Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 17:18

Những khác biệt của Hiệp định RCEP trở thành bước tiến để hiện thực hóa FTAAP

Cả Hiệp định RCEP và CPTPP đều là những siêu FTA quan trọng cho thấy tiến bộ trong tự do hóa thương mại ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP).

Trong khi CPTPP được thúc đẩy bởi các nền kinh tế đang tìm cách đạt được một FTA với tiêu chuẩn cao và tiếp cận thị trường toàn diện; thì các cuộc đàm phán Hiệp định RCEP do ASEAN thúc đẩy về mặt thể chế để tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các nền kinh tế đối tác lớn hơn. Sự khác biệt về bản chất của CPTPP và RCEP đã ảnh hưởng đến chiều sâu của lộ trình tự do hóa thuế quan. Ví dụ, tại thời điểm có hiệu lực, các bên RCEP đã đồng ý tự do hóa hoàn toàn 63,4% tổng số dòng thuế, so với các bên CPTPP đồng ý tự do hóa hoàn toàn 86,1% số dòng thuế. Ngoài ra, điểm xuất phát của cả hai quá trình đàm phán là khác nhau. Trong khi 54,1% số dòng thuế trong CPTPP đã có mức thuế cơ sở bằng 0% thì chỉ có 22,9% số dòng thuế trong RCEP có mức thuế cơ sở miễn thuế.

Một điểm khác biệt chính khác là RCEP không có danh mục phân giai đoạn rõ ràng và không tự do hóa hoàn toàn bất kỳ chương hệ thống hài hòa (HS) nào khi có hiệu lực - không giống như CPTPP ngay lập tức tự do hóa 10 chương HS cho tất cả các thành viên. Hơn nữa, thời hạn tối đa để giảm thuế suất ưu đãi xuống mức miễn thuế trong RCEP dài hơn trong CPTPP. Ngoài ra, các thành viên RCEP bao gồm một tỷ lệ lớn hơn các dòng thuế của họ có thời gian tự do hóa từ 10 năm trở lên (26%), so với 5,7% của CPTPP. Trên thực tế, 30 trong số 39 lộ trình tự do hóa RCEP có hơn 19,6% tổng số dòng thuế theo thời gian tự do hóa dài hơn. Tỷ lệ phần trăm cao nhất của CPTPP là từ lộ trình của Mexico, ở mức 19,6%. RCEP cũng có nhiều hàng hóa hơn được tự do hóa một phần và loại trừ so với CPTPP.

Các nền kinh tế trong CPTPP và RCEP khác nhau về nhóm sản phẩm mà họ cho là nhạy cảm hơn. Điều này liên quan chặt chẽ đến cơ cấu sản xuất của nền kinh tế. Trong CPTPP, hầu hết các sản phẩm bị loại trừ và tự do hóa một phần là nông nghiệp, trong khi trong RCEP nhiều hơn là các sản phẩm phi nông nghiệp. Bất chấp những khác biệt này, cả hai hiệp định đều rất đáng chú ý vì sẽ tự do hóa hoàn toàn một tỷ lệ đáng kể các dòng thuế. Về dài hạn, 98,9% số dòng thuế cuối cùng sẽ được tự do hóa hoàn toàn theo CPTPP, trong khi 89,7% số dòng thuế RCEP sẽ được tự do hóa hoàn toàn sau 21 năm.

Tự do hóa thuế quan của RCEP là một trong những nước tiến để hiện thực hóa Khu vực thương mại tự do châu Á- Thái Bình Dương (FTAAP) lớn hơn nhiều. Cả CPTPP và RCEP đều là những con đường quan trọng cho mục tiêu này vì giúp tăng khả năng tiếp cận thị trường và hội nhập kinh tế nhiều hơn trong khu vực, tăng cường liên kết kinh tế giữa các thành viên và là công cụ quan trọng để xây dựng lòng tin giữa các nền kinh tế. FTAAP được hình dung sẽ tích hợp thương mại giữa 21 nền kinh tế thành viên của APEC và cho đến nay, RCEP đã tăng cường liên kết giữa 12 nền kinh tế trong số đó, trong khi CPTPP đã liên kết 11 nền kinh tế. Hai hiệp định này thể hiện chung cam kết của khu vực trong việc tự do hóa thương mại và tạo ra nền tảng màu mỡ để hội nhập khu vực nhiều hơn hướng tới một FTAAP cuối cùng.

Quá trình đàm phán của RCEP phải đối mặt với nhiều thách thức, chủ yếu là do số lượng các bên tham gia, với sự khác biệt về trình độ phát triển và tham vọng kết quả. Để đáp ứng nhu cầu của tất cả các thành viên RCEP, tham vọng đã được duy trì hợp lý thông qua việc loại trừ, hàng hóa được tự do hóa từng phần và thời gian tự do hóa kéo dài. Các giải pháp sáng tạo cũng được viết vào RCEP để giải quyết các mối quan tâm cụ thể, chẳng hạn như nhiều lộ trình tự do hóa, có thể tốn kém hơn để quản lý. Trên thực tế, 30 trong số 39 lộ trình tự do hóa thuế quan của RCEP bao gồm hơn 19,6% số dòng thuế, được thiết lập để đạt được trạng thái tự do hóa hoàn toàn trong 10 năm hoặc hơn. Điều này có thể ngụ ý, đối với một số bên, tự do hóa trong RCEP chậm hơn so với các RTA / FTA khác. Mức độ tự do hóa thương mại theo thỏa thuận trong RCEP vẫn rất đáng chú ý, vì 63,4% tổng số dòng thuế sẽ được hưởng quy chế miễn thuế khi RCEP có hiệu lực, và tổng số 338.395 dòng thuế hay 89,7% tổng số dòng thuế sẽ trở thành được tự do hóa hoàn toàn theo RCEP vào năm thứ 21- có ý nghĩa khi xét đến quy mô và giá trị tập thể của các thành viên RCEP.

Hiệp định RCEP nhạy cảm hơn đối với các sản phẩm phi nông nghiệp nếu so với CPTPP, vốn nhạy cảm hơn với các sản phẩm nông nghiệp. So sánh các FTA này cho thấy 72,5% số dòng thuế được tự do hóa một phần và loại trừ trong RCEP là các sản phẩm phi nông nghiệp. Một số chủng loại hàng hóa trong RCEP đang được tự do hóa tương đối nhanh chóng. Hàng hóa vốn (ví dụ: máy móc), hàng hóa trung gian (ví dụ, hóa chất) và nguyên liệu thô (ví dụ, niken) sẽ được tự do hóa nhanh hơn, trong khi các sản phẩm thâm dụng lao động (ví dụ: hàng dệt may), hàng hóa nông nghiệp và phương tiện đi lại sẽ phải đối mặt tự do hóa chậm hơn hoặc thậm chí tự do hóa một phần và loại trừ.

Việt Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định CPTPP

Tin cùng chuyên mục

Các FTA - ‘đòn bẩy’ thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và đối tác châu Mỹ

RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc

Nhiều chuyên gia quốc tế lạc quan về Hiệp định RCEP trong thời gian tới

4 năm ký kết Hiệp định RCEP: Cánh cửa mới mở ra cho doanh nghiệp Việt

Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Hãng thông tấn Nhà nước UAE có bài nêu bật ý nghĩa chiến lược của Hiệp định CEPA

Báo chí trong nước đưa tin đậm nét mốc lịch sử Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định CEPA

Chính phủ ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA

Lâm Đồng: Tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn thông tin về hội nhập quốc tế

Miền Trung - Tây Nguyên tăng cường thực thi các hiệp định thương mại tự do

Các FTA đã giúp hàng hóa Việt Nam đi sâu vào thị trường lớn trên thế giới

5 nút thắt của ngành da giày trong tận dụng hiệu quả các FTA

RCEP: Hơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á

Những lưu ý về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đào tạo chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế nâng cao vị thế, uy tín của Bộ Công Thương

Thực thi FTA thúc đẩy các thành tựu cải cách kinh tế của Việt Nam

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Xây dựng hệ sinh thái, tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu da giày