Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Vuasanca tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 3/11 trong nước và quốc tế; các sự kiện liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày 3/11.
Sự kiện trong nước
Ngày 03/11/1946, Bộ Kinh tế nằm trong Chính phủ mới (thay cho Chính phủ Liên hiệp kháng chiến, thành phần do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I, thông qua ngày 03/11/1946 và được bổ sung cho đến năm 1955). Ông Ngô Tấn Nhơn đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng. Ông Phan Anh đảm nhiệm chức vụ này kể từ tháng 3/1947.
Sau khi thành lập Chính phủ mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước Quốc hội: “Theo ý Quốc hội, Chính phủ mới phải tỏ rõ coi tinh thần đại đoàn kết, không phân đảng phái... Kết quả là, có những vị có tài năng nhận lời tham gia Chính phủ... Lại có nhiều vị đứng ngoài sẵn sàng ra sức giúp đỡ... Dẫu ở trong hay ở ngoài Chính phủ, ai nấy đều hứa sẽ cố gắng làm việc, một lòng vì nước, vì dân... Tôi có thể tuyên bố trước Quốc hội rằng, Chính phủ này tỏ rõ cái tinh thần quốc dân liên hiệp, là một Chính phủ chú trọng thực tế và sẽ nỗ lực làm việc, để tranh thủ quyền độc lập và thống nhất lãnh thổ cùng xây dựng một nước Việt Nam mới. Chính phủ này là Chính phủ toàn quốc, có đủ nhân tài Trung, Nam, Bắc tham gia. Đặc biệt là đồng bào Nam Bộ không những ở tiền tuyến xung phong giữ gìn đất nước, mà lại còn hăng hái dự vào việc kiến thiết quốc gia. Trong công việc của Chính phủ sẽ còn nhiều bước khó khăn, nhưng nhờ sức ủng hộ của Quốc hội và toàn thể quốc dân, Chính phủ sẽ cương quyết đi đến mục đích”.
Ngày 03/11/2005, Phó Thủ tướng Vũ Khoan ký Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006-2010.
Theo đó, Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia là Chương trình xúc tiến thương mại được xây dựng theo định hướng về thị trường, ngành hàng xuất khẩu của Chiến lược xuất khẩu thời kỳ 2006 – 2010 và được Nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện.
Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia là nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu |
Mục tiêu của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia là nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu; tạo điều kiện ban đầu xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại; góp phần nâng cao năng lực kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp; gắn kết các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch.
Ngày 3/11/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ. Nghị định này có đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Theo quy định tại Nghị định, các tổ chức và cá nhân trên được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu và phát triển từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với trường hợp tự đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ có kết quả ứng dụng mang lại hiệu quả cao; được nhà nước hỗ trợ tối đa đến 50% kinh phí đối với Dự án sản xuất thử nghiệm các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Ngày 3/11/1958, tại Sân bay Cát Bi, Hải Phòng đã diễn ra Lễ khai giảng khóa huấn luyện - đào tạo phi công, nhân viên kỹ thuật hàng không đầu tiên trong nước, đánh dấu sự khởi đầu phát triển mới của Không quân nhân dân Việt Nam và cũng là thời điểm ghi nhận sự ra đời của Trung đoàn 910 - một trong hai Trung đoàn đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam.
Ngày thành lập Trung đoàn 910 |
Trải qua 63 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Trung đoàn 910 đã cơ động trên nhiều sân bay, làm nhiệm vụ huấn luyện, đào tạo, Trung đoàn đã tổ chức huấn luyện đào tạo, chuyển loại phi công được 81 khóa, trên nhiều chủng loại máy bay như: Aero-45, An-2, MiG-17, L-29, Yak-52, L-39 và trực thăng Mi-8… đào tạo, chuyển loại hàng trăm giảng viên bay, chỉ huy bay và hàng nghìn phi công cho Tổ quốc. Trung đoàn đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng như: Lập cầu hàng không bay vận chuyển quân sự phục vụ cách mạng Lào (1960-1962); bay diễn tập hiệp đồng tác chiến quân binh chủng; đào tạo phi công cho nước bạn Lào; bay thăm dò địa chất...
Từ ngày 3 đến ngày 22/11/1967, quân giải phóng Miền Nam đã tiến công địch ở Đắc Tô (Tỉnh Kon Tum). Sau 19 ngày đêm chiến đấu, ta đã tiêu diệt gần 3.500 tên địch (có 2.800 tên Mỹ), bắn rơi và phá huỷ 32 máy bay. Quân giải phóng còn đánh thiệt hại nặng Lữ đoàn 1 của Sư đoàn bộ binh số 4 Mỹ là một chiến đoàn dù ngụy.
Để ghi nhớ chiến công oanh liệt, tỉnh Kom Tum đã dựng tượng đài chiến thắng Đắc Tô ở nơi xảy ra sự kiện.
Sự kiện quốc tế
Ngày 3/11/1903, với sự khuyến khích của Hoa Kỳ, Panama tách khỏi Colombia và tuyên bố độc lập.
Ngày 3/11/1918, Đế quốc Áo-Hung đầu hàng phe Đồng Minh trong Thế chiến thứ nhất
Ngày 3/11/1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo Sputnik II mang theo con chó Laika.
Ngày 3/11/1978, Quốc khánh nước Dominica.
Ngày 3/11/2020, Bầu cử Tổng thống Mỹ thứ 46.
Sự kiện, kỷ niệm về Bác Hồ
Ngày 3/11/1920, Nguyễn Ái Quốc và một số đại biểu người Việt Nam đã tham dự cuộc họp do Nhóm Uỷ ban Quốc tế III, Quận 13, một tổ chức phái tả trong Đảng Xã hội Pháp đang tích cực vận động chuyển hoá theo Quốc tế Cộng sản.
Ngày 3/11/1946, Bác gặp lại người anh trai của mình là ông Nguyễn Sinh Khiêm, tên chữ là Nguyễn Tất Đạt từ Nghệ An ra Thủ đô. Trong câu chuyện hàn huyên giữa hai anh em ruột xa cách nhau hơn ba mươi năm, Bác có đọc câu thơ:
“Chốc đó mấy chục năm trời,
Còn non, còn nước, còn người hôm nay”.
Ngày 3/11/1961, trong chuyến sang Mátxcơva, tham dự Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô, Bác Hồ đến thăm Trường Trung học số 415. Nói chuyện với học sinh nhà trường, Bác căn dặn: “Người cộng sản phải có đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Đạo đức cộng sản chủ nghĩa đối với các cháu không giống như đối với người lớn... Đạo đức cộng sản chủ nghĩa đối với các cháu là chăm học, giúp người lớn, đoàn kết, có kỷ luật tốt...”.
Ngày 3/11/1968, Bác Hồ ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước nhân việc Chính phủ Mỹ tuyên bố chấm dứt việc ném bom trên toàn bộ miền Bắc nước ta: “Nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi... Tổ quốc đang kêu gọi chúng ta hăng hái tiến lên đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược”.
Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong “Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, đăng Báo Nhân Dân, số 5317, ngày 3/11-1968. (Theo Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2011, tập 15, tr. 511, 512, 513).
Lời kêu gọi thể hiện sâu sắc ý chí mạnh mẽ và quyết tâm sắt đá của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta kiên quyết bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc, phản ánh niềm tin vững chắc vào sức mạnh của dân tộc Việt Nam, dù phải chịu nhiều hy sinh gian khổ nhưng không thể lay chuyển ý chí, quyết tâm của toàn thể dân tộc Việt Nam về một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Lời kêu gọi của Người tựa như lời “hịch” đanh thép thúc giục cả dân tộc đồng tâm, nhất trí, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, quyết tâm chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn.
Lời kêu gọi còn là một cuộc vận động lớn để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tộc đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, củng cố niềm tin, siết chặt đội ngũ để đi vào giai đoạn quyết liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại không chỉ của dân tộc Việt Nam mà của cả nhân loại tiến bộ trong thế kỷ XX. Đó là tinh thần kiên quyết tiến công của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng ta, của toàn quân và toàn dân ta trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng và chiến tranh cách mạng. Tinh thần tiến công đó tiếp tục soi sáng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong những năm tới, tình hình thế giới, khu vực sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định, bất trắc, khó lường; tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biên giới, biển, đảo, đặc biệt là trên Biển Đông tiếp tục diễn ra gay gắt, phức tạp. Trong nước, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn còn tồn tại. Các thế lực thù địch đẩy mạnh “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội