Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nhiệt điện Vũng Áng 1: 7 năm vẫn vướng khâu thanh quyết toán

Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 khánh thành vào tháng 9/2015. Sau 7 năm, khâu thanh quyết toán vẫn chưa thể dứt điểm do vướng một số thủ tục cần được tháo gỡ.
Phát điện tổ máy số 1 nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 Nhiệt điện Vũng Áng 1: Đưa tổ máy số 2 hòa lưới quốc gia PV Power ký hợp đồng mua bán điện của Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 Hà Tĩnh: Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất

Cũng chính vì lẽ đó mà ngay trong lễ khánh thành Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo các bên liên quan đẩy nhanh quá trình thanh quyết toán cho công trình Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, không để tình trạng một dự án đã hoàn thành bảy năm mà chưa quyết toán xong.

Khắc phục “bão giá” đưa nhà máy vào vận hành

Nhiệt điện Vũng Áng 1: 7 năm vẫn vướng khâu thanh quyết toán
Người lao động LILAMA thi công tại Nhiệt điện Vũng Áng 1

Dự án nhiệt điện Vũng Áng 1 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, Tổng thầu EPC là Tổng công ty Lắp máy Việt Nam-CTCP (LILAMA). Mặc dù nhà máy đã đi vào vận hành và bán điện thu được tiền, nhưng PVN vẫn chưa thể thanh toán số tiền mà Tổng thầu LILAMA đã bỏ ra để thực hiện các công việc có liên quan tại dự án này, ước tính khoảng 1.400 tỷ đồng do vướng mắc một số thủ tục cần được các bộ, ngành liên quan cho ý kiến để giải quyết.

Năm 2006, dự án nhiệt điện Vũng Áng 1 có quy mô công suất 1.200 MW, được Thủ tướng giao Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) làm chủ đầu tư, tổng vốn đầu tư 19.996 tỉ đồng.

Song do khó khăn về thu xếp vốn nên LILAMA và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã báo cáo Thủ tướng giao PVN làm chủ đầu tư, LILAMA làm tổng thầu EPC. Tổng giá trị hợp đồng trước thuế là 1,17 tỉ USD, theo phương thức hợp đồng EPC trọn gói.

Ngày 11/12/2009, PVN đã phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư lần 1 dự án là 1,5951 tỷ USD.

LILAMA cũng đã ký hợp đồng thầu phụ với 3 đơn vị trong nước là Tổng công ty Sông Hồng, Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng và Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam cho toàn bộ các hạng mục xây dựng của Dự án, với tổng giá trị 3.198 tỷ đồng.

Sau khi ký hợp đồng, các đơn vị đã huy động tối đa nguồn lực để triển khai, đảm bảo đáp ứng các mốc tiến độ ban đầu của Dự án. Tuy nhiên, năm 2010-2013, nền kinh tế trong và ngoài nước biến động lớn, như đơn giá nhân công tăng ít nhất 1,5 lần, giá nhiên liệu như than tăng hơn 2 lần, dầu FO tăng 2,3 lần...

Trước những khó khăn này, chủ đầu tư và nhà thầu đã cùng kiến nghị lên Chính phủ đề nghị được tháo gỡ.

Trên cơ sở ý kiến của các bộ liên quan, Bộ Xây dựng đã có Văn bản 2060/BXD-KTXD, ngày 21/11/2012, “chấp thuận chủ trương giải quyết phát sinh chưa lường hết của nhà thầu thi công xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 và giao Hội đồng thành viên PVN xem xét, quyết định giá trị thanh toán phát sinh chưa lường hết cho các nhà thầu trên cơ sở thiết kế bản vẽ thi công, khối lượng thực tế triển khai được chủ đầu tư phê duyệt, dự toán phát sinh được các đơn vị tư vấn có chức năng lập, thẩm tra với điều kiện không vượt quá giá trị tổng mức đầu tư dự án đã được phê duyệt”.

Tiếp đó, Hội đồng thành viên PVN đã có nghị quyết, trong đó chấp thuận chi phí phát sinh chưa lường hết và tạm ứng đối với các hạng mục xây dựng đã thi công được nghiệm thu để có nguồn kinh phí tiếp tục triển khai Dự án.

Theo kết quả dự án lập tại thời điểm tháng 9/2014 của PVN, tổng giá trị phát sinh chưa lường hết phần xây dựng là 1.176,76 tỷ đồng.

Để có cơ sở phê duyệt tổng mức đầu tư hiệu chỉnh và điều chỉnh Hợp đồng EPC, PVN đã báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh lần 2 tổng mức đầu tư Dự án và Chính phủ đã giao Bộ Công Thương thẩm định vấn đề này.

Trên cơ sở báo cáo của PVN và báo cáo thẩm định của Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ có Văn bản 1823/TTg-KTN ngày 14/10/2015, đồng ý kiến nghị của Bộ Công Thương tại Báo cáo kết quả thẩm định tổng mức đầu tư điều chỉnh. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, chỉ đạo PVN thực hiện việc phê duyệt điều chỉnh hợp đồng EPC và tổng mức đầu tư điều chỉnh theo quy định.

PVN đã phê duyệt tại Quyết định số 1429/QĐ-DKVN ngày 14/3/2016 về tổng mức đầu tư hiệu chỉnh lần 2 của Dự án với giá trị là 33.576 tỷ đồng.

Tuy nhiên, vẫn còn các phát sinh chưa lường hết của Hợp đồng EPC, gồm phát sinh chưa lường hết của phần xây dựng là 1.176,76 tỷ đồng, phát sinh chưa lường hết phần lắp đặt là 520,11 tỷ đồng chưa được PVN và LILAMA ký hợp đồng EPC điều chỉnh.

Nhưng để Dự án được đi vào hoạt động đúng tiến độ, PVN cũng đã thực hiện tạm ứng cho các nhà thầu 1.108,46 tỷ đồng, gồm 865,64 tỷ đồng phần xây dựng và 242,82 tỷ đồng phần lắp đặt để nhà thầu có khả năng tiếp tục huy động nguồn lực thi công.

Nhờ đó, Dự án đã đi vào vận hành thương mại Tổ máy 1 từ ngày 31/12/2014 và Tổ máy 2 ngày 12/5/2015.

Trên thực tế, chi phí phát sinh phần xây dựng sau khi rà soát, chuẩn xác nhiều lần, chốt ở con số 980,95 tỷ đồng, thấp hơn giá trị trong tổng mức đầu tư hiệu chỉnh lần 1 được phê duyệt là 1.176,76 tỷ đồng.

Vẫn chưa thể thanh quyết toán

Trong quá trình hoàn thiện thủ tục để phê duyệt dự toán, Kiểm toán Nhà nước đã có ý kiến tại Văn bản 395/KTNN-TH ngày 5/9/2016. Theo đó, "phát sinh chưa lường hết phần lắp đặt và các hạng mục xây dựng còn lại (ngoài phạm vi Văn bản số 2060/BXD-KTXD của Bộ Xây dựng) chưa được cấp có thẩm quyền (Chính phủ) phê duyệt" và yêu cầu "PVN phê duyệt dự toán phát sinh khối lượng chưa lường hết theo quy định của Hợp đồng EPC và các quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc điều chỉnh hợp đồng EPC". Đây được coi là vướng mắc lớn nhất làm chậm quá trình quyết toán của dự án.

Ngày 12/6/2022, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã có văn bản số 2505/DKVN-D&NLTT báo cáo xử lý tồn tại liên quan đến quyết toán Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1.

Theo đó, thứ nhất, PVN đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận và giao PVN phê duyệt chi phí phát sinh chưa lường hết Hợp đồng EPC do các nhà thầu trong nước đã thực hiện tại Nhà máy Nhiệt điên Vũng Áng 1 theo nguyên tắc/phương pháp xác định đã được các đơn vị tư vấn lập, thẩm tra, PVN rà soát và Bộ Công Thương thẩm định, làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo. Thứ hai là giao PVN chịu trách nhiệm điều chỉnh Hợp đồng EPC Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, làm cơ sở quyết toán dự án theo nguyên tắc đảm bảo không vượt giá trị tương ứng trong tổng mức đầu tư hiệu chỉnh (lần 2) của Dự án.

Mới đây nhất, ngày 3/8/2022, tại công văn xin ý kiến các bộ ngành về phương án xử lý tồn tại liên quan đến quyết toán dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, Bộ Công Thương cho rằng: căn cứ pháp luật về xây dựng, đấu thầu, luật tổ chức Chính phủ và các quy định pháp luật hiện hành, không quy định Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định việc điều chỉnh giá Hợp đồng EPC đã ký của các doanh nghiệp.

Các vấn đề PVN đề nghị cũng đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nhiều lần bằng các văn bản, trong đó nêu rõ Hội đồng thành viên PVN căn cứ quy định pháp luật và Hợp đồng EPC đã ký để giải quyết. Đối chiếu với Bộ luật Dân sự và Hợp đồng EPC đã ký, PVN và LILAMA là hai chủ thể của hợp đồng EPC đã ký có trách nhiệm đàm phán, tự quyết định giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện, điều chỉnh, quyết toán hợp đồng theo đúng quy định của Hợp đồng EPC và quy định của pháp luật.

Bộ Công Thương vừa có công văn xin ý kiến các bộ ngành về phương án xử lý tồn tại liên quan đến quyết toán dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1. Dự án này đã đi vào vận hành được 7 năm nhưng vẫn chưa được xử lý về vướng mắc tài chính. Theo Công văn số 4528/BCT-ĐL ngày 3/8/2022, Bộ Công Thương cũng đề nghị các cơ quan tập hợp và gửi ý kiến về Bộ Công Thương trước ngày 18/8/2022.
Nguyễn Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Dầu khí và than

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

SVTech mang đến những giải pháp công nghệ tối ưu quản lý dữ liệu cho ngân hàng Việt

SVTech mang đến những giải pháp công nghệ tối ưu quản lý dữ liệu cho ngân hàng Việt

Theo báo cáo "Khai phá tiềm năng nền tài chính bền vững Đông Nam Á" của PwC, chỉ có 33% các ngân hàng tại Việt Nam đang khai thác dữ liệu một cách hiệu quả.
Fed cắt giảm lãi suất: Con dao hai lưỡi với kinh tế Việt Nam

Fed cắt giảm lãi suất: Con dao hai lưỡi với kinh tế Việt Nam

Việc cắt giảm lãi suất của Fed là con dao hai lưỡi đối với kinh tế Việt Nam, vì giá trị đồng USD giảm sẽ làm giảm áp lực mất giá lên đồng VND.
Các nhà băng đồng loạt cam kết hoãn nợ, hạ lãi suất cho vay với khách hàng ảnh hưởng bão số 3

Các nhà băng đồng loạt cam kết hoãn nợ, hạ lãi suất cho vay với khách hàng ảnh hưởng bão số 3

Các ngân hàng đồng loạt cam kết sẽ tạm hoãn, giãn, giữ nguyên nhóm nợ và hạ lãi suất cho vay đối với đối tượng khách hàng bị ảnh hưởng bão số 3.
Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái gì sau quyết định hạ lãi suất của Fed?

Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái gì sau quyết định hạ lãi suất của Fed?

Theo các chuyên gia, việc Fed hạ lãi suất sẽ tạo thêm dư địa cho chính sách tiền tệ của Việt Nam, song trước mắt Ngân hàng Nhà nước sẽ chưa vội hạ lãi suất.
AI giúp hệ thống ngân hàng tăng doanh thu 340 tỷ USD mỗi năm

AI giúp hệ thống ngân hàng tăng doanh thu 340 tỷ USD mỗi năm

AI và đặc biệt là Gen AI có thể đóng góp đến 340 tỷ USD, tương đương 4,7% tổng doanh thu của ngành ngân hàng mỗi năm, thông qua việc tăng năng suất.

Tin cùng chuyên mục

Đồng Nai: 2 công ty con của Lilama và hơn 400 doanh nghiệp nợ gần 260 tỷ đồng tiền bảo hiểm

Đồng Nai: 2 công ty con của Lilama và hơn 400 doanh nghiệp nợ gần 260 tỷ đồng tiền bảo hiểm

Bảo hiểm Xã hội tỉnh Đồng Nai công khai danh sách 457 doanh nghiệp, trường học nợ tiền bảo hiểm các loại hơn 260 tỷ đồng, trong đó có 2 công ty con của Lilama.
Giảm 1% lãi vay và thêm giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão số 3

Giảm 1% lãi vay và thêm giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão số 3

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) giảm 1% lãi suất vay VNĐ và 0,5% lãi suất vay USD đối với khách hàng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ cơn bão số 3.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới lãi suất 4,5%/năm

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới lãi suất 4,5%/năm

SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian từ tháng 9-12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ giảm đến 2%

Lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ giảm đến 2%

Sacombank giảm đến 2%/năm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bị thiệt hại do bão lũ khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việt Nam: Điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài trong khối ASEAN

Việt Nam: Điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài trong khối ASEAN

Cơ hội kinh doanh của khu vực ASEAN đang được đánh giá có nhiều sức hút. Trong đó, Việt Nam nổi lên là một điểm sáng.
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

Năm 2024 ghi nhận cột mốc mới khi lần đầu tiên VietinBank nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp FDI tại Việt Nam”.
Tập đoàn Thiên Long - doanh nghiệp ‘trùm’ ngành bút bi có diễn biến lạ

Tập đoàn Thiên Long - doanh nghiệp ‘trùm’ ngành bút bi có diễn biến lạ

Cùng một lúc, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (Mã chứng khoán: TLG) thông báo miễn nhiệm 4 Phó Tổng giám đốc, sắp xếp lại hệ thống chức danh trong công ty.
Ngân hàng Nhà nước xây dựng cơ chế giãn, hoãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Ngân hàng Nhà nước xây dựng cơ chế giãn, hoãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đang xây dựng Thông tư hướng dẫn cơ chế giãn, hoãn các khoản nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Ngày đầu quay lại niêm yết trên UPCoM, cổ phiếu HNG và HBC diễn biến ra sao?

Ngày đầu quay lại niêm yết trên UPCoM, cổ phiếu HNG và HBC diễn biến ra sao?

Ngày đầu tiên quay trở lại niêm yết trên sàn UPCoM, cổ phiếu HNG (HAGL Agrico) và HBC (Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình) lại có những diễn biến trái chiều.
Manulife quyên góp hơn 2,6 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Manulife quyên góp hơn 2,6 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nguồn quỹ ủng hộ đến từ hình thức đóng góp đối ứng. Với mỗi khoản ủng hộ đến từ tập cán bộ nhân viên và đại lý, Manulife cam kết đối ứng một khoản tương đương
VIB - Hành trình 28 năm sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

VIB - Hành trình 28 năm sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

VIB luôn lấy khách hàng làm trọng tâm cho mọi sự nỗ lực sáng tạo về sản phẩm dịch vụ để luôn là một phần trong đời sống .
Chi cục Hải quan Thái Nguyên nỗ lực chuyển đổi số và tăng cường đối thoại với doanh nghiệp

Chi cục Hải quan Thái Nguyên nỗ lực chuyển đổi số và tăng cường đối thoại với doanh nghiệp

Chi cục Hải quan Thái Nguyên triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số trong quản lý nội bộ và hỗ trợ doanh nghiệp nhằm đảm bảo đồng bộ quá trình CĐS của ngành Hải quan.
MB ủng hộ hơn 14 tỷ đồng cho đồng bào ảnh hưởng bởi bão lũ

MB ủng hộ hơn 14 tỷ đồng cho đồng bào ảnh hưởng bởi bão lũ

Ngoài số tiền đóng góp trực tiếp đến các địa phương vùng bão, MB tiêp tục kêu gọi cán bộ nhân viên ủng hộ đồng bào qua tài khoản thiện nguyện của Công đoàn MB.
Chi hàng chục tỷ đồng để

Chi hàng chục tỷ đồng để 'học tập kinh nghiệm', Xổ số Kiến thiết Long An làm ăn thế nào?

Trong vòng một năm, Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Long An đã đầu tư gần 11 tỷ đồng để đi "học tập kinh nghiệm" ở nhiều nước trên thế giới.
Tín dụng chính sách xã hội: Không để ai bị bỏ lại phía sau trên con đường tiếp cận tri thức

Tín dụng chính sách xã hội: Không để ai bị bỏ lại phía sau trên con đường tiếp cận tri thức

Không chỉ là đòn bẩy phát triển kinh tế cho hộ nghèo, tín dụng chính sách xã hội còn góp phần hiện thực hóa những giấc mơ tri thức của hàng triệu học sinh.
Công ty Toàn Thịnh Phát: Lỗ lũy kế hơn 650 tỷ đồng, bị nghi ngờ khả năng hoạt động

Công ty Toàn Thịnh Phát: Lỗ lũy kế hơn 650 tỷ đồng, bị nghi ngờ khả năng hoạt động

Tính tới ngày 30/6/2024, Công ty Toàn Thịnh Phát có mức lỗ lũy kế gần 650,3 tỷ đồng và bị đơn vị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động.
BIDV nhận giải thưởng

BIDV nhận giải thưởng 'Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam'

Đây là năm thứ 2 liên tiếp BIDV nhận giải ở hạng mục ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam từ Euromoney đó là ghi nhận sự vượt trội của Ngân hàng này.
Ngân hàng chủ động tăng vốn , tạo đà phát triển bền vững

Ngân hàng chủ động tăng vốn , tạo đà phát triển bền vững

Tăng vốn điều lệ là một trong những vấn đề quan trọng và cách hữu hiệu nhất giúp ngân hàng tăng tỷ lệ an toàn vốn, đảm bảo an toàn hoạt động.
Lãi suất cho vay giảm thêm 2%, hàng chục nghìn tỷ đồng cho vay hỗ trợ phục hồi sau bão lũ

Lãi suất cho vay giảm thêm 2%, hàng chục nghìn tỷ đồng cho vay hỗ trợ phục hồi sau bão lũ

Đến thời điểm này, hàng chục nghìn tỷ đồng đã được các ngân hàng cam kết cho vay với lãi suất giảm thêm từ 0,5 - 2% cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động