Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Những ngân hàng hồi sinh từ khốn khó

Vietinbank, Eximbank, VPBank hay Maritime Bank... từng âm vốn, một số còn rơi vào tình trạng "kiểm soát đặc biệt" nhưng đến nay đã vươn lên tốp đầu thị trường. 

Ngành ngân hàng đang đứng trước đợt tái cấu trúc mạnh mẽ và quyết liệt chưa từng có. Danh tính một vài nhà băng yếu kém đã được công bố. Nhà điều hành cũng công khai tên một số trường hợp phải sáp nhập, hợp nhất, thậm chí mua lại với giá 0 đồng như với Ngân hàng Xây dựng (VNCB).

Câu chuyện về những cuộc thay da đổi thịt sau tái cấu trúc thành công của Eximbank, VPBank, Maritime Bank hay Vietinbank dưới đây có thể giúp thị trường có cái nhìn lạc quan hơn về cuộc cải tổ sắp tới.

Eximbank

EIB500-1894-1425208978.jpg

Eximbank từng rơi vào giai đoạn khó khăn năm 1997.

Là nhà băng cổ phần đầu tiên được thành lập tháng 4/1989, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đi vào hoạt động tháng 1/1990 với vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Những năm 1995-1996, Eximbank là một ngân hàng tiếng tăm, gần như vượt tất cả các tổ chức tín dụng cổ phần về thanh toán xuất nhập khẩu, chỉ đứng sau Vietcombank.

Nhưng thời hoàng kim qua mau khi nhà băng này liên quan đến một số hợp đồng cho vay rủi ro. Cơ quan chức năng xác định ngân hàng cho vay theo quan hệ, cho vay quá tập trung và liên quan đến một số vụ án kinh tế lớn... dẫn đến nợ cho vay và bảo lãnh không đòi được và bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, đồng thời ôm khối nợ xấu cả nghìn tỷ đồng, chiếm gần 65% tổng dư nợ.

"Kiểm soát đặc biệt" là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật dẫn đến nguy cơ mất an toàn hoạt động. Dù đang trải qua cuộc "đại phẫu" nhưng ngành ngân hàng hiện nay chưa có trường hợp nào rơi vào cảnh này.

Trong lịch sử, nhiều cái tên đã biến mất sau khi bị đưa vào diện "kiểm soát đặc biệt" mà không thể khắc phục được hậu quả như Ngân hàng Việt Hoa, Nam Đô, Vũng Tàu, Châu Á Thái Bình Dương. Ngược lại, cũng có những nhà băng thực sự đã "thay da đổi thịt" sau khi được tái cấu trúc một cách quyết liệt.

Năm 1997, Eximbank thực sự rơi vào bế tắc và đứng trước nguy cơ đổ vỡ nên phải đặt dưới sự kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, được sự hỗ trợ về tài chính của Nhà nước, thông qua việc giao cho Vietcombank tiếp quản.

Đầu năm 2000, ông Trương Văn Phước từ vị trí Phó giám đốc Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh TP HCM được điều chuyển làm Tổng giám đốc Eximbank. Cùng với cả tập thể, ông bắt tay khôi phục ngân hàng, xử lý khối nợ cả nghìn tỷ đồng. Những cuộc họp về nợ của Eximbank đều có đại diện Ngân hàng Nhà nước tham dự. Một thời gian dài, nhà băng này ngưng không trả cổ tức cho các cổ đông và bản thân Eximbank cũng đi tìm nguồn lực từ các cổ đông, thuyết phục các cổ đông mới để tái cấu trúc…

Suốt một năm vật lộn với nợ xấu, ông Phước và các cộng sự cũng đã vực dậy thành công Eximbank. Từ năm 2001 Eximbank có lãi trở lại, tốc độ tăng chênh lệch thu chi năm sau gấp đôi năm trước, nhưng tất cả lợi nhuận đều phải trích dự phòng rủi ro. Năm 2004, Eximbank thoát kiểm soát đặc biệt và qua năm 2005 lợi nhuận trước thuế của ngân hàng lên tới 244 tỷ đồng, không những đủ bù đắp nợ mà còn dư 25 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của nhà băng cũng khá thấp, xuống dưới 3%.

Nhiều năm sau đó, Eximbank đã tăng trưởng vượt bậc. Từ vốn chủ sở hữu năm 2010 là 13.353 tỷ đồng đã tăng lên hơn 15.000 tỷ đồng năm 2013 và thuộc ngân hàng cổ phần có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối ngân hàng cổ phần Việt Nam; tổng tài sản cũng vọt lên gần 150.000 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần so với cách đó ba năm.

Năm 2014, với những khó khăn chung của nền kinh tế, hoạt động của nhà băng này có sự trầm lại khi lợi nhuận cả năm 2014 chỉ vỏn vẹn 56 tỷ đồng do mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro. Tổng tài sản ngân hàng đạt 169.000 tỷ đồng.

Maritime Bank

MSB-aq500-6842-1425208985.jpg

Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng cổ phần lớn sau khi gặp khó khăn trước đây.

Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) đi vào hoạt động tháng 7/1991 tại Hải Phòng, với số vốn điều lệ ban đầu 40 tỷ đồng. Đến 1998-2000, cùng với những thăng trầm của kinh tế đất nước và cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, Maritime Bank gặp không ít khó khăn nhưng vẫn duy trì được tốc độ phát triển và hiệu quả trong kinh doanh. Tuy nhiên, thời gian này, giám đốc Maritime Bank và hai cán bộ khác nguyên là phó giám đốc cùng trưởng phòng tín dụng đã có hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng, làm thất thoát của Nhà nước hàng chục tỷ đồng.

Nhà băng này bị đưa vào tình trạng kiểm soát đặc biệt từ cuối tháng 11/2001. Hai năm sau đó, dù chấm dứt bị kiểm soát đặc biệt Maritime Bank nhưng Ngân hàng Nhà nước Hải Phòng vẫn phải báo cáo định kỳ hàng tháng tình hình khắc phục.

Năm 2005, Maritime chuyển Hội sở lên Hà Nội, mở rộng đối tượng khách hàng ra ngoài ngành Hàng Hải và các khách hàng cá nhân. Năm 2007, nhờ sự tham gia của nhóm cổ đông mới (Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam - VID Group), trong đó có sự điều hành của ông Nguyễn Anh Tuấn, người hiện là chủ tịch ngân hàng, Maritime Bank dần dần thay đổi. Ông Tuấn mạnh tay cải tổ, thay đổi cơ cấu sở hữu, giảm dần sự chi phối của cổ đông Nhà nước Vinalines tại nhà băng rồi thay đổi nhận dạng thương hiệu, tiến hành tăng vốn...

Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu Việt Nam với vốn điều lệ 8.000 tỷ đồng và tổng tài sản đến cuối tháng 6/2014 đạt gần 110.000 tỷ đồng. Từ một ngân hàng khu biệt trong lĩnh vực hàng hải, nay Maritime Bank đã trở thành nhà băng phục vụ mọi đối tượng và chú trọng mảng bán lẻ, đầu tư mạnh cho công nghệ.

VPBank

vpbank500-6297-1425208989.jpg

Sau giai đoạn khó khăn năm 1997-2004, VPBank đã hồi sinh và đang tăng trưởng theo mô hình bán lẻ.

Khoảng chục năm trước, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - khi ấy có tên là Ngân hàng Ngoài quốc doanh) từng được coi là "hiện tượng" của nhóm các nhà băng tư nhân làm ăn hiệu quả, tăng trưởng cao qua các năm. Tuy nhiên, với một loạt những mâu thuẫn trong nội bộ, quản trị rủi ro lỏng lẻo, từ năm 1997-2004, ngân hàng rơi vào giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng khi nợ quá hạn lên đến trên 80%, khoản chứng thư bảo lãnh L/C phải trả nước ngoài gần 50 triệu USD. Tháng 9/2002, Ngân hàng Nhà nước đưa nhà băng này vào diện kiểm soát đặc biệt.

Trước tình hình đó, dưới bàn tay của tổng giám đốc Lê Đắc Sơn, ngân hàng này đã trải qua cuộc cải cách mạnh mẽ từ mô hình, tổ chức, hoạt động. Mục tiêu đầu tiên là xử lý nợ đọng và nỗ lực giải quyết các L/C trả chậm để cải thiện hình hình tài chính cũng như khắc phục uy tín của VPBank trên thị trường. Cuối năm 2003, sau khi mạnh tay khắc phục nợ đọng và cải cách mạnh mẽ mô hình tổ chức, hoạt động, VPBank mới giảm được tỷ lệ nợ xấu trên 30% xuống 13%.

Không chỉ mạnh tay xử lý nợ đọng, VPBank thay đổi lại quy trình quản trị rủi ro. Đến tháng 7/2004, ngân hàng cũng chính thức được dỡ bỏ lệnh kiểm soát đặc biệt.

Đến nay, VPBank là một trong những ngân hàng bán lẻ có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và nằm trong nhóm 12 đơn vị dẫn đầu thị trường. Tổng tài sản đến hết quý III/2014 đã đạt gần 150.000 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu là 8.754 tỷ đồng.

Vietinbank

Vietinbank-8389-1425208991.jpg

Vietinbank hiện vẫn là ngân hàng dẫn đầu thị trường trên nhiều phương diện.

Không bị đưa vào diện "kiểm soát đặc biệt" nhưng Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) đã từng rơi vào cảnh "phá sản về mặt kỹ thuật". Cuối năm 2000, đầu 2001, tổng nợ tồn đọng của Incombank (tên cũ của Vietinbank) lên đến 10.014 tỷ đồng, chiếm 28,7% tổng dư nợ - cao gấp 5,7 lần vốn chủ sở hữu. Số dự phòng rủi ro phải trích theo quy định khi đó phải là 8.666 tỷ đồng nhưng số dư quỹ dự phòng của nhà băng này chỉ còn lại 65 tỷ đồng. Incombank được xem là đã "phá sản về mặt kỹ thuật" nên ngay lập tức, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo xây dựng đề án cơ cấu lại tổ chức, hoạt động và xử lý nợ tồn đọng.

Khoản nợ khổng lồ của Epco Minh Phụng khoảng hơn 5.600 tỷ đồng khi ấy được xem là nguyên nhân chính khiến Incombank rơi vào khốn khó. Do đó, Vietinbank tập trung toàn bộ nguồn lực để dồn sức xử lý hậu quả, lập ban chỉ đạo xử lý nợ xấu từ trụ sở chính đến từng chi nhánh. Suốt 5 năm, Vietinbank không chỉ mạnh tay xử lý nợ tồn đọng theo đề án mà còn giải quyết được một phần nợ tồn đọng ngoài đề án, nâng tổng số nợ xử lý lên gần 10.000 tỷ đồng.

Sau xử lý nợ để "lên khỏi mặt đất", Vietinbank cơ cấu thay đổi lại toàn bộ mô hình quản trị, tái cơ cấu trên nhiều phương diện. Đến nay, Vietinbank là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống, tổng tài sản đạt hơn 661.000 tỷ đồng. Năm 2014, Vietinbank tiếp tục nằm trong Top các nhà băng dẫn đầu về lợi nhuận khi báo lãi sau thuế 5.727 tỷ đồng. Nợ xấu chiếm khoảng 1,1% tổng dư nợ.

Theo VnExpress
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Nhiều ngân hàng và tổ chức trung gian thanh toán tiếp tục đẩy mạnh thanh toán xuyên biên giới

Nhiều ngân hàng và tổ chức trung gian thanh toán tiếp tục đẩy mạnh thanh toán xuyên biên giới

Thanh toán xuyên biên giới là xu hướng của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, được các ngân hàng và tổ chức trung gian thanh toán đẩy mạnh triển khai.
Ưu đãi lãi suất cho vay, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam tiếp sức doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Ưu đãi lãi suất cho vay, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam tiếp sức doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) triển khai chương trình “Tiếp sức vốn vay-Lãi suất trao tay”, tổng hạn mức lên đến 3.000 tỷ đồng, lãi suất vay từ 5,0%/năm.
‘Xe bún bò ước mơ’ của mẹ

‘Xe bún bò ước mơ’ của mẹ

Một xe bún bò với đầy đủ vật dụng cần thiết và 1 số vốn nhỏ là điều ý nghĩa mà Chương trình Ước mơ xanh do F88 dành cho chị Mỹ Đào hỗ trợ chị vượt qua khó khăn
Ngân hàng Hong Leong: Cam kết đóng góp vào sự thịnh vượng kinh tế Việt Nam

Ngân hàng Hong Leong: Cam kết đóng góp vào sự thịnh vượng kinh tế Việt Nam

Ngân hàng Hong Leong Việt Nam vừa tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ và thành công tại Việt Nam.
Tiền gửi của dân cư tăng kỷ lục, quyền lợi của người gửi tiền luôn được ưu tiên đảm bảo

Tiền gửi của dân cư tăng kỷ lục, quyền lợi của người gửi tiền luôn được ưu tiên đảm bảo

Kênh đầu tư thụ động được người dân đánh giá còn rủi ro, họ tìm đến kênh gửi tiết kiệm vì quyền lợi của họ luôn được bảo đảm bởi chính sách bảo hiểm tiền gửi.

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên

Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên

Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội công bố danh sách các cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ theo Luật các Tổ chức tín dụng và trên cơ sở thông tin do cổ đông cung cấp.
Chính phủ đề xuất bổ sung vốn nhà nước cho VCB 20.695 tỷ đồng

Chính phủ đề xuất bổ sung vốn nhà nước cho VCB 20.695 tỷ đồng

Chiều 23/10, tại Kỳ họp thứ 8, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã trình chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại VCB với số tiền 20.695 tỷ đồng.
Tín dụng tăng 12%, VIB lãi 6.600 tỷ đồng trong 9 tháng

Tín dụng tăng 12%, VIB lãi 6.600 tỷ đồng trong 9 tháng

Ngân hàng Quốc tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng với tăng trưởng tín dụng và huy động vượt trội so với ngành cùng chất lượng tài sản cải thiện.
Techcombank lãi trước thuế 22,8 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng năm 2024, số dư CASA lập kỷ lục mới

Techcombank lãi trước thuế 22,8 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng năm 2024, số dư CASA lập kỷ lục mới

Lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 22,8 nghìn tỷ đồng, tổng thu nhập hoạt động đạt 37,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng tăng 33,5% và 28,9% so cùng kỳ.
Giá vàng tiến sát mốc 90 triệu đồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Giá vàng tiến sát mốc 90 triệu đồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Theo Ngân hàng Nhà nước, giá vàng trong nước hiện cao hơn giá vàng thế giới khoảng 5 - 7% và đã được kiểm soát với biên độ phù hợp.
Vì sao DongA Bank vẫn chưa thể chuyển giao bắt buộc?

Vì sao DongA Bank vẫn chưa thể chuyển giao bắt buộc?

Cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính để xử lý tổ chức tín dụng yếu kém và xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc với DongA Bank còn nhiều bất cập, vướng mắc.
Bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý III/2024 phân hóa rõ nét

Bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý III/2024 phân hóa rõ nét

Mặc dù không đạt như kỳ vọng, song bức tranh lợi nhuận ngân hàng trong quý III/2024 được đánh giá là khả quan.
BAOVIET Bank: Phát triển ổn định trong 9 tháng đầu năm 2024

BAOVIET Bank: Phát triển ổn định trong 9 tháng đầu năm 2024

Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) vừa công bố kết quả kinh doanh trong 9 tháng 2024, thể hiện sự phát triển ổn định và chiến lược kinh doanh linh hoạt.
App MBBank chủ động chặn phần mềm độc hại chiếm quyền trên điện thoại

App MBBank chủ động chặn phần mềm độc hại chiếm quyền trên điện thoại

MB tiếp tục cho ra mắt gói giải pháp trên App MBBank chủ động phát hiện và cảnh báo khi điện thoại có dấu hiệu bị các phần mềm xâm hại và chiếm quyền.
Tự động hóa quy trình COB đem lại cách mạng cho hoạt động ngân hàng

Tự động hóa quy trình COB đem lại cách mạng cho hoạt động ngân hàng

Tự động hóa quy trình COB mang lại nhiều lợi ích vượt trội, đảm bảo tính chính xác và trung thực của dữ liệu, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Nam A Bank –

Nam A Bank – 'Số và Xanh' tiếp tục là động lực phát triển

Kỷ niệm 32 năm thành lập (21/10/1992 – 21/10/2024), Nam A Bank tiếp tục ghi dấu ấn trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam qua hàng loạt hoạt động nổi bật.
Các ngân hàng sau chuyển giao bắt buộc sẽ hoạt động như thế nào?

Các ngân hàng sau chuyển giao bắt buộc sẽ hoạt động như thế nào?

Sau khi chuyển giao bắt buộc, các ngân hàng có thể sáp nhập, duy trì như một ngân hàng con hoặc bán/chuyển nhượng cho nhà đầu tư mới...
Áp lực nợ xấu tiếp tục gia tăng

Áp lực nợ xấu tiếp tục gia tăng

Nợ xấu có thể tiếp tục gia tăng khi quy mô dư nợ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 lên tới 165 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 1,12% tổng dư nợ của nền kinh tế.
Cho vay bất động sản tăng hơn 9%, lãi suất vay mua nhà đang xuống thấp

Cho vay bất động sản tăng hơn 9%, lãi suất vay mua nhà đang xuống thấp

Tín dụng bất động sản nhích tăng và lãi suất cho vay mua nhà có xu hướng giảm. Các ngân hàng vẫn tiếp tục đẩy vốn cho lĩnh vực này.
Tỷ giá

Tỷ giá 'dậy sóng', nhà điều hành mở lại kênh hút tiền

Chiều 18/10, Ngân hàng Nhà nước phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu sau gần 2 tháng tạm ngừng trong bối cảnh áp lực tỷ giá gia tăng từ đầu tháng 10 đến nay.
Chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) cho MB

Chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) cho MB

Ngày 17/10/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức nhận Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) trở thành một thành viên mới.
Techcombank và Databricks: Cách mạng hóa ngân hàng cho hàng triệu khách hàng bằng AI và dữ liệu

Techcombank và Databricks: Cách mạng hóa ngân hàng cho hàng triệu khách hàng bằng AI và dữ liệu

Techcombank vừa hợp tác với Databricks triển khai Nền tảng trí tuệ dữ liệu của Databricks nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng AI trên quy mô toàn ngân hàng.
VietinBank tổ chức đại hội cổ đông bất thường bầu bổ sung thành viên hội đồng quản trị

VietinBank tổ chức đại hội cổ đông bất thường bầu bổ sung thành viên hội đồng quản trị

Ngày 17/10/2024 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024.
Chính thức chuyển giao bắt buộc CB cho Vietcombank và Oceanbank cho MB

Chính thức chuyển giao bắt buộc CB cho Vietcombank và Oceanbank cho MB

Sau khi được chuyển giao bắt buộc, CB và OceanBank sẽ là các ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn do Vietcombank và MB sở hữu 100% vốn điều lệ.
BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

BIDV sẽ cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện cho các doanh nhân trẻ và hội viên VYEA, tăng cường hợp tác và hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động