Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nghị quyết số 29-NQ/TW: Đến năm 2030 Việt Nam cơ bản đạt được các tiêu chí của nước công nghiệp

Đây là nội dung quan trọng của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XIII).
5 trọng tâm của Nghị quyết số 29-NQ/TW về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Nội dung của Nghị quyết số 29-NQ/TW được đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương truyền đạt trong chuyên đề: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trong ngày làm việc hôm nay, 6/12/2022 của Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XIII).

Nghị quyết số 29-NQ/TW về "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" đã xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là: “Việt Nam cơ bản đạt được các tiêu chí của nước công nghiệp, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đời sống mọi mặt của nhân dân được nâng cao; xây dựng được nền công nghiệp quốc gia vững mạnh với năng lực sản xuất mới, tự chủ và có khả năng thích ứng, chống chịu cao, từng bước làm chủ công nghệ lõi, công nghệ nền của các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn; nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ tiên tiến; các ngành dịch vụ được cơ cấu lại đồng bộ, hiệu quả trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số với chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh được nâng cao rõ rệt, hình thành được nhiều ngành dịch vụ mới, có giá trị gia tăng cao”.

Nghị quyết cũng đã đưa ra tầm nhìn đến năm 2045: Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu khu vực Châu Á”.

Nghị quyết số 29-NQ/TW: Đến năm 2030 Việt Nam cơ bản đạt được các tiêu chí của nước công nghiệp
Ảnh minh hoạ

Theo đồng chí Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra, Nghị quyết Nghị quyết số 29-NQ/TW đã đề ra 10 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu bao phủ những vấn đề lớn từ đổi mới tư duy, nhận thức cho đến hoàn thiện thể chế, chính sách và giải quyết những điểm nghẽn, khắc phục những hạn chế trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời gian qua. Trong đó, một số nội dung trọng tâm, đột phá cần thực hiện ngay để thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn tới như:

Một là, Nghị quyết xác định nội dung cốt lõi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo 2 giai đoạn. Từ đó đặt ra yêu cầu cần phải nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, doanh nghiệp và người dân; cụ thể hoá các quan điểm, gắn kết các mục tiêu, nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với luật pháp, chính sách, hệ thống quy hoạch quốc gia và các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan, tiến tới đẩy nhanh thể chế hoá các nghị quyết, kết luận của Đảng có liên quan đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá để hoàn thiện cơ bản thể chế, chính sách nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Thực hiện phân công, phân cấp triệt để trong quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; Nâng cao năng lực dự báo; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên phạm vi cả nước, từng vùng và địa phương và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, gắn trách nhiệm người đứng đầu trong tổ chức thực hiện.

Hai là, Nghị quyết xác định các nhiệm vụ và giải pháp tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh góp phần thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên nền tảng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng tốt cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có sự bứt phá, vươn lên trong một số ngành, lĩnh vực thông qua việc phát triển khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đồng thời, xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế, trong đó tập trung xây dựng và triển khai Chương trình quốc gia về nâng cao năng lực độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của nền sản xuất Việt Nam đến năm 2045 (Make in Vietnam 2045); Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2030. Nghị quyết đã chỉ rõ các ngành, lĩnh vực cần tu tiên nguồn lực và có các cơ chế, chính sách khuyến khích và ưu đãi đủ mạnh để phát triển, tránh dàn trài như:

Đối với các ngành công nghiệp nền tảng: 1- Luyện kim (ưu tiên phát triển thép hợp kim, thép đặc chủng phục vụ công nghiệp chế tạo máy thế hệ mới, nhất là cho quốc phòng, an ninh). 2- Cơ khí chế tạo (ưu tiên phát triển cơ khí chế tạo cho sản xuất máy nông nghiệp, ô tô, tàu biển, thiết bị công trình, thiết bị năng lượng, thiết bị điện, thiết bị y tế). 3- Hoá chất (ưu tiên phát triển các loại hoá chất cơ bản, hoá dầu, hoá dược, phân bón). 4- Công nghiệp năng lượng (ưu tiên phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, năng lượng mới). 5- Vật liệu (ưu tiên phát triển vật liệu mới). 6- Công nghệ số (ưu tiên phát triển trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, Internet vạn vật, thiết bị điện tử - viễn thông, thiết kế và sản xuất chíp bán dẫn).

Đối với ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn là: Công nghiệp sản xuất rô bốt, ô tô điện, thiết bị tích hợp vận hành tự động, điều khiển từ xa; công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp; công nghiệp sinh học (tập trung vào gen, dược phẩm và các chế phẩm sinh học); công nghiệp dệt may, da giày ở các khâu tạo giá trị gia tăng cao dựa trên quy trình sản xuất thông minh, tự động hoá; công nghiệp văn hoá... Khuyến khích các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước liên kết, liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài sản xuất thiết bị năng lượng sạch, tái tạo, hệ thống pin lưu trữ, các công nghệ và sản phẩm tiết kiệm năng lượng, đào tạo, chuyển giao công nghệ. Đồng thời, phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh theo hướng lưỡng dụng, hiện đại, tự lực, tự cường, liên kết chặt chẽ với công nghiệp dân sinh và trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia.

Ba là, Nghị quyết xác định rõ hơn về định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn và dịch vụ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong đó, đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn bằng các biện pháp cụ thể như về cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, thúc đẩy cơ giới hoá đồng bộ, hiện đại hoá trong toàn bộ chuỗi cung ứng; ưu tiên khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn hướng tới nông thôn mới thông minh…Xác định định hướng phát triển mạnh khu vực dịch vụ dựa trên nền tảng ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, nhất là các nhành có giá trị gia tăng cao như du lịch, viễn thông, logistic, ngân hàng – tài chính

Điểm mới trong Nghị quyết lần này là đặt ra yêu cầu nhiệm vụ cần phải thúc đẩy dịch vụ hoá các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; tiếp tục cơ cấu lại các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số, phát triển dịch vụ công nghệ cao, các loại dịch vụ mới của nền kinh tế số”- Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nêu rõ.

Bốn là, tập trung nhấn mạnh phát triển hạ tầng kết nối liên vùng, nhất là đường bộ cao tốc với mục tiêu đến năm 2030 có 5000 km; tiếp đến là hạ tầng năng lượng và hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông, phát triển hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN và các công trình hạ tầng xã hội về y tế, giáo dục của vùng. Có các giải pháp quan trọng, đột phá để phát triển hệ thống đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và dịch bệnh, có tính kết nối theo mạng lưới cao và gắn kết chặt chẽ với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Năm là, cụ thể hóa quan điểm gắn kết công nghiệp hóa, hiện đại hóa với quá trình phát triển bền vững, bao trùm và đặt trong chuỗi sản xuất - kinh doanh toàn cầu, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng với các giải pháp đột phá nhằm quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả đi đôi với bảo vệ và phát triển thị trường trong nước; phát huy giá trị văn hóa, bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam, xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; đội ngũ tri thức và doanh nhân xung kích, đi đầu trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo đảm tốt an sinh xã hội với quan điểm xác định con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực, nguồn lực cho sự phát triển và thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ban Kinh tế Trung ương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Các hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, Cuba

Các hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, Cuba

Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới Cuba là hoạt động đối ngoại đa phương đầu tiên.
Thông tin mới nhất về vụ nổ thiết bị liên lạc tại Lebanon

Thông tin mới nhất về vụ nổ thiết bị liên lạc tại Lebanon

Thông tin mới nhất của các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon, Iran, Israel, tình hình công dân Việt Nam tại các khu vực này vẫn an toàn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam

Chiều 19/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp thân mật Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Việt Nam sẽ gửi đi thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Việt Nam sẽ gửi đi thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương

Tại Liên Hợp Quốc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đem tới những thông điệp lớn, quan trọng, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương vì hòa bình, hợp tác.
Đề nghị các nước hỗ trợ ngư dân, tàu thuyền trú, tránh bão số 4

Đề nghị các nước hỗ trợ ngư dân, tàu thuyền trú, tránh bão số 4

Tại họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam đã liên hệ đề nghị các nước hỗ trợ tàu thuyền, ngư dân Việt Nam trú, tránh bão số 4

Tin cùng chuyên mục

Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về các nội dung đã thảo luận tổ.
Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân tăng cường triển khai nhiệm vụ phòng, chống bão số 4

Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân tăng cường triển khai nhiệm vụ phòng, chống bão số 4

Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân đã tổ chức hội nghị quán triệt và triển khai nhiệm vụ phòng, chống bão lũ, ứng phó bão số 4 cũng như các kế hoạch thời gian tới.
Thủ tướng kỷ luật nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai

Thủ tướng kỷ luật nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai

Bà Vũ Thị Mai - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính - bị kỷ luật bằng hình thức Khiển trách do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á-Âu lần thứ IV

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á-Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên Bang Quốc hội Nga Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á-Âu lần thứ IV.
Bộ Công Thương điều động, bổ nhiệm Cục trưởng Cục Công nghiệp

Bộ Công Thương điều động, bổ nhiệm Cục trưởng Cục Công nghiệp

Chiều 19/9, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Bộ trưởng về công tác cán bộ. Thứ trưởng Trương Thanh Hoài chủ trì hội nghị.
Vĩnh Phúc khắc phục khó khăn sau bão lũ để cấp nước sạch phục vụ người dân

Vĩnh Phúc khắc phục khó khăn sau bão lũ để cấp nước sạch phục vụ người dân

Ảnh hưởng bão số 3, mực nước trên sông Lô, sông Phó Đáy ( Vĩnh Phúc) vượt mức báo động gây ra ngập lụt ảnh hưởng đến việc cấp nước cho người dân.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 22-26/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
Phiên họp toàn thể lần thứ 26 Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

Phiên họp toàn thể lần thứ 26 Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

Ngày 19/9, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 26 thẩm tra nhiều nội dung quan trọng dự kiến trình UBTVQH tại Phiên họp thứ 37.
Vùng biển đảo bị ảnh hưởng bão số 3 đã được Viettel khôi phục kết nối

Vùng biển đảo bị ảnh hưởng bão số 3 đã được Viettel khôi phục kết nối

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel thông báo đã khôi phục hoàn toàn mạng di động cho người dân vùng biển đảo ảnh hưởng bởi bão số 3.
Việt Nam tăng 15 bậc về xếp hạng Chính phủ điện tử

Việt Nam tăng 15 bậc về xếp hạng Chính phủ điện tử

Trong bảng xếp hạng chỉ số Chính phủ điện tử năm 2024, Việt Nam có vị trí thứ 71 trong 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, tăng 15 bậc so với năm 2022.
Thủ tướng kỷ luật Thứ trưởng Võ Thành Hưng cùng 2 nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính

Thủ tướng kỷ luật Thứ trưởng Võ Thành Hưng cùng 2 nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính

Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật khiển trách Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng và kỷ luật cảnh cáo 2 nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hoà Bình: Cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng từng trường hợp đặc xá

Phó Thủ tướng Nguyễn Hoà Bình: Cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng từng trường hợp đặc xá

Chiều 18/9, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 chủ trì họp xét duyệt hồ sơ, danh sách đề nghị đặc xá năm 2024.
Chính phủ ban hành Nghị quyết nêu rõ phạm vi, đối tượng hỗ trợ ảnh hưởng bởi bão số 3

Chính phủ ban hành Nghị quyết nêu rõ phạm vi, đối tượng hỗ trợ ảnh hưởng bởi bão số 3

Chính phủ vừa ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh.
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc sáng 18/9/2024 tại Thủ đô Hà Nội.
Tìm kiếm giải pháp thiết thực, khả thi cho tương lai ngành điện tại Việt Nam

Tìm kiếm giải pháp thiết thực, khả thi cho tương lai ngành điện tại Việt Nam

Sáng ngày 18/9, Hội nghị Chuyển dịch Năng lượng tại Việt Nam diễn ra nhằm đưa ra giải pháp hỗ trợ chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam, đặc biệt cho ngành điện.
Tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024)

Tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024)

Hướng tới kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964-2/12/2024), Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn tuyên truyền về sự kiện.
Chính phủ yêu cầu khẩn trương miễn, giảm thuế, phí cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Chính phủ yêu cầu khẩn trương miễn, giảm thuế, phí cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Chính phủ đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng ổn định tình hình, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Hội nghị lần 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Hội nghị lần 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì đã khai mạc trọng thể.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm vì niềm tự hào dân tộc ta

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm vì niềm tự hào dân tộc ta

Thủ tướng cho rằng dù khó khăn bao nhiêu cũng phải phấn đấu hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm vì nhân dân, vì sự phát triển của đất nước...
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chúc ngành Công Thương

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chúc ngành Công Thương 'tâm vững, chí bền', hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chúc ngành Công Thương 'tâm vững, chí bền' để hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ do Chính phủ, nhân dân giao phó.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động