Sau năm 2030, Thái Bình dự kiến sẽ có sân bay, tuyến đường sắt và phân tách thành 3 vùng phát triển Chính phủ cho ý kiến về lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 4, sân bay Long Thành |
Ngày 4/3, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An cho biết, UBND tỉnh vừa có Quyết định số 30/QĐ-UBND về việc chấp thuận chủ trương đầu tư nâng cấp, mở rộng sân bay Vinh có tổng mức đầu tư 233,6 tỷ đồng.
Theo đó, dự án sẽ tập trung vào các hạng mục là cải tạo, mở rộng sân đỗ máy bay để nâng tổng số vị trí đỗ máy bay từ 6 lên thành 9 vị trí đỗ Code C; tiến độ xây dựng, hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng trong 12 tháng, kể từ ngày hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, giao đất và cấp giấy phép xây dựng.
Sân bay Vinh sẽ được đầu tư 233,6 tỷ đồng để nâng cấp, mở rộng, nâng tổng số vị trí đỗ máy bay từ 6 lên thành 9 vị trí đỗ Code C |
Cùng với chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nâng cấp sân bay Vinh, UBND tỉnh Nghệ An cũng đồng thời chấp thuận cho Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) là nhà đầu tư thực hiện dự án mở rộng, cải tạo sân đỗ máy bay Cảng hàng không quốc tế Vinh.
Dự án được thực hiện tại địa bàn xã Nghi Liên, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An trên diện tích đất sử dụng khoảng gần 6 ha thuộc Quân chủng Phòng không không quân tạm bàn giao cho Cục Hàng không Việt Nam để thực hiện dự án xây dựng sân đỗ, nhà ga HDK và trạm ra đa; diện tích mở rộng hơn 2,62 ha thuộc đất của Sư đoàn 371 Quân chủng Phòng không không quân chuyển giao về cho tỉnh quản lý.
Theo quy hoạch hệ thống Cảng hàng không Việt Nam giai đoạn 2021-2030, Cảng hàng không quốc tế Vinh có quy mô, cấp sân bay 4E với tổng diện tích 557 ha, công suất thiết kế phục vụ 8 triệu lượt hành khách/năm, lớn thứ 4 trong số 14 cảng hàng không quốc tế tại Việt Nam.
Hiện nay, sân bay Vinh chỉ có đường cất cánh 2.400 m được đầu tư sửa chữa từ năm 2003 nên chỉ đáp ứng được cho máy bay dòng A230, A321 giảm tải hoặc tương đương; không tiếp nhận được các loại máy bay cỡ lớn như A350 của hãng Airbus hoặc B777, B797 của hãng Boeing nên khó đáp ứng nhu cầu các phục vụ chặng bay quốc tế.