Ngày 16/11/1994: Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) có hiệu lực. Đây là một hiệp ước quốc tế được tạo ra trong Hội nghị về luật biển Liên hợp quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 cho đến năm 1982. Tuy nhiên, công ước này phải qua nhiều lần chỉnh sửa mới chính thức có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 11 năm 1994.

UNCLOS là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng cho công cuộc khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Năm 2016, Tòa Trọng tài quốc tế đã từng đưa ra phán quyết cho rằng những yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông là trái với UNCLOS.

Ngày 16/11/1849: Một tòa án Nga kết án tử hình nhà văn Fyodor Dostoevsky với tội danh chống chính phủ. Bản án được huỷ vào phút chót trước khi được thi hành bởi lệnh ân xá của hoàng đế Nga Nikolai đệ nhất, nếu không thế giới và nước Nga sẽ mất đi một trong những nhà vãn vĩ đại nhất. Tuy nhiên phải 5 năm sau nhà văn mới được tha tù sau khi thụ án lao động khổ sai.

Fyodor Dostoevsky sinh năm 1821 và mất năm 1881. Văn chương Fyodor Dostoevsky bất hủ nhờ được nhào nặn từ vốn sống dày dạn, thấm đẫm tư tưởng nhân văn qua các tác phẩm Đêm trắng, Anh em nhà Karamazov, Tội ác và hình phạt, Lũ người quỷ ám, Thắng ngốc và nhiều tác phẩm khác. Ông đề cao tình người, sự giác ngộ, khao khát về cuộc sống tốt đẹp hơn. Câu nói nổi tiếng của ông là “Cái đẹp cứu rỗi thế giới”.

Ngày 16/11/1942: Chiến dịch Bó đuốc tại mặt trận Bắc Phi trong Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thắng lợi của phe Đồng Minh. Cùng với trận El Alamein lần thứ hai và chiến dịch Tunisia, mặt trận này còn làm nên tên tuổi của thống chế người Đức Erwin Rommel, người có biệt danh "Cáo sa mạc" cùng Quân đoàn Phi Châu của ông cũng như tướng Anh Bernard Law Montgomery nhờ chiến thắng quân Đức tại El Alamein. Thắng lợi của quân Đồng minh ở mặt trận này giúp họ đổ bộ dễ dàng vào đảo Sicilia của Ý vào tháng 7/1943 và loại nước này ra khỏi vòng chiến sau đó đồng thời giảm bớt áp lực cho Liên Xô tại mặt trận Xô-Đức.

Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh

Quân dân đoàn kết một lòng,

Kháng chiến thắng lợi, cờ hồng tung bay

Câu thơ trên trích trong bài thơ “Kế hoạch Na va đầu voi đuôi chó” của Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh “C.B”; Báo Nhân Dân, đăng số 408, từ ngày 16 đến ngày 20 tháng 11 năm 1953.

Đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đang diễn ra quyết liệt, quân và dân ta liên tiếp giành được những thắng lợi lớn trên các chiến trường, thực dân Pháp thất bại thảm hại phải liên tiếp thay quân, đổi tướng với nhiều kế hoạch tác chiến khác nhau nhằm cứu vãn tình thế, nhưng chúng đều thất bại thảm hại trước sức mạnh đoàn kết quân và dân ta cùng sát cánh trên mọi chiến trường, với quyết tâm sắt đá phải giành cho được độc lập dân tộc.

Thực hiện lời Bác Hồ kính yêu căn dặn, quân và dân ta đã phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó máu thịt, nhân dân đã đồng tâm, hiệp lực, nuôi dưỡng, giúp đỡ, cung cấp sức người, sức của cho bộ đội. Ở đâu có dân, ở đó có dấu chân bộ đội, bộ đội đánh giặc, bảo vệ nhân dân. Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Bộ đội của ta là bộ đội Cụ Hồ, bộ đội của dân sống giữa lòng dân; bộ đội không quản ngại khó khăn, gian khổ, chiến đấu anh dũng, kiên cường, chấp nhận hy sinh để giải phóng đất nước, giải phóng nhân dân khỏi ách đô hộ, bóc lột của đế quốc, thực dân xâm lược. Tình quân dân cá nước, quân với dân một ý chí đã tạo nên sức mạnh chiến đấu, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, đất nước hòa bình, độc lập, nhân dân được tự do, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Sự kiện ngành Công Thương

Ngày 16/11/2017: Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 23/TT-BCT quy định nội dung, trình tự thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện.

Ngày 16/11/2020: Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 28/2020/TT-BCT quy định, hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xây dựng Đảng - Phát triển kinh tế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Cảnh giác trước những thông tin sai lệch đầu độc giới trẻ

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Cảnh giác trước những thông tin sai lệch đầu độc giới trẻ

Dư luận cả nước “dậy sóng” trước phát ngôn “lệch chuẩn” của C.N.Q.V, thí sinh Yên Bái đầu tiên trong 23 năm giành vòng nguyệt quế tại Đường lên đỉnh Olympia.
Cảnh giác, tỉnh táo với thủ đoạn lợi dụng thiên tai để xuyên tạc, chống phá

Cảnh giác, tỉnh táo với thủ đoạn lợi dụng thiên tai để xuyên tạc, chống phá

Các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội chính trị đã lợi dụng thiên tai để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Theo Công an tỉnh Lai Châu, cần nhận diện rõ những thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chống phá cách mạng hiện nay.
“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

"Tuần lễ Vàng" kêu gọi các tầng lớp nhân dân tình nguyện ủng hộ xây dựng "Quỹ Độc Lập" do Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động vẫn nguyên giá trị.
Quốc khánh 2/9 nghĩ về Độc lập dân tộc và niềm tin vào Đảng

Quốc khánh 2/9 nghĩ về Độc lập dân tộc và niềm tin vào Đảng

Bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô giá giúp mỗi người dân Việt Nam hiểu, ý thức được về giá trị của độc lập và niềm tin vào Đảng.

Tin cùng chuyên mục

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, đã làm "rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta" và mãi mãi đồng hành cùng dân tộc.
Bài 3: Tiếp tục củng cố trận địa, bảo vệ từ sớm, từ xa

Bài 3: Tiếp tục củng cố trận địa, bảo vệ từ sớm, từ xa

Qua gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, song vẫn đang đứng trước những khó khăn…
Bài 2: Xây dựng “thế trận 35"

Bài 2: Xây dựng “thế trận 35"

Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội…
Lạng Sơn: Tôn vinh các điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

Lạng Sơn: Tôn vinh các điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

Ngày 30/8, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức chương trình tôn vinh các điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Bài 1: Nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và liên tục của Đảng

Bài 1: Nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và liên tục của Đảng

Thực tiễn đã chứng minh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là công việc thường xuyên, liên tục ở tất các các thời kỳ cách mạng.
Bài 2: Di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam

Bài 2: Di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng và nhân dân Việt Nam một di sản tinh thần vô giá đó là bản Di chúc của Người.
55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là quốc bảo của dân tộc, hội tụ tất cả tinh hoa truyền thống dân tộc và thời đại, hàm chứa triết lý nhân sinh và văn hóa chính
Công trường đường dây 500kV mạch 3: Nơi rèn luyện tư tưởng, đạo đức cho cán bộ trẻ

Công trường đường dây 500kV mạch 3: Nơi rèn luyện tư tưởng, đạo đức cho cán bộ trẻ

Tham gia thi công đường dây 500kV mạch 3, nhiều cán bộ trẻ trưởng thành về chuyên môn, vững vàng tư tưởng chính trị, vinh dự được kết nạp Đảng tại công trường.
Phát huy sức mạnh toàn quân qua phong trào Thi đua Quyết thắng

Phát huy sức mạnh toàn quân qua phong trào Thi đua Quyết thắng

Giai đoạn 2019-2024, phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) đã trở thành động lực giúp toàn Quân chủng Hải quân hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tinh thần

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tinh thần 'dĩ công vi thượng' của Bác Hồ

Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà lãnh đạo tiền bối của đất nước có được khoảng thời gian dài trực tiếp được sống làm việc bên Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chống tham nhũng và phát triển kinh tế: Song hành, không ngáng chân nhau

Chống tham nhũng và phát triển kinh tế: Song hành, không ngáng chân nhau

Phòng, chống tham nhũng phải phục vụ phát triển KT-XH, không vì đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế xã hội.
Cách mạng Tháng Tám: Hai bài học lớn về xây dựng Đảng và đại đoàn kết dân tộc

Cách mạng Tháng Tám: Hai bài học lớn về xây dựng Đảng và đại đoàn kết dân tộc

Thời gian trôi đi càng làm nổi bật những bài học của Cách mạng Tháng Tám vĩ đại mùa thu năm 1945 mà nổi bật là bài học về xây dựng Đảng và đại đoàn kết dân tộc.
Vuasanca
 đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vuasanca đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nhóm phóng viên Vuasanca đã đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương năm 2024.
Danh sách tập thể, cá nhân đoạt giải Cuộc thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành Công Thương

Danh sách tập thể, cá nhân đoạt giải Cuộc thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành Công Thương

Sáng 14/8, tại Hà Nội, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi viết về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 cho 28 tác phẩm xuất sắc.
28 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương

28 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương

28 tác phẩm báo chí xuất sắc nhất Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã được Bộ Công Thương trao giải vào sáng ngày 14/8/2024 tại Hà Nội.
Ngày 14/8: Bộ Công Thương trao giải Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 2

Ngày 14/8: Bộ Công Thương trao giải Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 2

Ngày 14/8/2024, tại Hà Nội, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương sẽ tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng: Khẳng định vai trò của báo chí

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng: Khẳng định vai trò của báo chí

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng.
Hà Giang: Học tập, quán triệt, triển khai các văn bản của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy

Hà Giang: Học tập, quán triệt, triển khai các văn bản của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy

Ngày 9/8, tỉnh ủy Hà Giang vừa ban hành kế hoạch tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy.
Phát triển đảng song hành cùng các hoạt động phát triển kinh tế

Phát triển đảng song hành cùng các hoạt động phát triển kinh tế

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.
Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới được nêu rõ tại Quy định số 144-QĐ/TW được xem là kim chỉ nam cho mỗi hành động, việc làm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động