Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 27/11/2024 04:23

Phát triển cụm công nghiệp: Thống nhất từ quy hoạch đến hạ tầng

Theo Bộ Công Thương, công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp (CCN) đã thống nhất từ quy hoạch, thành lập, mở rộng đến đầu tư xây dựng hạ tầng.

Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2020 của Bộ Công Thương, quy hoạch phát triển cụm CCN đến năm 2020 của cả nước có 1.655 CCN, với tổng diện tích 56.055 ha. Trong đó, có 905 CCN, tổng diện tích 30.747,7 ha đã thành lập; 895 CCN, tổng diện tích 30.768 ha đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết; 564 CCN, tổng diện tích 19.289 ha đã phê duyệt đầu tư hạ tầng kỹ thuật; 696 CCN, tổng diện tích 21.686 ha đi vào hoạt động, thu hút khoảng 12.000 dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, tỷ lệ lấp đầy bình quân 65%, tạo việc làm cho gần 600.000 lao động; 123 CCN có công trình xử lý nước thải đi vào hoạt động.

Hướng tới hình thành cụm công nghiệp đồng bộ, hiện đại

Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế, chính sách quản lý CCN đã cơ bản được hoàn thiện, có thể kể đến: Nghị định số 68/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, phát triển CCN; Nghị định số 66/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 68/2017/NĐ-CP; Thông tư số 15/2017/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định, hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP; các VBQPPL về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường...

Từ những chính sách đó, các địa phương đã ban hành và tổ chức thực hiện: Quy hoạch, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển, thành lập, mở rộng, đầu tư xây dựng hạ tầng, thu hút đầu tư vào các CCN theo quy định của pháp luật; 58/63 địa phương đã ban hành và thực hiện Quy chế phối hợp quản lý CCN trên địa bàn; 12/63 địa phương đã ban hành Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng CCN do ngân sách địa phương đảm bảo. Công tác quản lý, phát triển CCN thống nhất từ quy hoạch, thành lập, mở rộng đến đầu tư xây dựng hạ tầng, sản xuất trong CCN. Nhìn chung các địa phương tổ chức thực hiện quản lý CCN một cách nề nếp theo quy định của pháp luật. Bộ Công Thương cũng thường xuyên trả lời kiến nghị, hướng dẫn các địa phương về Quy chế phối hợp quản lý, chính sách ưu đãi, hỗ trợ, lựa chọn chủ đầu tư và các vấn đề khác trong quản lý, phát triển CCN.

Tuy nhiên, theo đánh giá, tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng tại các CCN thời gian qua còn chậm. Nguyên nhân chủ yếu, do khó khăn về nguồn vốn, thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng do đa số CCN cần nhiều thời gian để giải quyết. Thêm vào đó, một số lúng túng trong quy định chấm điểm lựa chọn nhà đầu tư… Ngoài ra, việc chấp hành một số nội dung, quy định ở một vài địa phương chưa nghiêm túc, như: Các CCN được thành lập, mở rộng theo Nghị định 68 nhưng dự án xây dựng hạ tầng CCN vẫn phải thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư. Thậm chí, nhiều địa phương chưa thực hiện tốt nguyên tắc Sở Công Thương là cơ quan đầu mối tiếp nhận, thẩm định, đề nghị UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án vào CCN và thủ tục hành chính khác liên quan…

Trong năm 2021, Bộ Công Thương sẽ xây dựng, hoàn thiện Báo cáo đề xuất đầu tư và các văn bản quản lý về Chương trình hạ tầng CCN giai đoạn 2021 - 2025 từ ngân sách Trung ương trình cấp có thẩm quyền ban hành. Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý thực hiện các đề án khuyến công quốc gia hỗ trợ CCN năm 2021; hướng dẫn, tổng hợp, thẩm định và xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2022; đồng thời, tổ chức thực hiện hoạt động phát triển CCN; tập huấn, phổ biến cơ chế, chính sách, pháp luật về đầu tư, phát triển CCN...

Thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường bố trí ngân sách cho các hoạt động phát triển CCN, đặc biệt hoạt động xúc tiến, thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư tiềm năng.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Cụm công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam

Vinh danh 90 tác phẩm đạt giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024