Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nghệ An: “Cánh cửa” xuất khẩu lao động đã rộng mở

Hai tháng cuối năm 2021, ba thị trường trọng điểm là Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản đều đã có thông báo mở cửa mở ra cơ hội việc làm cho hàng chục nghìn lao động Việt Nam. Trong năm 2021, Nghệ An đã đưa người lao động đi làm việc theo hợp đồng 11.210 người, tiếp tục dẫn đầu cả nước về số người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Tiếp tục dẫn đầu cả nước về số người xuất khẩu lao động

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH ) tỉnh Nghệ An, trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng sâu, rộng của dịch Covid-19 nhưng công tác giải quyết việc làm của tỉnh Nghệ An vẫn vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, tỉnh này đã giải quyết việc làm cho 40.294 người (đạt 104,66% kế hoạch) trong đó đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 11.210 người (đạt 89,69% kế hoạch), tiếp tục dẫn đầu cả nước về số người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Nghệ An: “Cánh cửa” xuất khẩu lao động đã rộng mở
Tại Trung tâm Phục vụ hành chính công Nghệ An, người dân xếp hàng chờ đến lượt làm lý lịch tư pháp để đi xuất khẩu lao động

Trong số đó, địa phương có số người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cao ở các huyện Nghi Lộc (1.200 người), Diễn Châu (1.075 người), Yên Thành (1.163 người).

Đáng chú ý là số lao động đi làm việc ở các thị trường có thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước châu Âu tăng hơn so với các năm trước. Lao động đi làm việc ở nước ngoài có trình độ tay nghề tăng lên, chiếm khoảng trên 60% (chủ yếu là nghề cơ khí, hàn, thợ giàn giáo, ốp lát, may mặc, điều dưỡng, hộ lý, giúp việc gia đình); còn lại là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề. Cụ thể: 3.657 người đang làm việc tại Nhật Bản, 647 người làm việc tại Hàn Quốc, một số nước thuộc thị trường châu Âu cũng có số lao động xuất khẩu tăng. Đài Loan vẫn là thị trường lao động dẫn đầu về số lao động Nghệ An đang làm việc, với 4.847 người.

Theo ông Đoàn Hồng Vũ - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An, mức thu nhập do người lao động đi làm việc ở các nước chuyển về bình quân từ 15-30 triệu đồng/người/tháng, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động và gia đình. Nhiều lao động sau khi làm việc ở nước ngoài trở về nước có tay nghề cao, tiếp tục vào làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Nâng cao chất lượng lao động sẵn sàng xuất cảnh

Công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài được xác định là mũi nhọn trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân Nghệ An. Công tác này đã nhận được sự quan tâm và phối hợp có hiệu quả giữa ngành LĐ-TB&XH với chính quyền các địa phương, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động (XKLĐ). Tuy nhiên, kết quả XKLĐ trong năm 2021 chưa đạt được như kỳ vọng và chưa tương xứng với tiềm năng cũng như nhu cầu của người lao động trên địa bàn.

Bên cạnh đó, nhiều hiện tượng người dân tự ý hoặc thông qua môi giới đưa sang một số nước như: Trung Quốc, Thái Lan… làm việc, cư trú bất hợp pháp bằng hình thức đi du lịch, thăm người thân. Một bộ phận lao động làm việc tại Hàn Quốc hết thời hạn hợp đồng không về nước.

Nghệ An: “Cánh cửa” xuất khẩu lao động đã rộng mở
Nghệ An chú trọng nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng các thị trường "khó tính" nhưng thu nhập cao và ổn định

Những điều này đã gây thiệt hại nhiều mặt cho bản thân người lao động và công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực XKLĐ trên địa bàn. Thời điểm này, toàn tỉnh Nghệ An vẫn còn 3 địa phương đang bị "cấm cửa" sang Hàn Quốc, bao gồm: Nam Đàn, Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò.

Từ cuối năm 2019 đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, số lao động đã được đào tạo để đi làm việc ở nước ngoài nhiều nhưng chưa thể xuất cảnh do phía bạn chưa tiếp nhận. Mặt khác, đại dịch Covid-19 làm nhiều lao động Nghệ An (cả trong và ngoài nước) rơi vào tình trạng không có việc làm, mất và giảm thu nhập.

Một lực cản nữa cần phải nhắc tới là nhiều lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài lớn nhưng trình độ, kỹ năng nghề, ngoại ngữ còn yếu. Cùng với đó là ý thức chấp hành kỷ luật của một số lao động còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của một số thị trường, nhất là thị trường có thu nhập cao, ổn định như: Đức, Nhật Bản, Singapore, Australia...

Cùng với đó, số doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năng lực còn hạn chế. Hiện tại, Nghệ An mới chỉ có 3 doanh nghiệp XKLĐ trực tiếp, còn lại chủ yếu là các doanh nghiệp ở tỉnh ngoài về tuyển hoặc đặt văn phòng đại diện, điểm tư vấn trên địa bàn tỉnh.

Thực trạng này gặp nhiều khó khăn và gây tốn kém cho người lao động trong đào tạo và giáo dục định hướng. Bên cạnh duy trì thị trường truyền thống, ngành LĐ-TB&XH phối hợp các doanh nghiệp nghiên cứu, mở rộng thị trường lao động, chú trọng các thị trường có thu nhập cao, môi trường làm việc tiên tiến. Ngoài giao chỉ tiêu cụ thể cho từng địa phương, từng ngành, tỉnh Nghệ An huy động cả hệ thống chính trị tuyên truyền về pháp luật cũng như các chính sách hỗ trợ tư vấn, vay vốn, cung cấp thông tin thị trường lao động và doanh nghiệp XKLĐ cho người dân...

Chia sẻ về vấn đề này, ông Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho hay, nhiều lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài lớn nhưng trình độ, kỹ năng nghề, ngoại ngữ, ý thức chấp hành kỷ luật lao động của một số lao động còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của một số thị trường, nhất là thị trường có thu nhập cao, ổn định. Tình trạng lao động vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật ở nước sở tại vẫn còn xảy ra, lao động hết hạn hợp đồng không về nước.

Để công tác XKLĐ trong tình hình mới thực sự khởi sắc, ông Bùi Đình Long yêu cầu các cấp, ngành, doanh nghiệp cần tập trung thực hiện tốt việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác xuất khẩu lao động theo hợp đồng; thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ để khuyến khích người lao động, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp tham gia.

Cùng với đó, tiếp tục mở rộng khai thác thị trường lao động nước ngoài; đồng thời tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của các cấp chính quyền địa phương đối với hoạt động tuyển chọn lao động trên địa bàn.... để hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày càng đi vào nề nếp, có chất lượng.

Trong năm 2022, tỉnh Nghệ An đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho 42.900 người, trong đó đưa 13.550 người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Để thực hiện được mục tiêu này, ngoài khắc phục các tồn tại, hạn chế đã được chỉ rõ, tỉnh Nghệ An chú trọng đào tạo, nâng cao tay nghề, kỹ năng cho người lao động để có thể đáp ứng được các thị trường khó tính.
Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Việc tối ưu hóa các giải pháp logistics giúp Tiền Giang nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí vận chuyển, đồng thời thúc đẩy xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư.
Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Với 775 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 3,4 tỷ USD, hiện Hàn Quốc đứng thứ 5 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tại tỉnh Quảng Ninh những năm qua, kinh tế tập thể từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về hình thức hợp tác.
TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu

TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu

Hàng chục câu hỏi của doanh nghiệp xuất khẩu liên quan đến chính sách, tiếp cận vốn vay, lãi suất, ngoại tệ, thủ tục tiếp cận vốn… đã được giải đáp.
TP. Hồ Chí Minh: Tháng 10, sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

TP. Hồ Chí Minh: Tháng 10, sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phục hồi và duy trì đà tăng trưởng tích cực, ước tính IIP tháng 10 tăng 8,9% so cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Quảng Ninh: Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Mỗi sản phẩm OCOP đều là “sứ giả văn hóa” của từng địa phương và đã trở thành một trong những kênh quảng bá hiệu quả nhất cho du lịch Quảng Ninh.
Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Việc công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Bình Dương không chỉ khẳng định giá trị mà còn là "bệ đỡ" để sản phẩm khẳng định thương hiệu.
Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Những năm qua, Quảng Ninh đã dành nhiều sự quan tâm, thông qua các chính sách đã hỗ trợ thiết thực bà con dân tộc thiểu số.
Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Với những chính sách hỗ trợ của Quảng Ninh, sự vào cuộc của người dân, nguồn lợi từ phát triển rừng đã giúp nhiều hộ gia đình vươn lên, có kinh tế khá giả.
Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành danh mục dự án thu hút đầu từ vào Khu Công nghệ cao trong giai đoạn 2024 -2030.
Livestream bán hàng - ‘cánh tay nối dài’ giúp sản phẩm OCOP Quảng Ninh vươn xa

Livestream bán hàng - ‘cánh tay nối dài’ giúp sản phẩm OCOP Quảng Ninh vươn xa

Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn Quảng Ninh đang đẩy mạnh hoạt động livestream, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.
Bàn giải pháp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang

Bàn giải pháp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang

Tiền Giang có nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo quy mô lớn, song năng lực chưa tương xứng tiềm năng, cần hỗ trợ từ nhiều phía để phát triển bền vững.
TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Tiến gần hơn đến hiện thực hóa cảng cá Hòn Gai

TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Tiến gần hơn đến hiện thực hóa cảng cá Hòn Gai

Quảng Ninh đang tập trung triển khai các thủ tục theo quy định để sớm khởi động Dự án Cảng cá Hòn Gai kết hợp khu neo đậu tránh trú bão và khu hậu cần nghề cá.
Lai Châu: Huyện Mường Tè đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã

Lai Châu: Huyện Mường Tè đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã

Chiều ngày 28/10, UBND huyện Mường Tè (Lai Châu) tổ chức Hội nghị gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2024.
Tuyên Quang: Đẩy mạnh khôi phục sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế sau thiên tai

Tuyên Quang: Đẩy mạnh khôi phục sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế sau thiên tai

Vượt qua mọi khó khăn thách thức do chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai, tỉnh Tuyên Quang phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2024 ước đạt 23.730 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Quảng Ninh: Các hộ dân được giao trên 6.000 ha mặt biển để khôi phục nuôi trồng thủy sản

Quảng Ninh: Các hộ dân được giao trên 6.000 ha mặt biển để khôi phục nuôi trồng thủy sản

Sau khi hứng chịu những thiệt hại nặng nề do bão Yagi gây ra, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực khôi phục sản xuất, nuôi trồng thủy sản.
Khởi công dự án chỉnh trang bãi biển đẹp nhất TP. Vũng Tàu

Khởi công dự án chỉnh trang bãi biển đẹp nhất TP. Vũng Tàu

Dự án Chỉnh trang trục đường Thùy Vân, TP. Vũng Tàu có quy mô hơn 19 ha, tổng mức đầu tư 1.094 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trước 30/4/2025.
Du lịch xanh Quảng Ninh: Hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường

Du lịch xanh Quảng Ninh: Hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường

Tỉnh Quảng Ninh triển khai nhiều giải pháp nhằm chuyển đổi phương thức phát triển du lịch từ "nâu" sang "xanh", gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Thương mại điện tử:

Thương mại điện tử: 'Đòn bẩy' phát triển sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Nhiều sản phẩm OCOP Quảng Ninh đã lên sàn thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp bán hàng có thể tiếp cận và giữ chân khách hàng hiệu quả.
An Giang: Tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng

An Giang: Tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng

Theo Cục Thuế tỉnh An Giang, tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng, bằng 94% dự toán của năm, bằng 109% so cùng kỳ năm 2023.
Phú Thọ: Điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án ‘khủng’ trong khu, cụm công nghiệp

Phú Thọ: Điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án ‘khủng’ trong khu, cụm công nghiệp

UBND tỉnh Phú Thọ điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án trong Khu công nghiệp Cẩm Khê và Cụm công nghiệp Tử Đà - An Đạo.
Khai mạc Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP, đặc trưng của Bà Rịa-Vũng Tàu tại TP. Hồ Chí Minh

Khai mạc Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP, đặc trưng của Bà Rịa-Vũng Tàu tại TP. Hồ Chí Minh

Sự kiện nhằm giới thiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, đặc trưng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động