Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Phá sản và câu chuyện thời điểm trong sản xuất sản phẩm dệt may xanh

Renewcell - nhà sản xuất nguyên phụ liệu dệt may tái chế lớn bị phá sản một lần nữa “nhắc nhở” doanh nghiệp trong nước trên con đường sản xuất xanh.
Doanh nghiệp dệt may hiện thực “giấc mơ” cung cấp trọn gói sản phẩm Doanh nghiệp dệt may “lấn sân” thị trường thời trang nội

Đầu tư công nghệ hiện đại sản xuất sản phẩm tái chế, sản phẩm thân thiện môi trường là xu hướng đang được doanh nghiệp dệt may trong nước quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, sản xuất xanh ở mức độ nào vẫn là vấn đề khó. “Bởi lẽ, trong xanh hóa sản xuất nếu doanh nghiệp đi nhanh hơn thị trường có thể có thiệt hại về tài chính, khi năng lực cung của hàng hoá dệt may xanh lớn hơn cầu, nhưng đi chậm hơn thị trường thế giới chắc chắn không có vị trí trong chuỗi cung ứng mới”, ông Lê Tiến Trường- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam nói.

Vấn đề này không chỉ là thách thức với doanh nghiệp trong nước mà có khó với cả những “ông lớn” nước ngoài. Như trường hợp của Renewcell - doanh nghiệp chuyên tái chế quần áo cũ thành nguyên liệu đầu vào kéo sợi viscose và lyocell tại Thụy Điển, đã tuyên bố phá sản vào đầu tháng 3/2024.

ngành dệt may đã có thêm nguồn cung phụ liệu tại chỗ, được bổ sung đáng kể từ các dự án đầu tư trong và ngoài nước
Phá sản và câu chuyện thời điểm trong sản xuất sản phẩm dệt may xanh (Ảnh minh họa)

Nhìn nhận về sự việc này, đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho rằng, việc sản xuất các sản phẩm thời trang bền vững không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Chi phí sản xuất, đặc biệt là việc sử dụng vải tái chế và nguyên liệu thân thiện với môi trường, thường cao hơn so với quy trình sản xuất truyền thống, kéo theo giá bán cao trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xanh nhìn chung còn yếu. Điều này đặt ra một thách thức lớn cho Renewcell, với nguy cơ làm tăng chi phí hoạt động và giảm lợi nhuận.

Theo các chuyên gia, sản xuất xanh, sử dụng sản phẩm tái chế là xu hướng không thể cưỡng lại khi Chính phủ nhiều nước đã đưa ra những cam kết chặt chẽ về giảm phát thải carbon. Hơn nữa, các tiêu chuẩn xanh về môi trường, sản xuất, lao động… cũng đang dần được luật hoá tại những thị trường nhập khẩu hàng hoá lớn nói chung, hàng dệt may nói riêng.

Tuy nhiên, cái khó của doanh nghiệp dệt may trong triển khai sản xuất xanh, theo ông Lê Tiến Trường là sự chậm lại trong thực thi một số quy định phát triển bền vững tại những quốc gia nhập khẩu lớn khi thị trường cầu yếu.

Điển hình tại Liên minh châu Âu, ngày 24/4/2024, Nghị viện châu Âu đã thông qua Chỉ thị về thẩm định tính bền vững của doanh nghiệp (CSDDD). Trước đó, thỏa thuận này đã phải trải qua nhiều cuộc thảo luận sâu rộng, do đó dẫn đến một văn bản thỏa hiệp hạn chế phạm vi lập pháp được đề xuất ban đầu và kéo dài thời gian ban hành. Thay vì chỉ nhắm vào Liên minh châu Âu và các doanh nghiệp mẹ có hơn 500 nhân viên và doanh thu ròng toàn cầu là 150 triệu euro (160 triệu USD) thì CSDDD sẽ được áp dụng cho các công ty có hơn 1000 nhân viên và doanh thu trên toàn thế giới cao hơn 450 triệu euro (481 triệu USD). Các quốc gia thành viên sẽ có hai năm để chuyển các quy định mới thành luật quốc gia của mình. Các quy định mới sẽ áp dụng dần dần đối với các công ty trong khu vực từ năm 2027.

Ngày 30/4/2024, Hội đồng châu Âu chấp thuận việc trì hoãn áp dụng đầy đủ Chỉ thị Báo cáo Phát triển Bền vững của doanh nghiệp (CSRD) và việc triển khai Tiêu chuẩn báo cáo bền vững của châu Âu (ESRS) cho yêu cầu về tiêu chuẩn cụ thể theo ngành của CSRD trong hai năm sau thời hạn ban đầu. Theo quyết định này, việc áp dụng các tiêu chuẩn báo cáo bền vững chung cho công ty ngoài Liên minh châu Âu sẽ trì hoãn đến năm 2026. Tùy thuộc vào kết quả của cuộc bầu cử tại khu vực vào tháng 6/2024, các sáng kiến ​​bền vững khác cũng có thể bị trì hoãn.

Một lần nữa nhấn mạnh về tính thời điểm cho triển khai sản xuất xanh, lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam nhận định, việc phá sản của các doanh nghiệp tiên phong trong sản xuất nguyên liệu xanh, bền vững cũng như việc tạm hoãn thực thi, giảm bớt đối tượng bị tác động trong bối cảnh thị trường yếu cho thấy bài học về sự quan trọng của việc xác định đúng thời điểm đầu tư liên quan đến phát triển bền vững. Đi trước, đi sớm nhưng sai thời điểm nhu cầu có thể hấp thụ cũng đem đến rủi ro thất bại cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc chuẩn bị kỹ càng và sẵn sàng chuyển đổi là rất cần thiết. Do đó, lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam khuyến nghị, doanh nghiệp cần có một chương trình nghiên cứu và phát triển bài bản. Từ đó, mới có thể tạo ra các giải pháp sáng tạo, tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, xã hội.

Việc tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng giúp doanh nghiệp duy trì được sự cạnh tranh và tiên phong trong ngành công nghiệp thời trang, đồng thời đáp ứng được những yêu cầu bền vững ngày càng tăng từ phía người tiêu dùng.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn dệt may Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi số hướng đến nhà máy thông minh

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi số hướng đến nhà máy thông minh

Chuyển đổi số trong sản xuất tại TP. Đà Nẵng đang diễn ra mạnh mẽ. Tại nhiều doanh nghiệp, chuyển đổi số trong quản trị, vận hành sản xuất đã cho hiệu quả thực.
Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sáng 25/10, Cục Công Thương địa phương tổ chức Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.
Dẫn đường quán tính sợi quang, đột phá trong hiện đại hóa Hải quân Việt Nam

Dẫn đường quán tính sợi quang, đột phá trong hiện đại hóa Hải quân Việt Nam

Hệ thống dẫn đường quán tính sử dụng cảm biến sợi quang đã chứng minh được tính đột phá khi áp dụng thực tiễn trong Hải quân Việt Nam.
‘Xanh hóa’ sản xuất hóa chất và phân bón tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

‘Xanh hóa’ sản xuất hóa chất và phân bón tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Ngày 24/10/2024 diễn ra Tọa đàm “Xanh hóa” sản xuất hóa chất và phân bón: Cơ hội cạnh tranh hiệu quả cho doanh nghiệp do Tạp chí Công Thương tổ chức.
Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Tối ngày 24/10, Cục Công Thương địa phương, Bộ Công Thương đã tổ chức lễ khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Sáng 24/10, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng tổ chức bàn giao máy móc thiết bị thuộc chương trình khuyến công năm 2024.
Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của dệt may Việt Nam với 6 tỷ USD vốn đầu tư.
Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Theo Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lai Châu, muốn nâng cao giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp thì phải thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 – SEMIExpo Viet Nam 2024 diễn ra ngày 7 - 8/11 tại cơ sở Hoà Lạc của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Ngày 23/10/2024, Triển lãm Vietnam Motor Show 2024 khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài phát biểu khai mạc sự kiện.
Ứng dụng máy móc, công nghệ mới vào khai thác và chế biến dầu khí

Ứng dụng máy móc, công nghệ mới vào khai thác và chế biến dầu khí

Việc ứng dụng các trang thiết bị, máy móc mới vào khai thác và chế biến dầu khí giúp nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, giảm thiểu rủi ro vận hành.
Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Sáng 23/10, Tập đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức Hội thảo “Ngành dệt may Việt Nam tầm nhìn 2045 - Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất”.
Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024, thông điệp về phương tiện thân thiện với môi trường luôn được làm nổi bật với các mẫu xe máy, ô tô điện hóa.
Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Sáng 23/10, Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024 đã được khai mạc, thu hút sự tham gia của nhiều nhà sản xuất, cung cấp công nghệ trong lĩnh vực dệt may.
Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho phát triển công nghiệp tàu thủy trong những năm tới cần phải tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ.
M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka là một trong những triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản.
Nhiều hội thảo quan trọng bên lề HanoiTex & HanoiFabric 2024

Nhiều hội thảo quan trọng bên lề HanoiTex & HanoiFabric 2024

Trong khuôn khổ HanoiTex & HanoiFabric 2024 tổ chức từ ngày 23-25/10/2024 tại Trung tâm triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội, sẽ diễn ra nhiều hội thảo quan trọng.
Bắc Giang: Coi việc đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp là tiêu chí, nhiệm vụ quan trọng

Bắc Giang: Coi việc đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp là tiêu chí, nhiệm vụ quan trọng

Bắc Giang sẵn sàng đồng hành, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, doanh nghiệp để kêu gọi, thu hút đầu tư vào tỉnh.
Tập trung 3 giải pháp tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành ô tô

Tập trung 3 giải pháp tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành ô tô

Ngành ô tô Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi các giải pháp nhằm tăng cường nội địa hóa và nâng cao tính cạnh tranh.
Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

Thanh tra Bộ Giao thông vận tải Mỹ đã chỉ trích sự giám sát của Cục Hàng không Liên bang Mỹ do cơ quan này không có hệ thống hiệu quả để giám sát Boeing.
Bộ Quốc phòng thúc đẩy nghiên cứu, phát triển xe chiến đấu bộ binh

Bộ Quốc phòng thúc đẩy nghiên cứu, phát triển xe chiến đấu bộ binh

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có buổi làm việc với Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và một số đơn vị về tiến độ nghiên cứu, phát triển, chế tạo xe chiến đấu bộ binh.
Lào Cai tìm hướng gỡ khó cho doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản

Lào Cai tìm hướng gỡ khó cho doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai chủ trì Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp khoáng sản nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản.
Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã tích cực thực hiện chuyển đổi số nhằm nâng cao năng suất, sức cạnh tranh trên thị trường.
Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Từ ngày 24 - 28/10/2024, Cục Công Thương địa phương tổ chức Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
Chương trình phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến nay ra sao?

Chương trình phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến nay ra sao?

Giai đoạn 2021-2025, Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa thu hút một số dự án lớn, trọng điểm, tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động