Ngày này năm xưa 19/7: Công bố Luật Xuất bản, khởi công xây dựng cầu Rồng tại Đà Nẵng Ngày này năm xưa 20/7: Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro xỉ công nghiệp |
Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Vuasanca tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 21/7 trong nước, ngành công thương và quốc tế; các sự kiện liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sự kiện trong nước và ngành Công Thương
- Ngày 21/7/1786, Nguyễn Huệ đưa quân Tây Sơn ra Bắc Hà lần thứ nhất, với khẩu hiệu "Phò Lê diệt Trịnh" và thống nhất đất nước sau hơn 200 nǎm bị thế lực phong kiến họ Trịnh và họ Nguyễn chia cắt.
Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, sinh ngày 21/7/1892 tại Hà Tĩnh. Ảnh: Tự họa của Nguyễn Phan Chánh. |
- Ngày 21/7/1892, ngày sinh họa sĩ Nguyễn Phan Chánh. Ông sinh ra tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hà Tĩnh và qua đời ngày 22/11/1984 tại Hà Nội. Ông học khóa đầu tiên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (nǎm 1924), trở thành họa sĩ nổi tiếng do đã mở đầu nghệ thuật tranh lụa ở nước ta. Nhiều người còn nhớ bức tranh lụa "Chơi ô ǎn quan" của ông.
- Ngày 21/7/1978, Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Văn Bình qua đời. Ông có bút danh là Ngô Y Linh và Nguyễn Vũ, sinh nǎm 1929 tại thị xã Thái Nguyên. Thuở nhỏ, ông học trường Thǎng Long (Hà Nội) rồi vào Sài Gòn làm nghề nhiếp ảnh, tiếp tục học hết trung học.
Từ nǎm 1948, ông làm việc ở cơ quan vǎn nghệ của Quân khu 7 - miền Đông Nam Bộ. Nǎm 1954, ông tập kết ra Bắc, rồi đi học đạo diễn ở nước ngoài, đến nǎm 1961 tốt nghiệp, về nước, ông làm giảng viên trường Sân khấu Việt Nam. Nǎm 1964, ông trở về miền Nam, chỉ đạo nghệ thuật Đoàn kịch nói Cửu Long Giang. Những kịch bản chính gồm có: "Những viên đạn đầu tiên"; "Trận đấu thầm lặng"; "Bài ca người thợ trẻ"; "Diễn viên không chuyên nghiệp"; "Ngọn lửa"; "Mùa xuân"...
Ngô Y Linh - Nguyễn Vũ được đánh giá là một nhà soạn kịch tài nǎng, một đạo diễn sân khấu xuất sắc, nhưng trước hết ông là chiến sĩ tiêu biểu của nền nghệ thuật Cách mạng nước ta.
- Ngày 21/07/1997, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 1089/1997/QĐ-BCN về việc đổi tên Trường Công nhân kỹ thuật giấy thành Trường Đào tạo nghề giấy.
- Ngày 21/07/1997, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 1091/1997/QĐ-BCN về việc đổi tên Trường Công nhân kỹ thuật hóa chất thành Trường đào tạo nghề hóa chất.
- Ngày 21/7/1997, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 1092/1997/QĐ-BCN về việc đổi tên Trường Công nhân cơ khí hóa chất thành Trường đào tạo nghề cơ điện hóa chất.
- Ngày 21/7/1997, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 1090/1997/QĐ-BCN về việc đổi tên Trường đào tạo bồi dưỡng công nhân cán bộ thành Trường đào tạo nghề Cơ điện mỏ - Năng lượng.
- Ngày 21/7/1998, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 47/1998/QĐ-BCN về việc sáp nhập Công ty Xây dựng công nghiệp Miền Nam vào Công ty Xây lắp Hóa chất thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam.
- Ngày 21/7/1999, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 43/1999/QĐ-BCN về việc ban hành tạm thời đơn giá dự toán cho công tác đo vẽ địa chất tỷ lệ1:5.000; 1:2.000 và 1:1.000 (Có tính khấu hao tài sản cố định và không tính khấu hao tài sản cố định).
- Ngày 21/07/2000, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 45/2000/QĐ-BCN về việc sáp nhập Nhà máy Cơ khí Thuốc lá vào Nhà máy Thuốc lá Thăng Long.
- Ngày 21/7/2008, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 09/2008/TT-BCT hướng dẫn Nghị định Thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử.
- Ngày 21/7/2009, liên Bộ Tài chính, Công Thương ban hành Thông tư liên tịch số 147/2009/TTLT-BTC-BCT quy định chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Đề án phát triển nhiên liệu sinh học.
Kinh doanh xăng dầu (ảnh minh họa) |
- Ngày 21/7/2011, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 28/2021/TT-BCT về hướng dẫn quản lý kinh doanh xăng dầu tại khu vực biên giới.
Thông tư được ban hành nhằm hướng dẫn áp dụng một số biện pháp quản lý đặc thù tại khu vực biên giới nhằm bảo đảm an toàn cho công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới và góp phần chống buôn lậu xăng dầu qua biên giới.
Đến ngày 20/5/2022, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 08/2022/TT-BCT bãi bỏ toàn bộ Thông tư số 28/2011/TT-BCT ngày 21/7/2011.
Sự kiện quốc tế
- Ngày 21/7/1762, trong chiến tranh Bảy năm, quân đội Phổ do vua Friedrich Đại đế chỉ huy đánh bại quân đội Áo trong trận Burkersdorf.
- Ngày 21/7/1970, sau 11 năm xây dựng, đập Aswan tại Ai Cập được hoàn thành.
Theo dấu chân Người
- Ngày 21/7/1945, từ chiến khu của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiễn Frank Tan một nhân viên điện báo gốc Hoa của OSS đã được cử đến giúp lực lượng Việt Minh trở lại Côn Minh. Qua nhân vật này, Bác gửi thư tới Charles Fenn - đại diện OSS ở vùng Hoa Nam, tỏ rõ sự tiếp tục cam kết và sẵn lòng “Nồng nhiệt đón” qua đây hợp tác chống Nhật.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh cùng thành viên OSS tại Tân Trào tháng 8/1945. Ảnh tư liệu |
- Ngày 21/7/1946, tại Paris, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Ban biên tập tờ báo hài nổi tiếng “Le Canard Enchainé” (Vịt bị trói); tiếp các đại biểu tham dự Đại hội Thanh niên thế giới đang được tổ chức tại Pháp; tiếp nhà văn Xô-viết Ilia Érenbua cùng các đại biểu quân sự của Anh, Mỹ, Liên Xô, Trung Hoa dự ngày hội Quân giới Pháp tại sân bay Vilacublay; mời cơm nhiều tướng lĩnh, đô đốc Pháp.
- Ngày 21/7/1949, tại Chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch họp Đảng đoàn Chính phủ và chủ trì lễ truy điệu G.Đimitơrôp, một nhà cách mạng Bungari nổi tiếng, nguyên Tổng thư ký Quốc tế Cộng sản.
- Ngày 21/7/1961, trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Cộng hòa Dân chủ Đức, Bác khẳng định: “Chúng tôi kiên quyết đấu tranh thống nhất Tổ quốc bằng đường lối hòa bình và thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Geneve… Cuộc đấu tranh chống chế độ dã man ấy là quyền thiêng liêng của đồng bào chúng tôi ở miền Nam Việt Nam. Không có bạo lực hay vu cáo nào có thể làm cản trở mục đích đó đi tới thắng lợi”.
- Ngày 21/7/1969, Bác gửi thư cho Đảng bộ tỉnh Nghệ An căn dặn phải chú ý thực hiện dân chủ, khôi phục và phát triển kinh tế, chăm lo đời sống nhân dân, phấn đấu xây dựng Nghệ An giàu mạnh xứng đáng với truyền thống quê hương Xô-viết. Thư có đoạn viết: “Nghệ An là một tỉnh rộng lớn, có tài nguyên phong phú, có nhân dân cần cù lao động và rất cách mạng. Rất mong đồng bào và đồng chí tỉnh nhà ra sức phấn đấu làm cho Nghệ An mau trở thành một trong những tỉnh khá nhất ở miền Bắc”. Đây cũng là những lời căn dặn cuối cùng của Bác đối với quê hương.