Ngành công nghiệp điện tử: Tăng trưởng trong khó khăn Công nghiệp điện tử: Lĩnh vực sản xuất then chốt của Việt Nam |
Ngành công nghiệp điện tử tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên cần tháo gỡ khó khăn về vốn, công nghệ để ngành bứt phá, nắm bắt cơ hội từ các FTA. Đây là chia sẻ của bà Đỗ Thị Thúy Hương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) với phóng viên Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca. Đây là chia sẻ của bà Đỗ Thị Thúy Hương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) với phóng viên Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca.
Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam |
Thị trường nguyên, nhiên, vật liệu và logistics thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn; dịch Covid-19 mặc dù đã được kìm chế nhưng vẫn diễn biến phức tạp. Theo bà, những yếu tố này tác động thế nào đến ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam?
Như chúng ta thấy, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam cho đến nay đã ghi tên vào bản đồ của nền công nghiệp thế giới, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu điện tử lớn trên toàn cầu trong vòng 15 năm trở lại đây. Và đây là ngành luôn có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu của cả nước trong lĩnh vực chế biến, chế tạo.
Trong năm 2020-2021, dịch Covid-19 bùng phát đã gây ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế, nhưng riêng năm 2021 công nghiệp điện tử vẫn tăng trưởng khá ấn tượng khi xuất siêu đạt 11 tỷ USD. 4 tháng năm 2022, công nghiệp điện tử xuất khẩu 39,4 tỷ USD và xuất siêu 3,12 tỷ USD.
Kết quả này cho thấy, dấu hiệu khá tích cực trong việc điều hành của Chính phủ cũng như thể hiện vai trò đóng góp rất lớn của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam với giá trị tuyệt đối trong xuất khẩu, đặc biệt là vừa có sự đóng góp quan trọng trong việc cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam cũng như tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế.
Ảnh minh họa |
Tuy vậy, theo ghi nhận của chúng tôi, ngành công nghiệp điện tử hiện tại đang gặp khó khăn vì thiếu hụt nguyên liệu sản xuất, do nguồn cung linh kiện máy tính, điện thoại từ Trung Quốc bị gián đoạn và nguồn cung nguyên liệu thô để sản xuất linh kiện điện tử của thế giới bị ảnh hưởng bởi chiến sự Ukraine. Điều này dự báo sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng của ngành trong thời gian tới. Báo cáo sản lượng điện thoại trên toàn cầu quý I/2022 cũng đã cho thấy sụt giảm 18% và doanh nghiệp Việt Nam cũng nằm trong khó khăn đó.
Vậy, việc Việt Nam đã ký kết tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) có thể mang lại lợi ích và cơ hội gì mang tính “trợ lực” cho công nghiệp điện tử không, thưa bà?
Doanh nghiệp điện tử ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ cũng như Bộ Công Thương trong việc đàm phán và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế thế giới thời gian qua, nhất là việc tham gia các FTA như EVFTA, CPTPP có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngành công nghiệp điện tử Thực tế, các FTA đã mang lại những xung lục mới cho ngành như: Vốn FDI và công nghệ cao tăng lên, hay việc có thêm các đối tác, bạn hàng quốc tế giá trị, chất lượng hơn.
Bên cạnh những lợi ích từ FTA, doanh nghiệp ngành điện tử sẽ không tránh khỏi các thách thức mới do yêu cầu, đòi hỏi rất cao của các đối tác. Vì vậy, thời gian tới, chúng tôi mong muốn các cơ quan quản lý, Bộ, ngành trong đó có Bộ Công Thương, các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài, bên cạnh giới thiệu khách hàng, thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp, cần có những tư vấn cụ thể cho doanh nghiệp về tình trạng gian lận xuất xứ, cũng như đảm bảo về hàng rào kỹ thuật theo cam kết quốc tế mà ít tổn hại nhất đến doanh nghiệp trong nước.
Tỷ lệ nội địa hóa vốn được coi là “điểm nghẽn” của ngành công nghiệp điện tử. Vậy cần làm gì để tháo gỡ vấn đề này, tận dụng tốt hơn nữa cơ hội trong dòng chảy hội nhập, thưa bà?
Mặc dù có lợi thế là ngành có lực lượng lao động trẻ, dồi dào, đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn của các nhà cung cấp đầu chuỗi, song phải thừa nhận rằng, giá trị gia tăng nội địa của ngành công nghiệp điện tử vẫn còn rất thấp, bởi hai điểm yếu về vốn, công nghệ do doanh nghiệp của chúng ta chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trước thực trạng đó, để gia tăng giá trị nội địa thì hai điểm nghẽn về vốn và công nghệ phải được giải quyết.
Để tháo điểm nghẽn về vốn, công nghệ, tôi cho rằng, nếu để các doanh nghiệp tự thân rất khó mà cần phải có sự trợ giúp từ Nhà nước, chiến lược marketing mang tính quốc tế của Chính phủ. Nghĩa là Chính phủ cần có những quy định mềm hơn đối với các doanh nghiệp đầu chuỗi, công nghệ lõi vào Việt Nam và có hướng dẫn đào tạo, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, cần có các chương trình của Chính phủ để gia tăng tỷ lệ nội địa như chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, cũng như bố trí, hỗ trợ nguồn vốn kịp thời cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Thời gian qua, chúng tôi thấy khá nhiều doanh nghiệp đầu chuỗi có cam kết với Chính phủ bồi dưỡng cho các doanh nghiệp địa phương để trở thành nhà cung ứng cho họ và một số chương trình khá thành công như chương trình tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, quản trị, tối ưu hóa quy trình sản xuất của Samsung. Nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản cũng đã có những chương trình hỗ trợ tích cực đối với doanh nghiệp trong nước, như hỗ trợ mềm về quản trị, cho phép doanh nghiệp trả chậm về đơn hàng… Tới đây, thiết nghĩ ngành công nghiệp điện tử rất cần thêm những chương trình hỗ trợ tương tự từ các doanh nghiệp đầu chuỗi như vậy.
Xin cảm ơn bà!