Công nghiệp văn hóa dần trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng Văn hóa là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, động lực phát triển đất nước |
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam, văn hóa và ngành công nghiệp văn hóa chính là những yếu tố không thể thiếu, đồng thời cũng là những nguồn lực quan trọng góp phần định hình hình ảnh và bản sắc văn hoá Việt Nam trên trường quốc tế.
Nhân dịp năm mới Giáp Thìn 2024, PGS. TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội có cuộc trao đổi về vấn đề này với Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca.
Các ngành công nghiệp văn hoá ngày càng đóng vai trò quan trọng. Ảnh: TTXVN |
Đầu năm mới 2024, xin ông chia sẻ vai trò và ý nghĩa của văn hoá cũng như ngành công nghiệp văn hoá trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước?
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng định hướng nhận thức, giá trị và tư tưởng của nhân dân, tạo ra sức mạnh mềm, làm nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển bền vững của đất nước.
Văn hóa còn giúp đoàn kết cộng đồng, tạo ra lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết, từ đó góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh; là cầu nối giao lưu văn hóa quốc tế, góp phần tạo ra môi trường thuận lợi cho hợp tác quốc tế và làm nền tảng để xây dựng hình ảnh đất nước trên trường quốc tế.
Với ngành công nghiệp văn hoá, bao gồm các lĩnh vực như nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, thời trang, phần mềm và trò chơi giải trí, phát thanh và truyền hình, du lịch văn hóa... đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn tài nguyên mới và việc làm, góp phần tạo ra sản phẩm văn hóa có giá trị thương mại, giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra cơ hội nghề nghiệp trong ngành văn hóa và các ngành nghề có liên quan trong xã hội.
PGS. TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội |
Từ lợi thế, tiềm năng sẵn có, ông đánh giá như thế nào về thực trạng phát triển của ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam thời gian qua?
Đầu tiên là nhận thức của chúng ta về các ngành công nghiệp văn hóa đã đúng đắn và đầy đủ hơn. Giờ đây, công nghiệp văn hóa không phải là một khái niệm xa lạ, mà đã trở thành khát vọng, mong muốn của nhiều địa phương và của cả đất nước. Ngay ở ở diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu cũng bày tỏ ý kiến mong muốn có những chính sách, giải pháp đột phá cho phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
Thời gian qua, không khí sáng tạo khởi nghiệp lan tỏa mọi không gian, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... Hà Nội (2021) rồi Hội An, Đà Lạt (2023) đã lần lượt tham gia vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, trở thành những ngọn hải đăng về sáng tạo trong khu vực Đông Nam Á.
Các lễ hội, tuần lễ sáng tạo, thiết kế - sáng tạo, không gian sáng tạo được tổ chức ở rất nhiều nơi. Gần đây nhất, tuần lễ thiết kế - sáng tạo Hà Nội 2023 với khoảng 60 hoạt động hấp dẫn, trong đó có những hoạt động mới lạ, làm sống dậy di sản công nghiệp ở Nhà máy xe lửa Gia Lâm hay Tháp nước Hàng Đậu, thu hút hơn 200 ngàn người tham gia, thực sự gây ấn tượng mạnh trong cộng đồng sáng tạo không chỉ ở Hà Nội, Việt Nam mà cả ở cả khu vực và trên thế giới.
Có lẽ, chưa bao giờ chúng ta lại thấy tinh thần sáng tạo ấy mạnh mẽ và truyền cảm hứng đến như vậy. Đặc biệt hơn nữa là không khí và tinh thần ấy xuất phát từ chính cộng đồng, cá nhân nghệ sĩ và người dân. Như thế, một lần nữa, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa thực sự đáp ứng nhu cầu, nguyên vọng của nhân dân và thực tiễn của cuộc sống.
Tuy nhiên, không phải tất cả đều đã tạo thuận lợi cho sự phát triển của các ngành công nghiệp này. Nhiều hội nghị, hội thảo, đặc biệt là hội thảo về thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa, đã chỉ rõ những điểm nghẽn cho phát triển văn hóa nói chung, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa nói riêng.
Đó là những chính sách, luật pháp trực tiếp liên quan đến văn hóa, nghệ thuật cần chuyển đổi sang công nghiệp văn hóa (như Luật Điển ảnh (sửa đổi) đã thực hiện), hay luật về tài trợ, hiến tặng, cũng như các văn bản liên quan gián tiếp nhưng vô cùng quan trọng như về thuế, đất đai, đối tác công – tư, quản lý, sử dụng tài sản công,... để Việt Nam có thể thăng hoa tài năng sáng tạo của đất nước, khai thác tốt tiềm năng văn hóa của dân tộc, kết hợp hài hòa với công nghệ và kỹ năng kinh doanh để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ văn hóa mang thương hiệu Việt Nam nhưng tỏa sáng toàn cầu, đem lại lợi thế cho đất nước ta trong quá trình phát triển bền vững.
Qua sự kiện Blackpink biểu diễn tại Hà Nội vừa qua, theo ông đầu là bài học, kinh nghiệp để ngành công nghiệp văn hoá, giải trí của Việt Nam phát triển?
Chúng ta đã tận mắt chứng kiến sức hút của BlackPink tại Việt Nam lớn đến mức thế nào. Khách sạn cháy phòng, máy bay cháy vé, sân vận động bùng nổ, cả các trang mạng xã hội cũng nhuộm màu hồng của nhóm nhạc này. Thành phố Hà Nội cũng được hưởng lợi rất nhiều từ sự kiện âm nhạc quốc tế của BlackPink, cả ở khía cạnh kinh tế lẫn thương hiệu.
Sau sự kiện này, chúng ta có rất nhiều bài học sau khi tổ chức một sự kiện quốc tế đặc biệt này. Những bài học này giúp chúng ta hội nhập nhanh với với ngành công nghiệp giải trí trên thế giới, tạo nên sức mạnh mềm của đất nước và lan tỏa sức mạnh ấy sang các lĩnh vực kinh tế, xã hội khác.
Theo đó, việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư lâu dài, nhiều yếu tố đồng thuận và xây dựng một cơ sở hạ tầng văn hóa vững chắc. Mặc dù Việt Nam đã có chủ trương và chiến lược cho việc phát triển công nghiệp văn hóa từ năm 2016, nhưng vẫn còn một số rào cản và thách thức cần vượt qua để thực sự đạt được thành quả như Hàn Quốc hay các quốc gia có sự đầu tư thành công trong lĩnh vực này.
Đó là nhận thức chưa đúng đắn và đầy đủ trong xã hội, nhất là ở một bộ phận đội ngũ cán bộ lãnh đạo về vị trí, vai trò và ý nghĩa của các ngành công nghiệp văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điều này khiến cho việc ưu tiên về cơ chế, chính sách, đầu tư nguồn lực cho phát triển các ngành công nghiệp văn hóa còn gặp nhiều khó khăn.
“Văn hoá còn là dân tộc còn”, trong bối cảnh hiện nay để ngành công nghiệp văn hoá trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế, chúng ta cần tập trung các giải pháp đồng bộ, cụ thể như thế nào, theo ông?
Để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, chúng ta cần có nhiều giải pháp. Đầu tiên là tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là các cơ quan quản lý Nhà nước đối với vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa trong phát triển bền vững đất nước.
Các ngành công nghiệp văn hóa là lĩnh vực tạo ra sự đột phá trong tư duy về quản lý văn hóa, khai thác tiềm năng kinh tế của văn hóa, hình thành nên sức mạnh mềm của dân tộc, tạo lợi thế cho quá trình hội nhập quốc tế. Khi có nhận thức đúng, các bộ, ngành và địa phương sẽ có những hành động cụ thể, phù hợp để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
Tiếp theo, chúng ta cần có hệ thống chính sách pháp luật phù hợp, tạo hành lang pháp lý và môi trường hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, đó có thể là luật về hiến tặng và tài trợ để huy động nguồn lực xã hội cho văn hóa nghệ thuật, các cơ chế về đất, thuế, đối tác công tư và quản lý, sử dụng tài sản công... cho các tổ chức văn hóa nghệ thuật.
Ngoài ra, điều quan trọng để tạo ra các chính sách thu hút nguồn lực chính là việc chúng ta cần phải coi đầu tư vào văn hoá là đầu tư phát triển, không phải là lĩnh vực tiêu tiền, thậm chí đem lại nhiều tiền cho đất nước. Chỉ từ nhận thức như vậy, chúng ta mới hình thành các chính sách thu hút nguồn lực phù hợp.
Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng giáo dục sáng tạo ở các cấp học, tạo ra mạng lưới liên kết giữa các tổ chức văn hóa nghệ thuật, không gian sáng tạo, tổ chức các sự kiện tầm cỡ khu vực và quốc tế cho các ngành công nghiệp văn hoá chủ chốt như: Điện ảnh (liên hoan phim quốc tế Hà Nội), âm nhạc (lễ hội âm nhạc Gió mùa Monsoon), thời trang (tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam), ẩm thực (tuần lễ ẩm thực quốc tế Hà Nội) để tạo điều kiện quảng bá, xây dựng thương hiệu cho các ngành công nghiệp văn hoá là những giải pháp phù hợp hiện nay.
Trân trọng cảm ơn ông!