Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nội địa hóa điện gió ngoài khơi - động lực để ngành dầu khí phát triển bền vững

Kết luận 76-KL/TW đã mở ra con đường lớn cho doanh nghiệp Việt chủ động xây dựng chiến lược, lộ trình phát triển điện gió ngoài khơi, nhằm phát triển bền vững.
Thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi để hoàn thiện cơ chế, chính sách Đường đua phát triển điện gió ngoài khơi đến 2040: Châu Mỹ liệu có bắt kịp châu Âu? Mỹ đổ hàng chục tỷ đô vào điện gió ngoài khơi: Tham vọng lớn, thách thức nhiều

Xu thế không thể đảo ngược

Trước những yêu cầu cấp bách về chống biến đổi khí hậu và cam kết đạt Net-zero của các quốc gia và các tập đoàn lớn, thế giới đang ghi nhận sự dịch chuyển mạnh mẽ sang phát triển năng lượng tái tạo để thay thế dần nguồn năng lượng hóa thạch. Trong xu thế đó, các tập đoàn dầu khí lớn đã và đang tiếp tục chi hàng chục tỉ USD vào chương trình phát triển nguồn năng lượng tái tạo, giảm dần danh mục đầu tư các dự án năng lượng hóa thạch.

Điện gió ngoài khơi nổi lên như một trong những lĩnh vực có tiềm năng phát triển lớn nhất. Hiện nay, các nhà đầu tư hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi hầu hết là các tập đoàn dầu khí lớn của các quốc gia trên thế giới, như: Equinor, Shell, Repsol, Total, BP, Chevron, CNOC… đã chuyển hoàn toàn sang dự án năng lượng tái tạo.

Nội địa hóa điện gió ngoài khơi - động lực để ngành dầu khí phát triển bền vững
Lãnh đạo Petrovietnam khảo sát dự án điện gió ngoài khơi tại Na Uy

Có thể thấy được rằng, chuyển dịch năng lượng, trong đó điện gió ngoài khơi đóng vai trò then chốt, là xu hướng tất yếu không thể đảo ngược trên toàn cầu. Quá trình chuyển đổi này đã và đang diễn ra vô cùng nhanh và mạnh mẽ, bất cứ tập đoàn năng lượng hay quốc gia nào chậm chân sẽ bị bỏ lại phía sau. Việt Nam với độ mở kinh tế, hội nhập toàn cầu cao, đã đặt các mục tiêu và xây dựng kế hoạch để phát triển ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi. Theo Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 5/2023, đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước đạt khoảng 6.000 MW; quy mô có thể tăng thêm trong trường hợp công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Định hướng đến năm 2050, tổng công suất điện gió ngoài khơi đạt 70.000 - 91.500 MW. Việc đặt ra các mục tiêu tham vọng về phát triển ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho Việt Nam. Việc phát triển điện gió ngoài khơi góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giảm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch, đồng thời tạo ra nhiều việc làm mới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế biển cũng như phát triển hạ tầng công nghiệp năng lượng, góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong ngành năng lượng ở Việt Nam.

Nền tảng và những bước đi vững chắc

Thực tế cho thấy, ngành dầu khí và điện gió ngoài khơi có tính tương đồng rất cao, đặc biệt ở các khâu khảo sát, đánh giá, phát triển dự án, vận hành khai thác, bảo dưỡng sửa chữa và tháo dỡ...; đều có yêu cầu về các công tác hậu cần, dịch vụ hỗ trợ như bãi chế tạo, căn cứ cảng, trung tâm vận hành, bảo dưỡng, tàu dịch vụ…; đều khai thác tài nguyên xa bờ, có liên quan mật thiết đến an ninh, chủ quyền biển đảo, vùng đặc quyền kinh tế.

Để có thể phát triển điện gió ngoài khơi với quy mô lớn, các tập đoàn dầu khí đa quốc gia đóng vai trò rất quan trọng. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), ngành công nghiệp dầu khí với kinh nghiệm triển khai các dự án ngoài khơi sẽ góp phần chia sẻ chuỗi cung ứng và công nghệ, sự tham gia của các tập đoàn dầu khí sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc biến điện gió ngoài khơi sớm trở thành một ngành công nghiệp lớn.

Nội địa hóa điện gió ngoài khơi - động lực để ngành dầu khí phát triển bền vững
Petrovietnam đang nỗ lực phát huy tất cả các lợi thế sẵn có để tham gia chuỗi cung ứng và phát triển các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam

Theo đánh giá của TS. Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, những kinh nghiệm trong hoạt động thăm dò, khai thác, thiết kế, thi công chế tạo các công trình biển, dịch vụ ngoài khơi, cơ sở vật chất, nguồn lực con người, những thông tin, hiểu biết về khí tượng, thủy văn, địa chất, hóa học biển… là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong ngành dầu khí tham gia vào lĩnh vực năng lượng tái tạo ngoài khơi. Việc này cũng góp phần tối ưu đầu tư, tránh lãng phí nguồn lực quốc gia, gia tăng hiệu quả, giảm giá thành sản xuất.

Đồng quan điểm trên, TS. Ngô Đức Lâm - Chuyên gia năng lượng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) - cho rằng, ở Việt Nam, các doanh nghiệp có khả năng tham gia vào các dự án điện gió ngoài khơi phải là những tập đoàn, tổng công ty lớn, có kinh nghiệm và tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Hiện nay, có Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là đủ khả năng thực hiện thí điểm phát triển các dự án điện gió ngoài khơi.

Theo đó, Petrovietnam là doanh nghiệp nhà nước có tiềm lực lớn, uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là dầu khí ngoài khơi; có công nghệ, khả năng thu xếp vốn thuận lợi hơn so với các doanh nghiệp khác. Đặc thù của Petrovietnam là hoạt động trong lĩnh vực khai thác dầu khí với địa điểm hoạt động trên biển là chính. Petrovietnam và các đơn vị thành viên được cho là có lợi thế nhất tại Việt Nam khi thực hiện các công trình trên biển từ nhiều khía cạnh, như điều tra số liệu, quan hệ quốc tế, nhân lực làm ngoài biển, chế tạo, vận hành và cả an ninh - quốc phòng.

Thực tế, ngay từ năm 2019, Petrovietnam và một số đơn vị thành viên đã tập trung đánh giá, nghiên cứu vấn đề dịch chuyển năng lượng để điều chỉnh, bắt kịp các xu hướng, tận dụng tối đa thế mạnh. Trong đó, định hướng xu hướng dịch chuyển sang năng lượng xanh, sạch thông qua nâng cao tỷ trọng khí, sản xuất H2 và phát triển điện gió ngoài khơi.

“Petrovietnam đang nỗ lực phát huy tất cả các lợi thế sẵn có để tham gia chuỗi cung ứng và phát triển các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa thiết bị, giảm giá thành sản xuất điện nhằm tạo tiền đề phát triển năng lượng hydro trong tương lai” - TS Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam khẳng định.

Nội địa hóa điện gió ngoài khơi - động lực để ngành dầu khí phát triển bền vững
Công trường thi công chân đế điện gió ngoài khơi tại cảng PTSC

Trong thời gian qua, các đơn vị của Petrovietnam như: Vietsovpetro, PTSC... đã ký các biên bản ghi nhớ, biên bản bảo mật, hợp tác song phương, hợp đồng khảo sát/cung cấp dịch vụ với các chủ đầu tư điện gió ngoài khơi trên thế giới. Petrovietnam đã nhận được rất nhiều đề xuất từ các tập đoàn lớn trên thế giới như Equinor, Orsted, CIP, Macquarie… để liên kết phát triển các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Petrovietnam hiện nay đã ký kết biên bản ghi nhớ với Equinor và CIP (Đan Mạch) để nghiên cứu cơ hội phát triển điện gió ngoài khơi và các nguồn năng lượng sạch khác tại Việt Nam.

Tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), Thủ tướng Chính phủ cũng đã thể hiện quyết tâm chính trị trước toàn thế giới thông qua tuyên bố Việt Nam sẽ nỗ lực đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Để thực hiện cam kết này, đặt ra nhiều yêu cầu về chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới kinh tế xanh, tuần hoàn, bền vững.

Trong tình hình mới, để khai thác tối đa hiệu quả tiềm năng, kinh nghiệm, nền tảng hiện có của tập đoàn năng lượng hàng đầu quốc gia, Petrovietnam; nhằm đảm bảo an ninh năng lượng và thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng xanh, ngày 24/4/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 76-KL/TW về tình hình thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và một số định hướng cho giai đoạn mới.

TS. Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương - khẳng định: Kết luận số 76-KL/TW mở ra một không gian phát triển mới cho Petrovietnam thông qua việc định hướng những chủ trương khai thác các điều kiện, tiềm năng của ngành trong phát triển về lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Đối với Petrovietnam, Kết luận số 76-KL/TW có định hướng phát triển tập đoàn trở thành một tập đoàn công nghiệp - năng lượng quốc gia, song song với việc gắn phát triển các lĩnh vực truyền thống của ngành Dầu khí, nhưng đồng thời cũng xác định vai trò chủ lực tiên phong của Tập đoàn trong phát triển các lĩnh vực về năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Điển hình là phát triển điện gió ngoài khơi, điện gió ven biển, các hoạt động về phát triển lĩnh vực hydrogen, amoniac, tham gia vào chuỗi nhập khẩu cung ứng LNG, cũng như đồng thời xác định vai trò của Petrovietnam trong phát triển lĩnh vực về công nghiệp sản xuất thiết bị năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo và năng lượng mới.

Với hơn 3.200 km bờ biển và tổng diện tích biển khoảng 1 triệu km2, Việt Nam có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi lớn nhất khu vực Đông Nam Á, lên tới 599 GW. Khi nguồn năng lượng mới này được khai thác hiệu quả, Việt Nam có thể kết hợp các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội, an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo, công nghiệp hóa với phát thải carbon thấp hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Kết luận số 76-KL/TW đã mở ra con đường lớn giúp Petrovietnam có thể chủ động xây dựng chiến lược, lộ trình phát triển ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi, góp phần đưa Việt Nam sớm trở thành nước làm chủ công nghệ, có chuỗi cung ứng hoàn chỉnh để cạnh tranh trên trường quốc tế, nắm bắt tốt các cơ hội “vàng”, vươn lên phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực năng lượng sạch.

Thùy Linh - Nguyễn Cường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: điện gió ngoài khơi

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kinh nghiệm tiết kiệm điện, giảm phát thải từ sản xuất xi măng ở quốc gia tỷ dân

Kinh nghiệm tiết kiệm điện, giảm phát thải từ sản xuất xi măng ở quốc gia tỷ dân

Trung Quốc là quốc gia sản xuất xi măng lớn nhất thế giới chiếm hơn 50% tổng sản lượng xi măng toàn cầu. Việc sản xuất xi măng tiêu thụ một lượng điện khổng lồ.
Sự cố cháy Trạm biến áp 220kV Cai Lậy: Toàn bộ khách hàng bị ảnh hưởng được cấp điện trở lại

Sự cố cháy Trạm biến áp 220kV Cai Lậy: Toàn bộ khách hàng bị ảnh hưởng được cấp điện trở lại

Đến 16 giờ chiều ngày 1/9/2024, toàn bộ khách hàng bị ảnh hưởng bởi sự cháy nổ tại Trạm biến áp 220kV Cai Lậy đã được cấp điện bình thường trở lại.
Nhiều khu vực trên địa bàn Long An mất điện đột xuất do sự cố tại trạm biến áp 220kV Cai Lậy

Nhiều khu vực trên địa bàn Long An mất điện đột xuất do sự cố tại trạm biến áp 220kV Cai Lậy

Nhiều khu vực trên địa bàn Long An mất điện đột xuất do sự cố tại trạm biến áp 220kV Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang trong ngày 31/8 và ngày 1/9/2024.
Giá dầu thế giới ‘bay cao’, ai là ‘thủ phạm’?

Giá dầu thế giới ‘bay cao’, ai là ‘thủ phạm’?

Giá dầu trên thế giới giữ ở mức gần 80 USD/thùng không phải do hành động của OPEC+ mà là do thiếu đầu tư vào ngành.
EVNNPT thông tin về sự cố Trạm biến áp 220kV Cai Lậy

EVNNPT thông tin về sự cố Trạm biến áp 220kV Cai Lậy

Lúc 21h ngày 31/8, tại Trạm biến áp 220kV Cai Lậy (thuộc Công ty Truyền tải điện 4 – Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia) đã xảy ra sự cố máy biến áp AT1, T3.

Tin cùng chuyên mục

Hành trình đưa điện về nông thôn: Động lực nâng cao chất lượng cuộc sống

Hành trình đưa điện về nông thôn: Động lực nâng cao chất lượng cuộc sống

Nếu như thời điểm đất nước thống nhất năm 1975 chỉ có 2,5% hộ dân có điện, thì đến hết năm 2023, tỷ lệ này đã đạt tới 99,74%.
Tổng công ty Điện lực miền Nam thông tin về các gói thầu mua sắm xe tải cẩu phục vụ sản xuất

Tổng công ty Điện lực miền Nam thông tin về các gói thầu mua sắm xe tải cẩu phục vụ sản xuất

Mới đây, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông tin chi tiết về các gói thầu mua sắm xe tải cẩu phục vụ sản xuất kinh doanh của một số đơn vị thành viên.
Điện lực Gia Lai công bố 240 hộ đạt danh hiệu

Điện lực Gia Lai công bố 240 hộ đạt danh hiệu 'Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024'

Công ty Điện lực Gia Lai công bố danh sách 240 hộ dùng điện trên địa bàn tỉnh được bình chọn danh hiệu “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024”.
Đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối: Nối dài những kỳ tích của ngành điện

Đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối: Nối dài những kỳ tích của ngành điện

Bằng sự đoàn kết, quyết tâm, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nôi đã hoàn thành tạo nên kỳ tích.
Molex Việt Nam sản xuất xanh nhờ tiết kiệm điện tới 18,2%

Molex Việt Nam sản xuất xanh nhờ tiết kiệm điện tới 18,2%

Việc sử dụng đèn Led, biến tần và lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời đã giúp cho Molex Việt Nam tiết kiệm được 18,2% tổng điện năng tiêu thụ hàng năm.
Nam Định sẽ có thêm Trạm biến áp 220kV vốn đầu tư gần 730 tỷ đồng

Nam Định sẽ có thêm Trạm biến áp 220kV vốn đầu tư gần 730 tỷ đồng

Dự án Trạm biến áp 220kV Nam Định 2 và đường dây đấu nối có vốn đầu tư gần 730 tỷ đồng do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia thực hiện.
Nỗi lo thiếu khí đốt: Ukraine nắm giữ ‘chìa khóa’ năng lượng châu Âu

Nỗi lo thiếu khí đốt: Ukraine nắm giữ ‘chìa khóa’ năng lượng châu Âu

Việc chấm dứt vận chuyển khí đốt Nga qua Ukraine sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng Liên minh châu Âu (EU).
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đồng hành với doanh nghiệp về cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đồng hành với doanh nghiệp về cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh

Ngày 30/8, Sở Công Thương Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp về tình hình cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh trên địa bàn năm 2024.
Cung cấp điện tuần 34: Sản lượng giảm, công suất đỉnh tăng

Cung cấp điện tuần 34: Sản lượng giảm, công suất đỉnh tăng

Trong tuần 34 năm 2024, mặc dù sản lượng điện thấp hơn so với tuần trước song công suất đỉnh hệ thống lại tăng cao.
TP. Hồ Chí Minh: Thông tin về việc lắp đặt điện mặt trời áp mái tại trụ sở công

TP. Hồ Chí Minh: Thông tin về việc lắp đặt điện mặt trời áp mái tại trụ sở công

Chiều nay, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã có những giải đáp liên quan đến lắp đặt điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công trên địa bàn thành phố.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự lễ khánh thành các dự án đường dây 500 kV mạch 3 tại Thanh Hóa

Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự lễ khánh thành các dự án đường dây 500 kV mạch 3 tại Thanh Hóa

Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức lễ khánh thành các dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối, Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự tại Thanh Hóa.
Khánh thành các dự án đường dây 500kV mạch 3 tại điểm cầu tỉnh Nam Định

Khánh thành các dự án đường dây 500kV mạch 3 tại điểm cầu tỉnh Nam Định

Cùng với 8 địa phương khác, sáng 29/8 tại tỉnh Nam Định đã diễn ra Lễ Khánh thành các dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối.
Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng

Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình ứng dụng thành tựu của Cách mạng 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
5 bài học kinh nghiệm từ đường dây 500kV mạch 3

5 bài học kinh nghiệm từ đường dây 500kV mạch 3

Sau gần 7 tháng thi công, đường dây 500kV mạch 3 với khối lượng công việc khổng lồ đã hoàn thành. Để đạt được kỳ tích này, EVN đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm.
Thông tin chi tiết về các dự án đường dây 500kV mạch 3 ngày về đích

Thông tin chi tiết về các dự án đường dây 500kV mạch 3 ngày về đích

Ngày 29/8/2024, đã diễn ra Lễ khánh thành toàn bộ dự án đường dây 500kV mạch 3. Vậy toàn tuyến đường dây có những dự án thành phần nào?
EVNNPC đảm bảo cung cấp điện dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2024

EVNNPC đảm bảo cung cấp điện dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2024

EVNNPC sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ kỷ niệm Quốc khánh ngày 02/9/2024 (từ 0h00 ngày 31/8/2024 đến 24h00 ngày 03/9/2024), trừ trường hợp xử lý sự cố.
Cảm xúc trước giờ G và bài học kinh nghiệm quý báu từ đường dây 500kV mạch 3

Cảm xúc trước giờ G và bài học kinh nghiệm quý báu từ đường dây 500kV mạch 3

Với sự chỉ đạo quyết liệt từ Thủ tướng, sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương trong giải phóng mặt bằng là nguyên nhân chính để dự án về đích đúng hẹn.
Lào Cai: Điện lực Bắc Hà nỗ lực khắc phục sự cố hệ thống điện do mưa lũ

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà nỗ lực khắc phục sự cố hệ thống điện do mưa lũ

Với phương châm "4 tại chỗ", Điện lực Bắc Hà (Lào Cai) đã huy động toàn bộ nhân lực, vật lực khắc phục sự cố điện do mưa lũ, nhanh chóng cấp điện trở lại.
Sự thật phũ phàng về tương lai ngành lọc dầu

Sự thật phũ phàng về tương lai ngành lọc dầu

Làn sóng năng lượng xanh đang thay đổi cảnh quan năng lượng toàn cầu, đặt ra câu hỏi lớn cho ngành lọc dầu, liệu “ngai vàng” có bị lung lay?
Bên trong

Bên trong 'đại công trình' hơn 1,4 nghìn tỷ đồng, 'trái tim' của truyền tải điện Bắc Trung Bộ

Trạm biến áp 500kV Thanh Hóa - 'trái tim' của truyền tải điện Bắc Trung Bộ trị giá hơn 1,4 nghìn tỷ đồng đã hoàn thiện những hạng mục cuối cùng để khánh thành.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động