Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Phát huy vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phát huy vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Đảng về an sinh xã hội.
Tín dụng chính sách: Góp phần quan trọng trong giảm nghèo ở xã Tân Nguyên Thừa Thiên Huế: Vốn tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững Tín dụng chính sách xã hội: “Điểm sáng” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo

Tín dụng chính sách xã hội có vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Những năm qua, với hệ thống chính sách tín dụng khá bao phủ, toàn diện, liên tục đổi mới, cùng với sự chỉ đạo, điều hành linh hoạt đã góp phần tạo nên những kết quả, sự thay đổi đáng kể trên nhiều mặt đời sống của đồng bào các dân tộc. Trong bối cảnh tình hình và yêu cầu mới cũng đặt ra những nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa cơ chế, chính sách và tổ chức, quản lý để nâng cao kết quả, hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, góp phần thực hiện các mục tiêu Nghị quyết của Đảng về “Tiếp tục đổi mới và phát triển chính sách xã hội bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã đề ra.

Phát huy vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Tín dụng chính sách xã hội có vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta

1. Vị trí, vai trò, nội dung của tín dụng chính sách xã hội đối với phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, thực hiện mục tiêu an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Các dân tộc thiểu số (DTTS) nước ta có hơn 14 triệu người, chiếm 14,7% dân số cả nước. Đồng bào cư trú trên tất cả 63 tỉnh/thành phố, nhưng chủ yếu thuộc địa bàn của 51 tỉnh, thành phố, với 548 huyện, 5.266 xã, chiếm 3⁄4 diện tích tự nhiên cả nước. Phạm vi vùng DTTS và miền núi hiện nay được xác định theo Quyết định số 861/QĐ-TTg có 3.434 xã và là nơi được xem là “lõi nghèo” với trên 2/3 số đối tượng diện hộ nghèo của cả nước. An sinh xã hội là một vấn đề lớn và là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo đối với khu vực này, đặc biệt là đối với đồng bào DTTS.

Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên khẳng định quyền an sinh xã hội cơ bản cho mọi công dân. Cụ thể, tại Điều 34 quy định: “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”; Điều 59 quy định: “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội”.

Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 01-6-2012, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020” đã đặt ra mục tiêu: “Ðến năm 2020, cơ bản bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân”. Bảo đảm an sinh xã hội là chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta trong lãnh đạo đất nước.

Về chính sách cụ thể đối với DTTS, trên cơ sở Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp và Luật, thời gian qua Chính phủ ban hành nhiều Nghị quyết, Quyết định nhằm phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm và thúc đẩy an sinh xã hội cho đồng bào DTTS thông qua các Chương trình, chính sách: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (Chương trình 30a, Chương trình 135); chính sách về giáo dục cho vùng dân tộc như miễn giảm học phí, hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú; chính sách hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt từ khi thực hiện Quyết định 134 (2005) đến Quyết định 2085 (2016); chính sách về bảo hiểm y tế với việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người DTTS vùng đặc biệt khó khăn, hộ nghèo; chính sách phát triển văn hóa - thông tin vùng sâu, vùng xa, chính sách hỗ trợ cấp gạo cho các vùng bị thiên tai, thiếu đói... Giai đoạn 2021-2026, các chính sách dân tộc đã cơ bản được tích hợp trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết 120/2020/QH14 của Quốc hội.

Chính sách của nhà nước được thực hiện nhằm phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo, cải thiện an sinh xã hội cho đồng bào DTTS theo các mục tiêu: đào tạo nghề và giải quyết việc làm và thu nhập, dịch chuyển cơ cấu lao động; giảm nghèo; bảo đảm giáo dục tối thiểu; bảo đảm y tế tối thiểu; bảo đảm nhà ở tối thiểu; bảo đảm nước sạch và vệ sinh môi trường; bảo đảm tiếp cận thông tin và trợ giúp khẩn cấp.

Trong hệ thống chính sách này, bên cạnh ngân sách cho đầu tư, hỗ trợ trực tiếp thì tín dụng chính sách có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong cấu thành hệ thống chính sách, nhất là các nội dung về cải thiện điều kiện sống (nhà ở, đất ở, nước sinh hoạt), phát triển sản xuất (nông, lâm nghiệp) và thương mại, giải quyết việc làm, hỗ trợ giáo dục... Qua đó góp phần thúc đẩy hiệu quả việc thực hiện chính sách dân tộc trên quan điểm phát huy nội lực và tinh thần vươn lên của đồng bào DTTS.

Theo báo cáo, hiện có khoảng 20 chính sách tín dụng được thực hiện, tác động đến đối tượng là đồng bào và vùng DTTS và miền núi. Có thể chia làm các nhóm như sau:

- Theo các đối tượng chính sách tín dụng chung theo vùng, gồm 9 chính sách: cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay nhà ở xã hội, cho vay giải quyết việc làm, cho vay học sinh sinh viên (Quyết định157), cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn (Quyết định 92), cho vay đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi theo Nghị định số 75/2015...

- Theo diện đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, hộ DTTS gồm 8 chính sách: Cho vay theo Nghị định 78, cho vay đi xuất khẩu lao động diện 30a, cho vay hộ cận nghèo (Quyết định 15), cho vay hộ mới thoát nghèo (Quyết định 28), cho vay hỗ trợ làm nhà ở; cho vay hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm (Quyết định 29), cho vay hộ DTTS thiếu đất sản xuất (Quyết định 755); cho vay hộ DTTS (Quyết định 2085)...

- Thực hiện chính sách mới sau đại dịch Covid và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi: Cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất (Quyết định15, 23); cho vay học sinh, sinh viên mua máy vi tính, thiết bị phục vụ học trực tuyến (Quyết định 09); cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập; cho vay vùng DTTS theo Nghị định 28/2022 (được tích hợp một số chính sách tín dụng đã thực hiện trước năm 2022).

Sự ra đời với mô hình tổ chức đặc thù của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) theo Nghị định 78 của Chính phủ để thực hiện tín dụng chính sách xã hội ở nước ta là rất phù hợp. Đây cũng là tổ chức tín dụng duy nhất có mạng lưới điểm giao dịch trên khắp địa bàn cấp xã trên cả nước, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nghèo, trong đó có đồng bào DTTS tiếp cận với tín dụng chính sách của Nhà nước như một nguồn lực để thực hiện an sinh xã hội.

Phát huy vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số

2. Đánh giá việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số

2.1. Những ưu điểm nổi bật

a) Về cơ chế chính sách

Nhìn chung, các chính sách tín dụng ưu đãi dành cho đồng bào DTTS được ban hành với mục tiêu rõ ràng, cơ bản phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Đối tượng cho vay ngoài đối tượng chung là hộ DTTS nghèo còn mở rộng đến đối tượng học sinh, sinh viên DTTS nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình kinh doanh tại vùng khó khăn,...

Mục đích vay cũng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của hộ nghèo nói chung và hộ nghèo DTTS nói riêng, kịp thời hỗ trợ khó khăn cho người dân như: vay làm nhà ở, hỗ trợ sản xuất, vay chuộc đất, xuất khẩu lao động,... Thời gian vay vốn được linh hoạt tùy thuộc vào mục đích, nội dung vay; lãi suất đa dạng được điều chỉnh theo từng thời kỳ tùy theo mục đích, đối tượng vay vốn; thời gian ân hạn ưu đãi, phù hợp đã thúc đẩy nhu cầu vay vốn đầu tư của đồng bào DTTS.

b) Về mô hình quản lý và tổ chức thực hiện

NHCSXH đã bảo đảm việc chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ, phối hợp với các cấp chính quyền và các hội, đoàn thể trong triển khai thực hiện chính sách tín dụng. Công tác hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát hoạt động và hiệu quả vay vốn tín dụng được thực hiện thường xuyên, có sự phối hợp hiệu quả giữa NHCSXH và các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể, đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và cả xã hội tham gia vào thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo.

c) Về tác động, hiệu quả chính sách

Hoạt động của NHCSXH thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước trong tín dụng chính sách và là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế quan trọng, tạo điều kiện kích thích người nghèo sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống. Số liệu báo cáo21 cho thấy đến 30/6/2023, đối với vùng DTTS số và miền núi, tổng doanh số cho vay đạt 87,9 nghìn tỷ đồng, dư nợ đạt 107,97 nghìn tỷ đồng, số khách hàng dư nợ trên 2,8 triệu với 20,6 triệu lượt khách hàng vay vốn. Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các hộ nghèo, cận nghèo DTTS đã tăng rõ rệt, số lượng hộ nghèo DTTS được vay vốn ngày càng nhiều, dòng vốn luân chuyển cho vay ngày càng tăng.

Việc quản lý, sử dụng tiền vay của các hộ hầu hết có hiệu quả, phần lớn sử dụng đúng mục đích, trả nợ đúng hạn. Nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo DTTS đã sửa sang, nâng cấp được nhà ở, làm công trình nước sạch, công trình vệ sinh môi trường, ổn định đời sống, đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, dịch vụ và từng bước thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo DTTS nghèo đã giảm đáng kể trên toàn quốc, riêng các huyện nghèo diện 30a giảm từ 3-4%/năm.

2.2. Một số tồn tại, hạn chế

- Cơ cấu nguồn vốn chưa thực sự hợp lý và đảm bảo tính bền vững, nguồn vốn cho vay ngắn hạn đang chiếm tỷ lệ lớn trong khi mục đích sử dụng vốn của người dân chủ yếu là trung và dài hạn. Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương tại một số tỉnh còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Kế hoạch vốn một số chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP do bộ, ngành xây dựng chưa thực sự phù hợp với nhu cầu thực tế tại địa phương.

- Một số chính sách tín dụng áp dụng chung trên toàn quốc nên chưa phù hợp các loại đối tượng và đặc điểm vùng, miền dẫn đến làm giảm hiệu quả chính sách. Chính sách tín dụng trong chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình DTTS còn trùng lắp về địa bàn, đối tượng nhưng chưa được phân tách một cách phù hợp.

- Cơ chế, chính sách còn thiếu sự gắn kết giữa nhu cầu dài hạn cho phát triển với giải quyết các nhu cầu vay vốn cụ thể, trước mắt; thiếu sự lồng ghép, tích hợp các chính sách ban hành sau với các chính sách đã có, đang phát huy hiệu quả cho cùng nhóm đối tượng... Thiếu sự đồng bộ, kịp thời trong thực hiện chính sách tín dụng kết hợp chính sách hỗ trợ đầu tư của nhà nước như: yêu cầu cần thực hiện cùng thời điểm như hỗ trợ làm nhà ở, phát triển sản xuất,... hay đồng bộ với công tác đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho người dân. Chưa rõ trách nhiệm chủ trì và phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn (khuyến công, nông, lâm, ngư...) trong việc thực hiện dạy nghề, hướng dẫn, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi nghề đối với các hộ vay vốn, nên hiệu quả sử dụng vốn vay còn hạn chế, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

- Chính sách tín dụng hỗ trợ hộ gia đình sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp còn chưa đủ sức hấp dẫn thu hút đầu tư vào khu vực miền núi, dân tộc. Nhất là các mô hình, dự án, hoạt động sản xuất theo chuỗi liên kết sản xuất và thị trường, liên kết giữa doanh nghiệp, người dân và nhà cung cấp tín dụng. Ngay cả Nghị định 28/2022/NĐ- CP về tín dụng cho chương trình DTTS mới được ban hành cũng bộc lộ một số hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi, đổi mới trong cơ chế, chính sách theo tinh thần Nghị quyết 88/2019/QH14 đã đề ra.

- Nguồn lực thực hiện tín dụng ưu đãi cho người nghèo, hộ đồng bào DTTS, các đối tượng xã hội khác còn hạn chế nên mức độ bao phủ chưa toàn diện, chưa đáp ứng được nhu cầu, tiếp sức cho các hộ muốn thoát nghèo đẩy mạnh phát triển sản xuất, tránh tái nghèo.

3. Một số giải pháp, khuyến nghị nhằm phát huy vai trò, hiệu quả tín dụng chính sách dối với đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thực hiện an sinh xã hội theo nghị quyết của Đảng

Trong quá trình chuyển đổi phát triển kinh tế hiện nay, tín dụng chính sách xã hội ngày càng có vị trí quan trọng với vai trò là công cụ thúc đẩy, nhất là đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi. Điều này thể hiện rõ trong Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014.

Nghị quyết 88/2019/QH14 phê duyệt đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã chỉ rõ yêu cầu nhiệm vụ đối với chính sách tín dụng “ Đổi mới và mở rộng chính sách tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội theo hướng tăng định mức, mở rộng đối tượng được vay đến các dự án sản xuất, kinh doanh tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số”. Đây là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện định hướng chính sách dân tộc trong giai đoạn mới “ giảm cho không, tăng cho vay và cho vay có điều kiện” trong hoạt động tín dụng chính sách vùng đồng bào dân tộc”.

3.1. Một số giải pháp

- Cần nghiên cứu xây dựng đề án về lồng ghép việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách an sinh xã hội khác, bảo đảm cả tính trước mắt và lâu dài, tính kế hoạch, chủ động, khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải, thiếu sự kết nối như hiện nay.

- Rà soát, xác định lại các đối tượng, địa bàn rõ ràng, thống nhất để làm cơ sở xây dựng, điều chỉnh các chính sách tín dụng, bảo đảm tính phù hợp các nội dung chính sách, phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội và đặc tính, tâm lý dân tộc vùng, miền (ít nhất cho ba vùng: Miền núi phía Bắc và các tỉnh Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ). Đặc biệt, trong công tác rà soát, đánh giá nhu cầu đối tượng bảo đảm tính chính xác nhất định làm cơ sở xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách.

- Cơ cấu lại hệ thống chính sách tín dụng theo hướng tích hợp, tăng định mức chính sách và bảo đảm phù hợp vùng, miền; tăng cường chính sách hỗ trợ tín dụng đối với các hoạt động sản xuất theo chuỗi, liên kết hợp tác nhằm thay đổi phương thức sản xuất. Trong đó, chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế hợp tác, các hộ làm kinh tế khá, giỏi làm nòng cốt với quan điểm lấy người khá để hỗ trợ người nghèo, thay đổi quan điểm chỉ có tín dụng hộ nghèo.

- Trong công tác điều hành và quản lý, chỉ đạo lồng ghép các chính sách trên cùng một địa bàn, giải ngân kịp thời nhất là giữa vốn nhà nước cấp với vốn vay hoặc giữa vốn vay với vốn hỗ trợ của các chương trình, dự án khác (nhất là tín dụng cho các hoạt động sản xuất), bảo đảm tính đồng bộ tạo thuận lợi cho người dân thực hiện. Tăng cường phối hợp giữa các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ của các tổ chức, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức hội, đoàn thể với hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH để việc sử dụng vốn của người vay hiệu quả, thoát nghèo bền vững.

- Tăng cường trách nhiệm quản lý và phối hợp giữa NHCSXH với Ban Dân tộc, các sở, ngành chuyên môn, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể xã hội trong công tác vận động tuyên truyền, tổ chức thực hiện chính sách tín dụng trên địa bàn; quan tâm chỉ đạo làm tốt công tác thống kê, rà soát, cập nhật các tiêu chí và bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trong thực hiện chính sách.

3.2. Một số khuyến nghị, đề xuất

- Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06 -KL/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 1630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Quyết định số 05/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030.

- Chính phủ có kế hoạch tăng nguồn vốn cho vay qua NHCSXH. Trước mắt bố trí đủ 19.700 tỷ đồng để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS. Bố trí cấp bổ sung vốn Điều lệ hàng năm cho NHCSXH. Bố trí cấp bổ sung vốn thực hiện các chương trình do ngân sách nhà nước cấp nhằm đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng theo mục tiêu đề ra của chương trình.

- Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo từng năm để đáp ứng nhu cầu giải ngân cho hộ đồng bào nghèo cả giai đoạn của chính sách; phân bổ nguồn vốn hỗ trợ và nguồn vốn cho vay đồng bộ để các địa phương chủ động thực hiện; tạo điều kiện cho NHCSXH được tiếp nhận nguồn vốn ODA để tạo lập nguồn vốn ổn định lâu dài, lãi suất thấp để tăng nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo xây dựng hoàn thiện cơ chế tín dụng của NHCSXH theo hướng ổn định và bền vững; giảm tối đa các chính sách hỗ trợ để bảo đảm chi phí và gắn trách nhiệm quản lý, thực hiện nghĩa vụ vay, hoàn trả nợ; hoàn thiện chính sách cho vay, thời điểm vay, định mức và lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, đặc biệt hộ nghèo, hộ cận nghèo DTTS, vùng miền núi, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề tín dụng chính sách cũng như vai trò, chức năng của NHCSXH, cần phải khẳng định, qui định rõ ràng hơn địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế quản lý của NHCSXH trong Luật Các tổ chức tín dụng sẽ trình ra Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 tới đây. Đây cũng là quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhiều đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, cho ý kiến lần đầu về dự thảo luật. Đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, NHCSXH tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý, hoàn thiện.

Tín dụng chính sách xã hội có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, nhất là trong giai đoạn chuyển đổi hiện nay, đặc biệt đối với đồng bào DTTS và vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sự thành công, sự bền vững của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo góp phần vào việc bảo đảm an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết của Đảng.

TS. Nguyễn Lâm Thành - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Chính sách xã hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quý cuối của năm, cuộc đua tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay cấn

Quý cuối của năm, cuộc đua tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay cấn

Cuộc đua thu hút tiền gửi không kỳ hạn (CASA) giữa các ngân hàng đang ngày càng 'nóng' hơn trong quý cuối cùng của năm 2024.
BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn; đóng góp tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn; đóng góp tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

BIDV vừa công bố Báo cáo tài chính quý III, theo đó, hoạt động kinh doanh tiếp tục được duy trì ổn định, an toàn, hiệu quả, cơ bản bám sát kế hoạch năm 2024.
Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: Giải pháp ngân hàng số

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: Giải pháp ngân hàng số 'vượt trội' Techcombank Mobile

Tại Hội thảo và triển lãm Smart Banking 2024, Techcombank khẳng định vị thế dẫn đầu với những giải pháp số hóa đột phá trên nền tảng Techcombank Mobile.
Thẻ trả góp Muadee tung ‘Deal khủng’ cho người dùng Grab, Be, Ví VNPAY

Thẻ trả góp Muadee tung ‘Deal khủng’ cho người dùng Grab, Be, Ví VNPAY

Thả ga mua sắm mùa cuối năm với loạt siêu ưu đãi từ Thẻ trả góp Muadee by HDBank, trả góp từ 3 đến 4 tháng, 0 đồng trả trước và không lãi suất.
SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

Sau 9 tháng, lợi nhuận trước thuế lũy kế của Ngân hàngv SHB đạt 9.048 tỷ đồng, thực hiện 80% kế hoạch năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì từ tiến độ giải ngân các gói tín dụng ưu đãi?

Thấy gì từ tiến độ giải ngân các gói tín dụng ưu đãi?

Ngân hàng Nhà nước thông tin, hàng trăm ngàn tỷ đồng vốn vay ưu đãi lãi suất đã được giải ngân theo nhu cầu và kiến nghị cấp bách của người dân, doanh nghiệp.
Đẩy mạnh kinh doanh số, HDBank báo lãi vượt 12.650 tỷ, tăng 46,6%

Đẩy mạnh kinh doanh số, HDBank báo lãi vượt 12.650 tỷ, tăng 46,6%

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng với lợi nhuận trước thuế đạt tới 12.655 tỷ đồng, tăng 46,6% so với cùng kỳ
Tập trung cho vay sản xuất và xuất khẩu, tín dụng 9 tháng MSB tăng 15,1%

Tập trung cho vay sản xuất và xuất khẩu, tín dụng 9 tháng MSB tăng 15,1%

Kết quả kinh doanh quý 3 của hệ thống ngân hàng ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, các ngân hàng đều có kết quả tăng trưởng tín dụng vượt trội, nợ xấu giảm.
BIDV nhận giải thưởng

BIDV nhận giải thưởng 'Ngân hàng Giám sát tiêu biểu'

Giải thưởng là sự khẳng định vị thế dẫn đầu của BIDV trong việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao và đảm bảo an toàn cho khách hàng.
9 tháng, nhiều chỉ tiêu quan trọng của Nam A Bank đã

9 tháng, nhiều chỉ tiêu quan trọng của Nam A Bank đã 'cán đích'

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank - mã NAB) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024 với nhiều chỉ tiêu quan trọng đã “cán đích” kế hoạch năm.
Gần 200 chuyên gia bảo mật ngân hàng ‘thực chiến’ chống lại tấn công mạng

Gần 200 chuyên gia bảo mật ngân hàng ‘thực chiến’ chống lại tấn công mạng

Gần 200 chuyên gia bảo mật đến từ 46 tổ chức tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm đã tham gia diễn tập thực chiến phòng thủ tấn công mạng.
Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền, số vụ lừa đảo giảm gần 70%

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền, số vụ lừa đảo giảm gần 70%

Kể từ tháng 7 phải xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền, số lượng vụ lừa đảo được người dân phản ánh chỉ còn 7.000 so với 21.000 phản ánh những tháng đầu năm.
Kết thúc 9 tháng năm 2024, MB tăng trưởng tín dụng 13,5% - gấp 1,8 bình quân ngành

Kết thúc 9 tháng năm 2024, MB tăng trưởng tín dụng 13,5% - gấp 1,8 bình quân ngành

NNgân hàng TMCP Quân đội (HOSE: MBB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024 với nhiều chỉ tiêu kinh doanh khả quan.
Các ngân hàng sẽ đầu tư 85 tỷ USD cho AI tạo sinh?

Các ngân hàng sẽ đầu tư 85 tỷ USD cho AI tạo sinh?

Các ngân hàng dự kiến sẽ đầu tư tới 85 tỷ USD vào năm 2030 cho AI tạo sinh (GenAI), tăng mạnh so với mức 6 tỷ USD năm 2024, đánh dấu mức đầu tư tăng hơn 1.400%.
Nhiều ngân hàng và tổ chức trung gian thanh toán tiếp tục đẩy mạnh thanh toán xuyên biên giới

Nhiều ngân hàng và tổ chức trung gian thanh toán tiếp tục đẩy mạnh thanh toán xuyên biên giới

Thanh toán xuyên biên giới là xu hướng của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, được các ngân hàng và tổ chức trung gian thanh toán đẩy mạnh triển khai.
Ưu đãi lãi suất cho vay, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam tiếp sức doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Ưu đãi lãi suất cho vay, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam tiếp sức doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) triển khai chương trình “Tiếp sức vốn vay-Lãi suất trao tay”, tổng hạn mức lên đến 3.000 tỷ đồng, lãi suất vay từ 5,0%/năm.
‘Xe bún bò ước mơ’ của mẹ

‘Xe bún bò ước mơ’ của mẹ

Một xe bún bò với đầy đủ vật dụng cần thiết và 1 số vốn nhỏ là điều ý nghĩa mà Chương trình Ước mơ xanh do F88 dành cho chị Mỹ Đào hỗ trợ chị vượt qua khó khăn
Ngân hàng Hong Leong: Cam kết đóng góp vào sự thịnh vượng kinh tế Việt Nam

Ngân hàng Hong Leong: Cam kết đóng góp vào sự thịnh vượng kinh tế Việt Nam

Ngân hàng Hong Leong Việt Nam vừa tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ và thành công tại Việt Nam.
Tiền gửi của dân cư tăng kỷ lục, quyền lợi của người gửi tiền luôn được ưu tiên đảm bảo

Tiền gửi của dân cư tăng kỷ lục, quyền lợi của người gửi tiền luôn được ưu tiên đảm bảo

Kênh đầu tư thụ động được người dân đánh giá còn rủi ro, họ tìm đến kênh gửi tiết kiệm vì quyền lợi của họ luôn được bảo đảm bởi chính sách bảo hiểm tiền gửi.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên

Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên

Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội công bố danh sách các cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ theo Luật các Tổ chức tín dụng và trên cơ sở thông tin do cổ đông cung cấp.
Chính phủ đề xuất bổ sung vốn nhà nước cho VCB 20.695 tỷ đồng

Chính phủ đề xuất bổ sung vốn nhà nước cho VCB 20.695 tỷ đồng

Chiều 23/10, tại Kỳ họp thứ 8, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã trình chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại VCB với số tiền 20.695 tỷ đồng.
Tín dụng tăng 12%, VIB lãi 6.600 tỷ đồng trong 9 tháng

Tín dụng tăng 12%, VIB lãi 6.600 tỷ đồng trong 9 tháng

Ngân hàng Quốc tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng với tăng trưởng tín dụng và huy động vượt trội so với ngành cùng chất lượng tài sản cải thiện.
Techcombank lãi trước thuế 22,8 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng năm 2024, số dư CASA lập kỷ lục mới

Techcombank lãi trước thuế 22,8 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng năm 2024, số dư CASA lập kỷ lục mới

Lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 22,8 nghìn tỷ đồng, tổng thu nhập hoạt động đạt 37,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng tăng 33,5% và 28,9% so cùng kỳ.
Giá vàng tiến sát mốc 90 triệu đồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Giá vàng tiến sát mốc 90 triệu đồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Theo Ngân hàng Nhà nước, giá vàng trong nước hiện cao hơn giá vàng thế giới khoảng 5 - 7% và đã được kiểm soát với biên độ phù hợp.
Vì sao DongA Bank vẫn chưa thể chuyển giao bắt buộc?

Vì sao DongA Bank vẫn chưa thể chuyển giao bắt buộc?

Cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính để xử lý tổ chức tín dụng yếu kém và xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc với DongA Bank còn nhiều bất cập, vướng mắc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động