Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 03:21

Người mắc bệnh tiểu đường có phải kiêng tuyệt đối thực phẩm chứa đường?

Người bệnh tiểu đường nên dựa vào chỉ số đường huyết của thực phẩm (Gl) để lựa chọn thực phẩm phù hợp.

Người bệnh tiểu đường không nên kiêng tuyệt đối, cần dựa vào GI

Theo TS. BS Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Việc theo dõi cẩn thận lượng carbohydrate (tinh bột) và đường rất quan trọng khi kiểm soát bệnh tiểu đường (hay còn gọi đái tháo đường), vì tác động tiềm tàng của nó đối với lượng đường trong máu. Sẽ không có vấn đề gì khi thỉnh thoảng ăn thực phẩm có chứa nhiều đường. Với một số người mắc bệnh đái tháo đường, đồ uống có đường hoặc viên nén glucose là cần thiết để điều trị tình trạng hạ đường huyết khi mức đường huyết quá thấp.

Ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường

Nên ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI<55)>

Đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa insulin khiến glucose trong máu tăng cao. Nếu đường máu tăng cao kéo dài không được kiểm soát cùng một số yếu tố nguy cơ khác sẽ gây biến chứng ở nhiều cơ quan trong cơ thể.

Do vậy, bên cạnh việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, thì việc duy trì đường huyết an toàn thông qua chế độ ăn uống là biện pháp cần thiết và hiệu quả.

Lượng đường trong máu có mối quan hệ phức tạp với carbohydrate hấp thụ vào cơ thể. So với protein và chất béo, carbohydrate có tác động lớn nhất đến lượng đường trong máu, đây là lý do tại sao việc theo dõi lượng carbohydrate nạp vào cơ thể rất quan trọng để kiểm soát bệnh đái tháo đường.

Nguyên tắc bổ sung trái cây với người mắc bệnh tiểu đường

Trái cây là nhóm thực phẩm cần thiết cho tất cả mọi người, bao gồm cả người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều bệnh nhân đái tháo đường mắc sai lầm khi ăn trái cây khiến đường huyết tăng cao hoặc kiêng ăn dẫn đến thiếu chất, ví dụ như: Kiêng hoàn toàn không ăn trái cây; chỉ ăn một vài loại trái cây như ổi, bưởi nhưng ăn rất nhiều và thường xuyên; không để ý, ăn tùy thích.

Nên chọn trái cây tươi, hạn chế sử dụng trái cây sấy hoặc phơi khô

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trái cây là một trong những nhóm thực phẩm thiết yếu cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất tham gia vào việc chuyển hóa năng lượng và giúp mọi hoạt động của cơ thể diễn ra trơn tru hơn.

Ăn trái cây là cách tốt nhất để bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: Vitamin A, C, D, E, K, kali, kẽm, magiê, sắt, natri, folate… Trái cây còn là nguồn chất xơ dồi dào tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ổn định đường huyết.

Tuy nhiên, trái cây cũng cung cấp lượng đường khá lớn, một số loại trái cây lại chứa nhiều đường và ảnh hưởng đến sự cân bằng đường huyết, do đó việc bổ sung trái cây cũng cần hợp lý, khoa học.

Cụ thể, cần chọn loại trái cây chứa ít glucose, nhiều chất xơ và vitamin. Người bệnh đái tháo đường nên ăn trái cây có chỉ số đường huyết thấp (GI bằng 55 hoặc ít hơn) giúp đường huyết tăng một cách chầm chậm, như: Ổi, bưởi, cam, táo, lê, thanh long, bơ, chuối…

Hạn chế ăn trái cây có chỉ số đường huyết cao (GI bằng 70 trở lên) khi ăn vào đường tăng nhanh, như nhãn, vải, mít, sầu riêng… Đồng thời nên ăn đa dạng, thay đổi các loại trái cây để bổ sung đầy đủ các vitamin và dưỡng chất.

Nên chọn trái cây tươi, hạn chế sử dụng trái cây sấy hoặc phơi khô vì tỷ lệ đường cao, lượng các chất dinh dưỡng bị thay đổi khi chế biến. Chọn trái cây vừa chín tới, vì nếu càng chín và chuyển sang màu vàng đậm, nâu thì hàm lượng đường trong trái cây sẽ càng cao.

Đặc biệt nên ăn trái cây cả vỏ (táo) bởi chất xơ có nhiều trong vỏ, xác làm hấp thu đường chậm. Không nên ép thành nước để uống vì dễ tăng đường huyết cao sau ăn.

Lượng trái cây trong mỗi lần ăn cho người mắc bệnh tiểu đường được khuyến cáo: Nên ăn trong mỗi lần là 15g; mỗi ngày nên ăn 2-3 suất trái cây. Với những loại trái cây ngọt như nhãn (10 quả), vải (5 quả), chôm chôm (5 quả), mít (3 múi), sầu riêng (nửa múi)…

Theo khuyến cáo của Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ: Có thể ăn trái cây ngay sau bữa ăn hoặc thời điểm cách bữa chính 2 giờ tùy theo thói quen, sở thích cũng như mức độ đường huyết của mỗi người.

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Bệnh tiểu đường

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Người trẻ tranh thủ 'làm mát cơ thể' trước mùa deadline cuối năm

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh