Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Phải xác định trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Đi sâu vào vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp trong chủ đề của cuộc hội thảo “Nâng cao hiệu quả thông tin thị trường vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới trong hội nhập”, có thể nhiều người cho rằng không “trúng”. Nhưng phân tích rõ vai trò trách nhiệm của họ mới thấy được sự tác động hiện hữu, quan hệ hữu cơ của doanh nghiệp với thị trường nói chung và thị trường miền núi nói riêng là rất quan trọng. Xác định rõ vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp sẽ tạo thêm động lực mạnh để thị trường có thêm những đột phá cần có trong thời kỳ hội nhập.
Phải xác định trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Cầu nối quan trọng

Cho dù chúng ta đã có nhiều cơ chế, văn bản để tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội ở các vùng có dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo nhưng nhiều khi vẫn còn bất cập trước thực tế, hiệu quả chưa cao. Doanh nghiệp là hạt nhân để thúc đẩy thị trường này. Họ chính là đối tượng tạo nên sự sôi động cần có cho thị trường này, nhằm rút ngắn khoảng cách trong xu thế hội nhập đang diễn ra sôi động từng ngày, từng giờ.

Bởi vì kinh doanh thực chất là khai thác nhu cầu của con người: các nhu cầu đang, sẽ và có thể tạo ra. Bạn không thể bán máy tính trên sao hỏa. Đơn giản vì trên đó không có nhu cầu. Như vậy, sự giàu có của các doanh nghiệp suy cho cùng là do các khách hàng tạo ra. Những khách hàng này - già, trẻ, gái, trai tập hợp nhau lại thành xã hội. Và vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được đặt ra trên cơ sở của mối quan hệ như vậy.

Thực ra, trong cuộc sống chúng ta đều là những nhà cung ứng và đều là những khách hàng của nhau. Ít ai vừa có thể sản xuất phần mềm máy tính, vừa có thể nuôi bò lấy sữa và làm ra pho-mát. Bán phần mềm máy tính để mua sữa và bán sữa để mua phần mềm máy tính (hoặc các sản phẩm được tạo ra là sử dụng phần mềm máy tính) là sự cần thiết khách quan. Cho dù các quan hệ xã hội là nhằng nhịt và nhiều khi mỗi con người vẫn phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình này. Như vậy, trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với xã hội cũng chính là trách nhiệm đối với bản thân mình.

Xã hội không tồn tại bên ngoài những cá thể hợp thành. Những cá thể đó là tất cả chúng ta, trong đó có các doanh nhân. Chúng ta có thể biến đổi xã hội, nhưng đồng thời cũng chịu sự tác động sâu sắc của nó. Trong một xã hội “trọng nông, ức thương”, doanh nhân là những người lép vế. Trong một xã hội bao cấp, doanh nhân bị trói chân tay và không thể tiếp cận thị trường. Một xã hội tồn tại theo nguyên tắc của pháp quyền mà chúng ta đang xây dựng sẽ bảo đảm được quyền tự do/dân chủ cho tất cả mọi nguồn, trong đó có quyền tự do kinh doanh của các doanh nhân. Xây dựng và củng cố một xã hội như vậy là trách nhiệm của tất cả mọi người và của cả các doanh nhân. Đó cũng là một khía cạnh về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Xác định rõ vai trò, trách nhiệm

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức và nội dung khác nhau:

Trước hết, đó là trách nhiệm xã hội về môi trường. Môi trường sống trong lành là nhu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của con người. Chúng ta sẽ biến mất khỏi hành tinh này sau dăm bảy thế hệ nữa, nếu quá trình hủy hoại môi trường sống không bị chấm dứt và không bị đảo ngược. Trong cái việc đưa sức khỏe và tương lai xa làm vật tế thần này, doanh nghiệp đóng một vai trò rất lớn. Phần lớn các chất thải không thể phân hủy là do hoạt động sản xuất - kinh doanh tạo ra. Vậy trách nhiệm xã hội đầu tiên của các doanh nghiệp là không kinh doanh trên sự tổn hại của môi trường.

Hai là, trách nhiệm đạo lý. Đây là thứ trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm. Chẳng ai có thể bắt buộc các doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để xây nhà tình nghĩa hoặc lớp học tình thương, ngoài những thôi thúc của lương tâm. Tuy nhiên, thương người như thể thương thân là đạo lý sống ở đời. Nếu đạo lý đó ràng buộc mọi thành viên trong xã hội thì nó không thể không ràng buộc các doanh nhân. Ngoài ra, một xã hội nhân bản và bác ái là rất quan trọng cho hoạt động kinh doanh. Bởi vì trong xã hội như vậy, sự giàu có sẽ được chấp nhận. Thiếu điều này, động lực của hoạt động kinh doanh sẽ bị tước bỏ.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện trước hết qua việc đóng thuế. Các doanh nghiệp đóng thuế không phải chỉ để nuôi nhà nước, mà là để nhà nước có nguồn kinh phí chăm lo cho các nhu cầu của xã hội. Về cơ bản, các doanh nghiệp tạo ra của cải. Nhà nước tạo ra sự công bằng. Nhưng của cải phải có trước, sự công bằng mới xảy ra.

Những đóng góp ngoài thuế của các doanh nghiệp thực sự là những đóng góp của lương tâm.Trong đa số các trường hợp, những đóng góp này mang lại sự hài lòng lớn hơn cho các doanh nhân. Bởi vì họ đã chi tiền cho những việc mà họ cho là cần thiết. Đối với những khoản tiền đóng thuế không phải lúc nào các doanh nhân cũng nhận được sự hài lòng như vậy. Để kết hợp việc giải quyết các nhu cầu xã hội với sự hài lòng của các doanh nhân, nhiều nước nên thế giới đã tìm cách miễn giảm thuế cho các doanh nhân nếu họ có những đóng góp ngoài thuế cho xã hội. Cách làm này còn tạo điều kiện cho các tổ chức phi chính phủ hình thành và phát triển. Và đó là nền tảng của một xã hội công dân vững mạnh.

Thông tin thị trường vùng dân tộc thiểu số trong hội nhập là vấn đề cần được đánh giá đúng tiềm năng hiệu quả và phải có sự vào cuộc đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Hạt nhân tác động tích cực cho vấn đề này là doanh nghiệp với vai trò cầu nối giữa thị trường dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới với người tiêu dùng và tìm đầu ra cho thị trường này.
TIN LIÊN QUAN

TS. NGUYỄN SĨ DŨNG - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

2,5 triệu con tôm giống được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc)

2,5 triệu con tôm giống được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc)

Chiều 23/9, Công ty Cổ phần Giống thủy sản Kim Hoàng Quảng Nam tổ chức lễ bàn giao 2,5 triệu con tôm giống cho đối tác để xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc).
Tăng cường xúc tiến thương mại sang thị trường Liên bang Nga

Tăng cường xúc tiến thương mại sang thị trường Liên bang Nga

Theo Cục Xúc tiến thương mại, Chương trình giao thương Việt Nam-Liên bang Nga có ý nghĩa thiết thực, thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn giữa doanh nghiệp 2 nước.
Gia tăng hợp tác logistics Việt Nam – Bắc Âu, hướng tới logistics xanh

Gia tăng hợp tác logistics Việt Nam – Bắc Âu, hướng tới logistics xanh

Việc hợp tác với doanh nghiệp Bắc Âu trong lĩnh vực logistics đã và đang mở ra cơ hội lớn cho ngành logistics Việt Nam phát triển, hướng tới logistics xanh.
Hết tháng 8, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tăng 19% so cùng kỳ

Hết tháng 8, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tăng 19% so cùng kỳ

Theo số liệu thống kê từ VASEP, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tính đến hết tháng 8 đã thu về 648 triệu USD, tăng mạnh 19% so với cùng kỳ năm trước.
Mấu chốt quản lý thuế trong thương mại điện tử là chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan

Mấu chốt quản lý thuế trong thương mại điện tử là chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan

Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Lại Việt Anh: Mấu chốt quản lý thuế trong thương mại điện tử là cơ chế chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan.

Tin cùng chuyên mục

Còn nhiều dư địa trong hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Belarus

Còn nhiều dư địa trong hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Belarus

Doanh nghiệp Việt Nam và Belarus đều có nhu cầu tìm kiếm đối tác, thị trường mới, đây là cơ hội để thúc đẩy hợp tác xúc tiến đầu tư, thương mại giữa hai bên.
Thêm doanh nghiệp xuất khẩu ống thép đủ điều kiện tự xác nhận

Thêm doanh nghiệp xuất khẩu ống thép đủ điều kiện tự xác nhận

Thêm một doanh nghiệp xuất khẩu ống thép Việt Nam sơ bộ đủ điều kiện tự xác nhận để không bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại.
Giá cà phê Robusta Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh, vượt xa cà phê Arabica

Giá cà phê Robusta Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh, vượt xa cà phê Arabica

Trong nửa đầu tháng 9, giá cà phê nhân Robusta của Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh và vượt xa giá cà phê nhân Arabica tới 887 USD/tấn.
Bến Tre: Tập huấn thương mại điện tử cho thanh niên khởi nghiệp

Bến Tre: Tập huấn thương mại điện tử cho thanh niên khởi nghiệp

Ngày 23/9, Sở Công Thương tỉnh Bến Tre tổ chức lớp tập huấn thương mại điện tử với trí tuệ nhân tạo (AI) cho đoàn viên, thanh niên và sinh viên khởi nghiệp.
Canada ban hành Bản tuyên bố lý do kết luận cuối cùng điều tra chống bán phá giá dây thép

Canada ban hành Bản tuyên bố lý do kết luận cuối cùng điều tra chống bán phá giá dây thép

Canada ban hành Bản tuyên bố lý do đối với kết luận cuối cùng trong vụ việc điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá với mặt hàng dây thép nhập khẩu.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều thương hiệu thời trang lớn góp mặt trong ‘Mùa mua sắm năm 2024’

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều thương hiệu thời trang lớn góp mặt trong ‘Mùa mua sắm năm 2024’

Dự kiến, sẽ có 120 gian hàng với nhiều thương hiệu đình đám như Gucci, Dior, Chanel… tham dự ‘Shopping Season’ năm 2024 tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc: Cần gỡ

Xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc: Cần gỡ ''nút thắt'' từ nội tại

Dù thị trường đã được khơi thông nhưng việc xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc vẫn còn những ''nút thắt'' từ nội tại cần sớm được tháo gỡ.
Sắp diễn ra chương trình đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh tại TP.Hồ Chí Minh

Sắp diễn ra chương trình đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh tại TP.Hồ Chí Minh

Chương trình đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh tại TP.Hồ Chí Minh sẽ được tổ chức ngày 27/9/2024.
Nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại ngày một lớn: Doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn lực ứng phó

Nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại ngày một lớn: Doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn lực ứng phó

Khả năng các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trở thành đối tượng bị điều tra phòng vệ thương mại ngày một lớn hơn, do vậy cần chuẩn bị nguồn lực ứng phó.
Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Campuchia

Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Campuchia

8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Campuchia đạt 3,5 tỷ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tăng cường liên kết, xúc tiến thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Tăng cường liên kết, xúc tiến thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Thương mại Việt Nam -Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, hứa hẹn đưa kim ngạch xuất nhập khẩu song phương tiến sát mốc 200 tỷ USD trong năm nay.
GRECO 2024: Thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững

GRECO 2024: Thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững

Hàng nghìn sản phẩm lĩnh vực công nghệ xanh, giải pháp phát triển bền vững quy tụ “Không gian giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tăng trưởng xanh TP. Hồ Chí Minh”.
Xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng cả về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng cả về lượng và kim ngạch

8 tháng năm 2024, cả nước xuất khẩu gần 1,17 triệu tấn phân bón các loại, tương đương trên 478,69 triệu USD, tăng 5,9% về khối lượng, tăng 6,4% về kim ngạch.
Xuất nhập khẩu: Điểm sáng trên bức tranh kinh tế đất nước

Xuất nhập khẩu: Điểm sáng trên bức tranh kinh tế đất nước

Những năm vừa qua, xuất nhập khẩu luôn khẳng định vị trí là điểm sáng trên bức tranh kinh tế của đất nước với tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng cao.
Nhìn lại một năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ

Nhìn lại một năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ

Sau một năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện (10/9/2023-10/9/2024), hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Xung lực mới cho hợp tác thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Xung lực mới cho hợp tác thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ giúp duy trì, củng cố quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, hứa hẹn mở thêm cơ hội trong hợp tác thương mại hai nước
Tổng cục Hải quan tăng cường kiểm soát rủi ro đối với doanh nghiệp tạm đình chỉ nhập khẩu hóa chất

Tổng cục Hải quan tăng cường kiểm soát rủi ro đối với doanh nghiệp tạm đình chỉ nhập khẩu hóa chất

Tổng cục Hải quan vừa ra văn bản yêu cầu các Cục Hải quan địa phương siết chặt kiểm soát rủi ro đối với doanh nghiệp tạm đình chỉ hoạt động nhập khẩu hóa chất.
Điểm tên 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất lớn nhất thức ăn gia súc của Việt Nam

Điểm tên 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất lớn nhất thức ăn gia súc của Việt Nam

Trung Quốc và Mỹ hiện là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam.
Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh sẽ diễn ra từ 21-23/10

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh sẽ diễn ra từ 21-23/10

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 hứa hẹn sẽ là một nền tảng quan trọng thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và châu Âu trong lĩnh vực kinh tế xanh.
Ban hành Bản câu hỏi điều tra rà soát áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với đường mía

Ban hành Bản câu hỏi điều tra rà soát áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với đường mía

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã Ban hành Bản câu hỏi điều tra rà soát áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động